Kiên quyết xử lý khoản vay khách hàng doanh nghiệp có vấn đề

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 75)

- Ngân hàng TMCP Quân đội đến năm

3.2.6.2Kiên quyết xử lý khoản vay khách hàng doanh nghiệp có vấn đề

Khoản vay có vấn đề được hiểu bao gồm các khoản vay đã quá hạn và khoản vay tuy chưa đến hạn nhưng doanh nghiệp có nguy cơ không trả được nợ do mất khả năng thanh toán, do kinh doanh thua lỗ, sắp phá sản hoặc do doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm pháp luật. Do vậy ngân hàng cần tiến hành phân tích từng loại nợ quá hạn nhằm tìm ra nguyên nhân phát sinh, trên cơ sở đó đề ra biện pháp xử lý kịp thời. Ngân hàng có thể chia nợ quá hạn thành hai loại nợ quá hạn có khả năng thu hồi và nợ quá hạn không có khả năng thu hồi.

- Đối với nợ quá hạn có khả năng thu hồi: Nếu cán bộ quan hệ khách hàng đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đang tạm thời gặp khó khăn nhưng vẫn còn triển vọng, khách hàng có ý thức trả nợ thì có thể áp dụng hình thức gia hạn nợ, giãn nợ hay cho khách hàng vay thêm để giúp đỡ họ khắc phục khó khăn này.

xem xét một cách kỹ càng, ngân hàng thấy chắc chắn rằng khách hàng không còn khả năng trả nợ khi đó cần có những biện pháp thu hồi tài sản thế chấp để thu nợ. Đối với những khoản nợ này thì phát mại tài sản thế chấp là một biện pháp giúp ngân hàng thu hồi được khoản tín dụng đã cấp. Đối với những tài sản thế chấp nào ngân hàng có thể bán với mức giá chấp nhận được thì bán ngay để thu hồi vốn cho ngân hàng. Còn trong trường hợp việc phát mại tài sản gặp khó khăn do giá trị tài sản lớn, thời gian phát mại dài, nhiều chi phí phát sinh, thậm chí là không phát mại được, trong những trường hợp này, ngân hàng có thể dùng tài sản để cho thuê và trực tiếp đứng ra thu tiền, sử dụng làm vốn góp liên doanh.

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 75)