Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với xây dựng, phát

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 100)

lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất.

Lực lượng sản xuất là yếu tố then chốt có tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, để thúc đẩy Lực lượng sản xuất phát triển thì cần phải quan tâm đến phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ. Để làm được Phúc Thọ cần nghiên cứu cơ sở hạ tầng, hệ thống quy hoạch của địa phương để đưa khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, chăn nuôi, đặc biệt là là những giống mới, cho năng suất, chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Để làm được huyện cần có sự liên kết, phối với Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật, Viện giống cây trồng, Viện chăn nuôi hệ thống các ngân hàng… để có chính sách hộ trợ về vốn, quản lý, đào tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật và định hướng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp cho nông dân. Bên cạnh phát triển nông nghiệp, việc phát triển công nghiệp ở địa phương cũng cần quan tâm, ưu tiên phát triển công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động địa phương và gắn với việc phát triển các làng nghề trong huyện.

Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT, cùng với sự phát triển quan hệ sản xuất thì việc phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất với sự tham gia của các thành phần kinh tế gắn liền với ba hình thức sở hữu cơ bản:

93

toàn dân, tập thể, tư nhân đã làm cho quan hệ sản xuất mới được xác lập và ngày càng hoàn thiện góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện phát triển. Trong quá trình đó, cùng với việc đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển cho từng ngành, Đảng bộ và chính quyền địa phương đã thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường hàng hoá, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trên tất cả các ngành, các lĩnh vực:

Đối với kinh tế tập thể, khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích các hợp tác xã liên kết rộng rãi với các hộ, các doanh nghiệp, không giới hạn quy mô, lĩnh vực, đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Có kế hoạch giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường, giải quyết nợ tồn đọng.

Đối với kinh tế tư nhân: Ngoài những ưu đãi theo quy định của Luật khuyến khích đầu tư trong nước, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện cần được tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập, xây dựng đề án, bố trí vị trí thuận lợi về giao thông, môi trường sản xuất và các thủ tục hành chính nhanh gọn…

Đối với kinh tế trang trại và hộ sản xuất cá thể: Huyện cần có sự hộ trợ về xây dựng dự án, vốn, kỹ thuật, mô hình phát triển, đào tạo nghề và thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Khi các chính sách ưu đãi rõ ràng và các thủ tục hành chính thuận lợi sẽ là điệu kiện tiên quyết để các thành phần kinh tế góp phần quan trọng vào quá trình chuyển dịch CCKT của huyện, tận dụng các lợi thế, khai thác tiềm năng, đất đai và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

94

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)