Môi trường pháp lý chưa thuận lợi: ở nước ta hiện nay chưa thật tốt, điều này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ quá hạn và phát

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 61)

này gây rất nhiều khó khăn cho ngân hàng trong công tác xử lý nợ quá hạn và phát mại tài sản thế chấp.

- Môi trường kinh tế vĩ mô chưa ổn định: một số yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô chưa thật ổn định đặc biệt là tỷ giá hối đoái. Chính nhân tố này là một trong những nghuyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ trọng vay bằng ngoại tệ đối với khách hàng doanh nghiệp giảm trong những năm gần đây, hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp cũng vì vậy bị giảm sút.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI SỞ GIAO DỊCH - NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

3.1. Định hướng hoạt động cho vay của Sở Giao dịch - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội Thương mại Cổ phần Quân đội

3.1.1. Phương hướng hoạt động tín dụng ở Việt Nam trong thời gian tới.

Điểm lại diễn biến thị trường năm 2011 - 2012 cho thấy, tác động của chính sách tiền tệ chặt chẽ, nhiều ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đã đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng như thị trường dân cư tăng mạnh. Lãi suất huy động VND có thời điểm lên tới 18% - 19%, khá hấp dẫn người gửi tiền. Trước tình hình đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nhiều lần ban hành các văn bản nhắc nhở các tổ chức tín dụng về việc thực hiện nghiêm quy định về trần lãi suất. Tuy nhiên, khi Chỉ thị 02/2011/CT-NHNN ra đời vào ngày 7/9/2011, trong đó quy định rõ các hình thức xử phạt cùng với việc NHNN kiên quyết xử lý tổ chức tín dụng huy động vượt trần, trong tháng 9/2011 lãi suất huy động VND mới chính thức quay về mức 14%.

Những tháng đầu năm 2013, lãi xuất huy động VNĐ xuống quá thấp so với năm 2011 và năm 2012 vì những lý do. Tình hình Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, sản xuất bị đình đốn, cả nước có hàng nghìn Doanh nghiệp lâm vào tình trạng không hoạt động hoặc chờ giải thể. Các nguồn vốn ưu đãi mà Ngân hàng đưa ra, lãi xuất cho vay đã giảm nhiều ở một số ngân hàng nhưng doanh nghiệp vẫn chưa tiếp cận được vốn vay, đặc biệt là các doanh nghiệp Kinh doanh Bất động sản và các doanh nghiệp có cơ sở sản xuất ... Vì vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động vốn vay đối với doanh nghiệp đặc biệt là các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp ở các ngân hàng thương mại là vấn đề cực kỳ quan trọng của hoạt động tín dụng trong thời gian tới.

dụng bị hạn chế, lãi suất huy động tăng đẩy lãi suất cho vay vượt quá sức chịu đựng của doanh nghiệp là một trong những nguyên nhân khiến tín dụng http://finance.vietstock.vn/vi/cophieu/VNDcả năm 2011 chỉ tăng ở mức 12% so với cuối năm 2010, trong đó tín dụng VND tăng 10,2%.

Mặt khác, dưới áp lực của trần tăng trưởng tín dụng, một số ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ngay từ đầu năm đã xảy ra tình trạng dư vốn nhưng không thể giải ngân thêm. Quy định bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn huy động trong Thông tư 13 và 19 năm 2010 cùng sự ra đời của nhóm G12+1 với cam kết đưa lãi suất cho vay sản xuất về mức quanh 17% - 19%/năm cũng không giúp cải thiện tình hình tăng trưởng tín dụng.

Ngoài nguyên nhân lãi suất cao khiến doanh nghiệp không mặn mà với việc vay vốn ngân hàng, tín dụng tăng chậm còn bắt nguồn một phần từ việc kinh tế khó khăn, hàng hóa tiêu thụ chậm, hàng tồn kho tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng phá sản, hoặc phải thu hẹp quy mô. Tính riêng trong 9 tháng đầu năm 2011, số doanh nghiệp phá sản, giải thể ước khoảng 4,7 nghìn doanh nghiệp. Sản xuất kinh doanh gặp khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp không thanh toán được nợ, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng vào cuối tháng 8/2011 ở mức trên 3%, tương đương khoảng 76.000 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn chiếm tới 37.000 tỷ đồng.

Năm 2012, NHNN cũng đưa ra những động thái mạnh mẽ và kiên quyết nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, qua đó ổn định tỷ giá. Bên cạnh việc siết chặt kiểm tra và xử lý mua bán ngoại tệ trên thị trường tự do, NHNN đã đưa ra hàng loạt chính sách như hạ trần lãi suất huy động USD xuống lần lượt các mức 3%, 2%, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với ngoại tệ thêm 2%, hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc ngoại tệ, kết hối với các tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Theo đó, các biện pháp trên đã giúp hạn chế tối đa hoạt động của thị trường ngoại tệ tự do, giảm dần các quan hệ vay mượn ngoại tệ và chuyển sang quan hệ mua bán ngoại tệ, đồng thời, giao dịch mua bán ngoại tệ được diễn ra tập trung chủ yếu tại các ngân hàng thương mại.

người vay có xu hướng ưa thích vay ngoại tệ hơn, qua đó tín dụng ngoại tệ tăng trưởng khá nhanh trong các tháng đầu năm. Trong khi đó, huy động ngoại tệ lại có xu hướng giảm trước hàng loạt biện pháp mạnh của NHNN khi liên tiếp tăng trưởng âm với mức tăng lần lượt -1,96%, -3,62% và -3,29% trong các tháng 5, 6 và 7/2011. Mất cân đối tín dụng và huy động ước đạt khoảng 7 tỷ USD vào tháng 7/2011, làm tăng rủi ro bất ổn tỷ giá cuối năm.

Trước tình hình đó, NHNN đã ban hành Thông tư 07/2011/TT-NHNN hạn chế đối tượng được vay ngoại tệ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng ngoại tệ thông qua việc yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình cho vay ngoại tệ. Nhờ đó, mất cân đối tín dụng và huy động ngoại tệ dần thu hẹp về mức hơn 5 tỷ USD vào cuối tháng 10/2011 và đầu năm 2012. Tuy nhiên, bất ổn tỷ giá còn chịu sức ép từ sự biến động của giá vàng và nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu tăng mạnh theo chu kỳ cuối năm. Thanh khoản ngoại tệ của ngân hàng nhìn chung vẫn gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất liên ngân hàng USD luôn duy trì ở mức cao khiến cam kết giữ tỷ giá biến động không quá 1% đối mặt với nhiều áp lực.

Theo Nghị quyết của Quốc hội cũng như chủ trương chung của Chính phủ và NHNN, chính sách tiền tệ năm 2012 và năm 2013 sẽ tiếp tục được định hướng chặt chẽ, nhưng sẽ giảm dần lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, khi lạm phát các tháng cuối năm có xu hướng giảm, khả năng giảm trần lãi suất vào đầu năm 2013 là hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, việc sử dụng mệnh lệnh hành chính để buộc các ngân hàng chỉ được huy động với lãi suất không vượt quá trần có lẽ chỉ là giải pháp tình thế, khó duy trì được lâu dài, nói cách khác đây là giải pháp không mang tính thị trường.

Song, theo các chuyên gia, trong bối cảnh hiện nay, để đạt được những mục tiêu về kinh tế lớn hơn thì việc sử dụng giải pháp mạnh tay trên của NHNN vẫn được cho là cần thiết. Đây sẽ là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi VND. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ thận trọng cũng khiến nguồn cung tiền ra thị trường hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của các ngân hàng.

phải tập trung vào chất lượng tín dụng. Theo định hướng của NHNN, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ ở mức 15 - 17%, nếu không tính năm 2011 thì đây là mức thấp nhất kể từ năm 2003.

Trên thực tế, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống hiện đang ở mức rất thấp, cả năm 2012 chỉ tăng tương đối, nên quy mô tín dụng được phép tăng trong năm 2013 cho các ngân hàng được tính trên con số này sẽ khá hạn hẹp. Việc áp dụng linh hoạt mức tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng cụ thể được nhiều chuyên gia kinh tế ủng hộ, song NHNN vẫn chưa có phản hồi chính thức về đề xuất này. Theo đó, các ngân hàng vốn phát triển chủ yếu dựa vào mở rộng tín dụng nhanh sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cũng có thể sẽ giảm đáng kể.

Ngoài ra, NHNN cũng đưa ra chính sách yêu cầu tất cả các tổ chức tín dụng phải dành 20% tổng dư nợ cho khu vực nông nghiệp và nông thôn, những ngân hàng không có lợi thế trong lĩnh vực này sẽ phải chuyển số vốn tương đương cho ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) để thực hiện giải ngân. Như vậy, quy định này mặc dù có tác dụng rất tích cực đến kinh tế nói chung và khu vực sản xuất nông nghiệp nói riêng, song đây có thể là bất lợi đối với các ngân hàng có khả năng kiếm lợi nhuận cao hơn từ việc giải ngân khoản vốn trên vào các lĩnh vực khác.

Với những quy định như trên, cùng với sự siết lại về tăng trưởng tín dụng năm 2012, lợi nhuận của các tổ chức tín dụng sẽ khó giữ được như các năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn những cánh cửa hẹp. Trong Công văn 8844, Thống đốc NHNN đã bật tín hiệu sẽ nới “room” tín dụng không hạn chế nếu tổ chức tín dụng chứng minh được đồng vốn của họ đổ vào các lĩnh vực thuộc diện ưu tiên Chính phủ: nông nghiệp và nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xây dựng nhà cho người có thu nhập trung bình và thấp.

Vấn đề quan trọng hơn là sự chính xác trong thống kê của các ngân hàng hiện nay chưa thể đảm bảo. NHNN không thể kiểm soát tất cả khoản vay của các NHTM xem có phải vay phi sản xuất hay không. Chuẩn mục của các chỉ số trong hệ thống công nghệ thông tin phục vụ thống kê giữa các ngân hàng với nhau và giữa NHTM với NHNN cũng chưa thống nhất, dù đã có một số quy định chung về báo cáo thống

kê. Thông tư 28 quy định từ ngày 20/10/2011 mua trái phiếu doanh nghiệp được tính vào dư nợ tín dụng.

Bên cạnh đó, lộ trình tăng vốn pháp định đối với các ngân hàng cổ phần lên mức 5.000 tỷ đồng vào năm 2012 và 10.000 tỷ đồng vào năm 2015 cũng trong quá trình xem xét áp dụng, trong khi đó, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, theo các chuyên gia, chưa thể về trạng thái an toàn cũng đang là những cản trở tới nền kinh tế.

Sự co kéo về cung – cầu nguồn vốn sẽ diễn ra trong các ngân hàng khiến họ phải thận trọng hơn. Tăng trưởng tín dụng từng tháng sẽ phải điều chỉnh liên tục và linh hoạt dựa trên nguồn huy động và cân đối so với các nguồn khác chứ không thể chốt ngay từ đầu năm, đầu quý như các năm trước.

3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Sở Giao dịch - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đến 2020 dịch - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội đến 2020

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 61)