vào sản xuất và đời sống của nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nước, phong trào cơ khí hoá nông nghiệp đã đóng góp một phần quan trọng trong việc cải thiện điều kiện làm việc, giải phóng sức lao động. Làm đất là khâu có tỷ lệ cơ giới hoá cao nhất, giải phóng được nhiều sức lao động nhất cho nông dân. Tích tụ ruộng đất, phong trào “dồn ô đổi thửa” chính là điều kiện để phong trào cơ khí hoá nông nghiệp được thực hiện nhanh và hiệu quả. Từ chỗ trung bình mỗi hộ sở hữu từ 5 -7 thửa ruộng thì đến nay trung bình chỉ còn 3- 4 mảnh trên hộ. Ước tính đến nay khoảng 90% khâu làm đất đã được cơ giới hoá, 60% hoạt động sản xuất nông nghiệp đã được ứng dụng công nghệ từ làm đất gieo trồng cho đến thu hoạch. Đến nay toàn huyện có khoảng 540 máy cày, máy bừa, 120 máy gặt đập liên hoàn, 90% khâu vận chuyển được sử dụng bằng máy móc, hầu hết các thôn, làng đều được trang bị máy gieo. Quá trình cơ khí hoá nông
71
nghiệp đã làm giảm thiểu sức lao động của người nông dân, ra tăng giá trị sản xuất, hiệu quả công việc và làm tăng cao thu nhập cho người nông dân.
Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp cũng được các cấp, các ngành triển khai mạnh mẽ. Trong những năm qua, công tác khuyến nông được đầu tư mạnh cả về kinh phí và con người, hàng năm tổ chức tập huấn cho hàng vạn nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật, cây con giống mới vào sản xuất. Nhiều giống cây có giá trị kinh tế, năng xuất, chất lượng cao được đưa vào gieo trồng như nhãn lồng hưng yên, bưởi diễn, cam canh, cá rô phi đơn tính, lợn hướng nạc… đã đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng lên, trung bình tăng trên 4%/năm, giá trị sản xuất canh tác tăng từ 26 triệu/ ha năm 2000 lên 70 triệu/ha năm 2010.