Những giải pháp cơ bản thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 97)

kinh tế nông thôn theo hƣớng phát triển bền vững ở Phúc Thọ.

3.2.3.1. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trên cơ sở thế mạnh của địa phương để đề ra kế hoạch chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế.

Quán triệt đường lối đổi mới và các Nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương để tạo được bước đột phá trên một số lĩnh vực. Không tạo được bước đột phá thì Phúc Thọ không theo kịp các quận và huyện thị trong khu vực. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ đã xác định rõ khó khăn, thời cơ và thuận lợi, vận dụng và thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, tập hợp trí tuệ của toàn Đảng bộ và nhân dân để phát triển kinh tế, xã hội. Chủ động, kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn trên từng ngành cụ thể để đẩy nhanh chuyển dịch CCKT của huyện, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong CCKT.

90

Xác định mục tiêu phát triển vừa mang tính tiên tiến, khoa học, vừa phù hợp với điều kiện của từng xã, thị trấn và xu thế phát triển chung của thành phố. Tập trung chỉ đạo các ngành, các địa phương phát huy nội lực khai thác tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và lưu thông hàng hoá. Bổ xung quy hoạch và hoàn thành quy hoạch chi tiết 3 cụm công nghiệp làng nghề tập trung; triển khai thực hiện các cụm điểm công nghiệp 135 ha đã được thành phố phê duyệt (Thị trấn Phúc Thọ; Sen Chiểu; Phụng Thượng; Liên Hiệp và Tam Hiệp). Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên ngoài nhằm phát triển công nghiệp. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, thành phố, các sở, ngành và sự đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn, tạo cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội.

Nhận thức đầy đủ đường lối đổi mới, phát triển kinh tế của Đảng, xác định rõ lợi thế của huyện, Đảng bộ Phúc Thọ đã xác định đúng mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế là vừa phát triển nhanh công nghiệp, vừa đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá sử dụng kỹ thuật cao, có năng suất, chất lượng cao gắn với mục tiêu phát triển đô thị sinh thái, môi trường bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Sớm hình thành các vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh quy mô hợp lý, gắn với công nghiệp chế biến; đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ gia súc tập trung theo quy hoạch tại xã Trạch Mỹ Lộc. Mở rộng diện tích rau an toàn, rau có giá trị kinh tế cao; tăng diện tích trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả. Tập trung đầu tư, hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp và chế biến, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân. Tiếp tục đầu tư, xã hội hóa xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nhiều

91

thành phần, tăng nhanh sản phẩm xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xã hội.

Với những chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương, xu thế phát triển chung của đất nước, hợp lòng dân nên đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân cùng với chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án nhanh chóng được thực hiện; mạnh dạn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiến tiến, đẩy mạnh việc thí điểm rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình sản xuất theo phương thức tiến tiến, cho hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển đặc biệt là các mô hình chăn nuôi công nghiệp, sản xuất rau sạch, an toàn; sản xuất hoa, cây cảnh; duy trì và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Tạo sự thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ và toàn dân, đoàn kết xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng với những chủ trương chính sách của nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, sự thống nhất nhận thức và nhất quán hành động của toàn thể Đảng bộ và nhân dân trong huyện trong quá trình CNH, HĐH và chuyển dịch CCKT theo hướng phát triển bền vững là vô cùng quan trọng. Và với chính sách thỏa đáng, hợp lý, tạo sự đồng thuận sẽ góp phần đẩy nhanh tiến trình thực hiện các kế hoạch phát triển, tiến độ đền bù, giải tỏa để nhanh chóng triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và kêu gọi đầu tư. Kinh nghiệm cho thấy, trong quá trình xây dựng các cụm điểm công nghiệp, ở nơi nào chính quyền địa phương giải quyết thỏa đáng lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội và sự ủng hộ của nhân dân thì đều thành công. Ngược lại, nếu

92

Đảng bộ chính quyền không đoàn kết, không tạo được sự đồng thuận trong xã hội thì các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội bị chậm lại, rất nhiều dự án không triển khai được, thậm trí có hiện tượng nhân dân địa phương “rào làng” không cho triển khai các dự án, hiện tượng kiện cáo xảy ra sẽ dẫn đến mất ổn định xã hội tại địa phương. Vì vậy các dự án đầu tư, việc thu hút các dự án phải được nghiên cứu kỹ, phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân, vì nhân dân và cần tuyên truyền sâu rộng để nhân dân hiểu, ủng hộ và thực hiện hiệu quả.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)