Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 85)

Bên cạnh những thành tựu đạt được thì quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Phúc Thọ cũng còn một số hạn chế:

Tốc độ chuyển dịch còn chậm, về cơ bản cơ cấu kinh tế ở Phúc Thọ vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, các ngành nghề phi nông nghiệp vẫn mang tính chất “nghề phụ”. Chuyển biến cơ cấu kinh tế nông nghiệp mới chỉ là bước đầu, quá trình chuyển dịch chưa mạnh, chưa rộng khắp ở các địa phương, mới chuyển đổi ở những vùng, những địa phương có điều kiện và mang tính tự phát. Tỷ trọng trồng trọt vẫn cao, chăn nuôi chưa phát triển thành ngành sản xuất chính, dịch vụ nông nghiệp hoạt động yếu. Chất lượng sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa được cải tiến nhiều. Các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã hình thành nhưng còn yếu và chưa nhiều, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp, việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau còn phổ biến làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng và người sản xuất. công tác xử lý chất thải chăn nuôi còn yếu, đây là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường và khó khăn khi có dịch bệnh sảy ra.

78

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thiếu nhiều. Công nghiệp vẫn còn non yếu, chưa trở thành ngành mũi nhọn, hiệu quả kinh tế chưa cao. Công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp còn yếu, công tác chế biến nông sản còn thủ công, chưa thực sự mang lại giá trị kinh tế cao cho ngành nông nghiệp. Các cụm điểm công nghiệp còn nhỏ lẻ, chưa tập chung gây khó khăn cho công tác quản lý và công tác đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường.

Công tác quy hoạch đất đai còn chậm và yếu, chưa tạo điều kiện cho người nông dân yên tâm sản xuât. Công tác giải phóng mặt bằng còn chậm, làm các doanh nghiệp phải trờ đợi làm giảm tốc độ phát triển, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của huyện.

Trong quá trình chuyển dịch, đã chú ý đến việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nhưng còn ở mức thấp, chưa tập trung đầu tư tạo vùng sản xuất hàng hoá, công tác quy hoạch tính khả thi không cao. Trong thực tế hiện nay, việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn ở quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo được những vùng sản xuất một số sản phẩm đặc trưng, cho giá trị kinh tế cao bằng việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao. Công tác khuyến nông còn dàn trải, chưa chuyên sâu vào kỹ thuật tiên tiến, cây con có giá trị kinh tế cao, mới chỉ đáp ứng được nhu cầu đại trà của người nông dân, chưa đi đầu trong việc áp dụng tiến bộ, khoa học kỹ thuật. Đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông còn thiếu và yếu để đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Ngoài ra hoạt động phối hợp giữa các ngành, đoàn thể để triển khai công tác thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật hiệu quả chưa cao, nhất là triển khai các dự án, xây dựng mô hình điểm kết quả không cao.

- Cơ cấu lao động chuyển dịch theo đúng hướng nhưng còn chậm. Tỷ lệ lao động nông nghiệp vẫn ở mức cao, chiếm 58,2% lao động trong huyện. Khả

79

năng thu hút lao động vào sản xuất phi nông nghiệp còn hạn chế, tỷ lệ lao động có tay nghề còn thấp.

- Ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí ở các khu vực làng nghề nhiều nơi còn nghiêm trọng, chưa có giải pháp khắc phục đã ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân. tỷ lệ hộ nông dân dùng nước sạch còn thấp.

- Năng lực quản lý, điều hành của bộ máy chính quyền các cấp còn một số mặt yếu kém, nhất là việc quản lý đất đai ở cơ sở. Cải cách hành chính hiệu quả thấp, thủ tục hành chính còn rườm rà, thiếu công khai, minh bạch làm cho môi trường đầu tư không hấp dẫn. Một số cán bộ quản lý năng lực hạn chế, chưa nắm vững chức năng nhiệm vụ, chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm. Một số cơ quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp thiếu chủ động, nhạy bén và sáng tạo trong việc giúp cấp ủy, chính quyền vận dụng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương.

Những hạn chế, yếu kém trên đang là những lực cản ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế cũng như quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững.

Nguyên nhân của những hạn chế trên:

- Người nông dân vẫn còn tư tưởng tiểu nông, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế. Thu nhập của người nông dân còn thấp, tích luỹ chưa nhiều nên đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

- Việc tích tụ ruộng đất diễn ra chậm, công tác “dồn đổi ô thửa” chưa được quan tâm đúng mức nên ruộng đất còn nhỏ lẻ, khó khăn cho đầu tư phát triển sản xuất của nông dân.

- Công tác quy hoạch còn hạn chế, cơ chế chính sách còn thiếu đồng bộ, chưa tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch CCKT. Trong tổ chức thực hiện, chậm đề ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho cơ sở; chính sách thu hút đầu tư, cải cách hành chính chậm; chỉ đạo giải phóng

80

mặt bằng thiếu kiên quyết, môi trường đầu tư kém hấp dẫn. Hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền còn yếu, còn buông lỏng một số lĩnh vực như: quy hoạch, quản lý sử dụng đất...

Tổ chức bộ máy chính quyền ở các cấp địa phương còn nhiều hạn chế. Sự quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội bằng pháp luật còn yếu. Một số cán bộ đảng viên các cấp, các ngành, các cơ quan còn kém cả về phẩm chất, trình độ và năng lực công tác, thiếu tinh thần trách nhiệm và tính tiên phong gương mẫu, có một số vi phạm pháp luật, vi phạm kỉ luật Đảng. Công tác kiểm tra chưa thường xuyên, chưa phát hiện kịp thời các vi phạm. Kỉ luật, kỉ cương chưa nghiêm. Hệ thống chính trị ở cơ sở còn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra từ thực tiễn.

81

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN HUYỆN PHÚC THỌ THEO

HƢỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

3.1. Bối cảnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triển bền vững

3.1.1. Bối cảnh Trong nƣớc

Quá trình đổi mới hơn 20 năm qua, nhất là từ năm 1991, thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực, quốc tế, thế và lực phát triển của nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi lớn.

Kinh tế tăng trưởng nhanh và toàn diện, GDP năm sau cao hơn năm trước, tiềm lực kinh tế đã lớn mạnh hơn sau hơn 20 năm đổi mới. So với năm 1990, GDP năm 2004 của Việt Nam đã gấp 2,8 lần, GDP bình quân đầu người gấp 2,2 lần, kim ngạch xuất khẩu đầu người năm 2004 gấp 10,5 lần, năm 2007 còn cao hơn 11,0 lần

Cơ cấu ngành nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hoá và từng bước hiện đại hoá. Các vùng kinh tế đều phát triển, trong đó có các vùng kinh tế động lực phát triển mạnh mẽ hơn. Hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam bước đầu phát huy được lợi thế và tiềm năng, đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước (chiếm khoảng 52,3% GDP của cả nước).

Vừa xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, vừa hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Thực hiện chủ trương từng bước xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ trong những năm qua, đã xây dựng và đang chuẩn bị xây dựng có chọn lọc một số cơ sở quan trọng trong công nghiệp cơ bản như: năng lượng, vật liệu, cơ khí, tiếp tục đẩy mạnh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền kinh tế tiếp tục được tăng

82

cường, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh hơn trong những năm tới. Đặc biệt tại Đại hội XI của Đảng, Đảng ta tiếp tục khẳng định: tiếp tục đổi mới nền kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ tài nguyên, môi trường; xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại, có hiệu quả và bền vững, gắn kết chặt chẽ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Coi trọng phát triển các ngành công nghiệp nặng, công nghiệp chế tạo có tính nền tảng và các ngành công nghiệp có lợi thế; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ngày càng đạt trình độ công nghệ cao, chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới, đây là điều kiện hết sức thuận lợi để chúng ta quan tâm tâm, phát triển nông thôn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh tế nước ta tiếp tục hội nhập sâu hơn vào kinh tế thế giới và khu vực; quan hệ kinh tế đối ngoại được tiếp tục củng cố và mở rộng: thực hiện đầy đủ Chương trình CEPT (Hiệp định thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung), thực hiện Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, tăng nhanh hàng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, đẩy mạnh hợp tác toàn diện Việt Nam – Nhật Bản; Việt Nam – EU, đã trở thành thành viên của WTO từ năm 2006; tham gia tích cực vào việc phát triển khu vực mậu dịch tự do ASEAN với Trung Quốc và Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ.

Thể chế kinh tế đang tiếp tục được đổi mới và đang tiếp tục hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đó là cơ chế thị trường định hướng XHCN đã thay thế cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp; nguyên tắc thị trường đã dần thay thế nguyên tắc cơ chế bao cấp trong phân bổ nguồn lực, thực hiện điều tiết các quan hệ kinh tế và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của các thị trường đã dần được bổ sung và hoàn thiện. Môi trường kinh doanh được chú trọng cải thiện, tạo điều kiện thúc đẩy các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh. Vị

83

thế của doanh nhân và khu vực kinh tế tư nhân tiếp tục được khẳng định và tôn vinh. Cơ chế quản lý mới đối với hệ thống doanh nghiệp nhà nước đã được xác định; tổ chức triển khai sâu rộng Luật doanh nghiệp; sửa đổi bổ sung Luật thuế, Luật đất đai, thị trường hàng hoá sôi động và phát triển nhanh; thị trường lao động có bước phát triển, hệ thống thị trường tài chính - tiền tệ đã phát triển và đạt được một số kết quả bước đầu.

Các yếu tố ngoại lực (vốn, kỹ thuật - công nghệ, tri thức, thị trường) đã trở thành lực lượng quan trọng và được kết hợp với yếu tố nội lực đã tạo thành sức mạnh tổng hợp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Những động lực phát triển mới đã xuất hiện: cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường, các nhu cầu được mở rộng làm tăng nhanh các cơ hội phát triển, do đó, đã tạo nhiều khả năng lựa chọn các cơ hội phát triển cho xã hội. Năng lực của các chủ thể phát triển (Nhà nước, thị trường, doanh nghiệp, dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội khác) cao hơn trước: “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo” được thực hiện tốt theo lộ trình và cam kết từ năm 2002 được các nhà tài trợ đánh giá cao và tiếp tục hỗ trợ ở mức cao cho Việt Nam. Môi trường pháp lý và cải cách hành chính, nhất là cải cách thể chế kinh tế, đổi mới công tác chỉ đạo và điều hành, mở rộng phân cấp…đã có những tác động tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành, thực hiện các mục tiêu kế hoạch.

Tóm lại, bước vào thời kỳ phát triển mới, nền kinh tế nước ta đã có sự thay đổi về thế và lực: Cấu trúc kinh tế mới, tiềm lực mới, thế phát triển mới, động lực mới và lực lượng chủ thể phát triển mới. Những thuận lợi và thời cơ đó là cơ sở quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững.

3.1.2 Bối cảnh của huyện

Sau khi thực hiện Nghị quyết 15/2008/QH12 của Quốc Hội, với sự sát nhập Hà Tây và Hà Nội từ ngày 1/8/2008, Phúc Thọ trở thành huyện ngoại

84

thành của Thủ đô Hà Nội. Với vị thế là trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hoá và an ninh quốc phòng đây là một điều kiện hết sức thuận lợi cho Phúc Thọ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững. Trong những năm qua, với nội lực của địa phương và sự quan tâm của cấp trên cơ cấu kinh tế của Phúc Thọ cũng có nhiều tác động thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu đó là: Quốc lộ 32 từ Hà Nội đi các tỉnh phía Bắc với chiều dài dọc theo Phúc Thọ trên 17 km, sau 5 năm triển khai đã hoàn thành; Dự án làm sống lại dòng sông Đáy với chiều dài hơn 10 km lấy nước từ sông Hồng để lấy nước tưới tiêu cho các tỉnh phía Nam cùng với dự án khu đô thị sinh thái Cẩm Đình - Hiệp Thuận với diện tích 270ha đang được triển khai; các cụm, điểm công nghiệp làng nghề đã được hình thành tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Đặc biệt trong những năm gần đây với sự kiện sát nhập về Hà Nội, Phúc Thọ cũng đã được sự quan tâm lớn của thành phố. Trong 5 năm gần đây giá trị đầu tư xã hội đạt trên 2.300 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đạt trên 600 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2005; xây dựng mới 196.700 m2 xây dựng gồm: 1.068 phòng học, Bệnh viện đa khoa huyện, 21 trạm y tế, 23 trụ sở làm việc của huyện và xã, 105 nhà văn hoá cụm dân cư, 1 sân vận động, 1 nhà văn hoá huyện; chợ trung tâm huyện; 151km đường liên thôn, liên xã, 63 trạm biến áp; 124 km đường dây hạ thế; 23 trạm đài truyền thanh cơ sở, 2 trạm cung cấp nước sạch và hơn 20km đường ống.

Cơ cấu kinh tế của huyện cũng có nhiều tiến bộ, tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ tăng, nông nghiệp giảm nhưng giá trị ngành nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng lên từ 3 -4%/năm. Năm 2010 cơ cấu ngành kinh tế với trọng: nông nghiệp đạt 34,5%, giảm 10,6% so với năm 2005; công nghiệp – xây dựng cơ bản đạt 36,2%; dịch vụ đạt 29,3%. Sản xuất nông nghiệp tiếp tục

85

tăng trưởng trong đó tỷ trọng ngành chăn nuôi ngày càng chiếm ưu thế. Chăn nuôi đã phát triển theo hướng công nghiệp, tập trung; chất lượng, hiệu quả được coi trọng nên giá trị sản phẩm đạt khá. Tỷ trọng chăn nuôi chiếm 55,7% ngành nông nghiệp; công tác phòng chống dịch bệnh được cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo quyết liệt và triển khai sâu rộng đến nhân dân nên trong những năm qua không có dịch bệnh lớn sảy ra. Trồng trọt tuy diện tích gieo trồng cây lương thực giảm 9,3% nhưng giá trị sản xuất vẫn tăng 2,3% so với năm 2005; giá trị sản phẩm gieo trồng đã đạt 75 triệu đồng/ha; đã và đang hình thành các mô hình chuyên canh sản xuất ra an toàn, hoa, cây cảnh và cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao. Sản xuất công nghiệp có nhiều tiến bộ, giá trị sản xuất năm 2010 ước đạt 275 tỷ đồng, các sản phẩm phong phú về chủng loại, thíc ứng với thị trường như đồ gỗ, dệt may và cơ khí có mức tăng trưởng khá; các làng nghề truyền thống sản xuất ổn định và phát triển vững chắc.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững (Trang 85)