Những hạn chế trong hoạt động XKLĐ của công ty sang thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa sang thị trường Nhật Bản (Trang 40)

5 Công ty cổ phần Simco Sông Đà Simco Sda.,JSC

3.4.2. Những hạn chế trong hoạt động XKLĐ của công ty sang thị trường Nhật Bản.

Bản.

* Hạn chế về công tác thu hút người lao động

Việc triển khai các mô hình liên kết giữa công ty và các địa phương còn gặp nhiều hạn chế, công ty chưa thực hiện được nhiều các chương trình truyền thông cũng như chưa tổ chức được các đợt tư vấn xuất khẩu lao động miễn phí tại các miền quê. Chính điều này làm cho người lao động không nắm vững các chương trình xuất khẩu lao động của công ty mà bỏ sang lựa chọn các đối thủ cạnh tranh làm tốt hơn công tác này. ( Nguồn: BCKQKD của công ty năm 2012 – trang 16

quyển phụ lục )

* Hạn chế về công tác tổ chức, tuyển chọn, quản lý lao động.

Thị trường Nhật Bản là thị trường hấp dẫn đối với doanh nghiệp song yêu cầu của đối tác rất khắt khe, công ty gặp khó khăn trong việc đáp ứng tốt các đòi hỏi này. Do đó, bản thân công ty cũng có những hạn chế nhất định:

- Về công tác tuyển chọn lao động: do yêu cầu về chất lượng lao động ngày càng cao, nên trong những năm qua, số lượng người lao động có trình độ chuyên môn tay nghề ở Việt Nam đi làm ở Nhật Bản nhiều hơn. Tuy nhiên chất lượng lao động không đồng đều và chưa đáp ứng được yêu cầu của người lao động ở Nhật Bản. Thực tế có nhiều lao động có chứng chỉ bằng cấp nhưng thực tế không có tay nghề hoặc không đáp ứng được yêu cầu của đối tác nên bị trả về nước hoặc bố trí các công việc khác.Hiện nay công ty vẫn chưa có trường đào tạo riêng cho người xuất khẩu lao động, chính vì vậy mà chi phí cho việc đào tạo và thuê các trung tâm ngoại ngữ và đào tạo nghề khác tốn rất nhiều dẫn đến doanh thu XKLĐ cao nhưng lợi nhuận không cao

- Việc tổ chức xuất khẩu lao động đôi khi vẫn xảy ra tình trạng chậm trễ do trục trặc giấy tờ của người lao động làm trì hoãn thời gian xuất cảnh gây ảnh hửơng tâm lý tới người lao động.

- Việc quản lý lao động tại Nhật Bản vẫn chưa tốt nên vẫn còn tình trạng lao động bỏ ra ngoài làm việc, hay phá hợp đồng gây thiệt hại cho doanh nghiệp và ảnh hưởng tới uy tín đối với đối tác là các công ty Nhật.

(Nguồn: BCKQKD của công ty năm 2012 – trang 16 quyển phụ lục ) * Hạn chế về công tác khai thác thị trường.

Nhật Bản đã mở cửa tiếp nhận lao động các nước để phục vụ trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có cả các lĩnh vực công nghệ cao. Tuy nhiên, công ty vẫn không thể khai thác được tất cả các lĩnh vực một cách kịp thời do gặp nhiều hạn chế về tìm hiểu thị trường cũng như bỏ sót cơ hội kinh doanh do trình độ đội ngũ cán bộ nhân viên còn hạn chế.

Chương 4: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VÀ CHUYÊN GIA THANH HÓA SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 4.1. Định hướng XKLĐ của công ty sang thị trường Nhật Bản năm 2013.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu lao động của Công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu lao động và chuyên gia Thanh Hóa sang thị trường Nhật Bản (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w