5 Lợi nhuận sau thuế ( 29,427 ) 239,3208 ( 803,133 )
3.3.1. Tổng quan về thị trường lao động Nhật Bản.
3.3.3.1. Đặc điểm thị trường lao động Nhật Bản.
Dân số Nhật Bản vào khoảng 127. 368.088 người ( theo số lượng ước tính của Cục thống kê, Bộ Nội vụ và Thông tin Nhật Bản năm 2012 ), xếp thứ 10 trong số các nước trên thế giới. Dân cư Nhật Bản tập trung ở các thành phố lớn như: Tokyo, Yokohama, Nagoya, Osaka, Kobe, Kyoto. Ở Nhật Bản, dân tộc Nhật chiếm đa số, ngoài ra còn có hai dân tộc thiểu số là Ainu và Buraumin. Tuy nhiên, dân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng, số người trong độ tuổi lao động thấp.
Nhật Bản có nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Nền kinh tế này có những đặc trưng cơ bản, một là sự kết hợp một cách hết sức chặt chẽ giữa các nhà sản xuất, nhà cung cấp và các nhà phân phối; hai là sự bảo đảm việc làm lâu dài cho lực lượng lao động. Theo thống kê của quỹ tiền tệ thế giới, GDP năm 2012 của Nhật Bản 5548,66 tỷ USD, đứng sau Mỹ với GDP 16048 tỷ USD và Trung Quốc với GDP 6698 tỷ USD. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh CEBR dự báo, cho tới năm 2022, Nhật Bản vẫn duy trì được vị thế thứ 3, trở thành một trong những nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới.
Mặc dù có nền kinh tế đứng thứ ba thế giới nhưng Nhật Bản phải đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng, nhất là lĩnh vực công nghiệp và xây dựng. Nguyên nhân là do, lao động của nước này chủ yếu tập trung vào lĩnh vực dịch vụ. Hơn thế nữa, Nhật Bản là quốc gia có dân số già, số người trong độ tuổi lao động thấp. Tình hình này mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu lao động cho các quốc gia khi gia nhập vào thị trường lao động Nhật Bản.
Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, từ nhiều năm nay, Nhật Bản đã tiếp nhận lao động từ các quốc gia khác từ nhiều năm nay. Trong năm 2013, Nhật Bản đã đưa ra chỉ tiêu nhập khẩu khoảng 65 nghìn lao động, cụ thể:
- Nông nghiệp: 9 nghìn lao động
- Cơ khí, lắp ráp điện tử : 18 nghìn lao động - Chế biến thực phẩm: 14 nghìn lao động - Trang trí nội thất: 4 nghìn lao động - Y tá, điều dưỡng: 11 nghìn lao động
- Giúp việc gia đình và khác: 9 nghìn lao động
( Nguồn: laodongxuatkhau.vn/tin-tuc/tin-tuc-lao-dong-nhat-ban ) 3.3.1.2. Đối thủ cạnh tranh trong thị trường lao động Nhật Bản của công ty. * Đối thủ cạnh tranh ngoài nước.
Việt Nam nổi tiếng là quốc gia sở hữu nguồn lao động dồi dào với gần 47 triệu lao động, lực lượng lao động không ngừng được bổ sung. Hơn thế nữa, lao động Việt Nam giá rẻ, cần cù, thông minh… nên rất được các quốc gia thiếu hụt lao động ưa chuộng.
Nhật Bản là thị trường lao động mà rất nhiều các quốc gia muốn nhắm đến do lợi nhuận cao. Lao động Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh với lao động từ các quốc gia khác: Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Philippin, Malaysia... Tuy nhiên, so với các quốc gia khác thì mỗi năm, số lao động Việt Nam cung ứng vào thị trường Nhật Bản thấp hơn nhiều, trung bình mỗi năm nước ta cung ứng từ 5 – 6 nghìn lao động vào Nhật Bản, Thấp hơn rất nhiều so với con số 60 nghìn lao động cung ứng vào thị trường này mỗi năm.
Dưới đây là danh sách 3 quốc gia dẫn đầu về số lượng lao động xuất khẩu tại Nhật Bản.
Bảng 3.8. Top 3 quốc gia dẫn đầu về xuất khẩu lao động tại thị trường Nhật Bản và Việt Nam trong năm 2012.
Đơn vị: Nghìn người
STT Quốc gia Số lượng Cơ cấu
1 Philippin 18 30%
2 Indonesia 15 25%
3 Trung quốc 11 18,33%