Biểu đồ 2 2: Diễn biến cơ cấu nguồn vốn tại MB-SGD từ 2010 –

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 33)

- 05 phòng giao dịch (PGD) trực thuộ c: PGD Láng Thượng, PGD Đội Cấn,

Biểu đồ 2 2: Diễn biến cơ cấu nguồn vốn tại MB-SGD từ 2010 –

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của MB-SGD từ 2010 – 2012)

Trong cơ cấu vốn huy động theo tiền tệ của MB - SGD, nguồn vốn huy động bằng VND luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng ổn định qua các năm cả về giá trị tuyệt đối và giá trị tương đối. Tuy nhiên, hạn chế trong khả năng huy động vốn bằng ngoại tệ cũng khiến cho MB-SGD gặp một số khó khăn nhất định khi phải thu xếp nguồn ngoại tệ tài trợ cho các khách hàng có nhu cầu nhập khẩu.

2.1.3.2. Tình hình hoạt động cho vay

Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, thay vì chỉ tập trung vào một số lĩnh vực truyền thống như trước đây (xây dựng cơ bản, đầu tư trung dài hạn...), MB-SGD đã mở rộng và đa dạng hóa các lĩnh vực ngành nghề tài trợ, nhất là những ngành nghề được nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển: Sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế, giáo dục ; sản xuất và kinh doanh thiết bị điện, điện tử; bưu chính viễn thông ...

SGD ngày càng mở rộng và tăng trưởng cao trong những năm gần đây. Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2010 - 2012 đạt ~ 47% và có xu hướng tăng.

Do là cấp chi nhánh nên hoạt động sử dụng vốn của MB-SGD chỉ tập trung vào hoạt động cho vay là chủ yếu. Tình hình hoạt động cho vay được thể hiện trong bảng 2.3 dưới đây:

Bảng 2. 2 Kết quả hoạt động cho vay của MB-SGD từ 2010 -2012

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 % tăng trưởng 11/10 Năm 2012 % tăng trưởng 12/11

Dư nợ thời điểm 1.730 2.470 43% 3.750 52%

Dư nợ bình quân 1.002 1.819 82% 3.100 70%

Nợ quá hạn (nhóm 2, 3, 4,5) 33 50 52% 83 66%

Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,91 2,02 6% 2,21 9%

Nợ xấu (nhóm 3,4,5) 23 41 78% 65 59%

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,33 1,66 25% 1,73 4%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh MB-SGD năm 2010 - 2012)

Dư nợ của MB-SGD tăng trưởng khá cao, trong giai đoạn năm 2010 - 2012: tổng dư nợ đến 31/12/2012 đạt 3.750 tỷ đồng, tăng 52% so với cùng kỳ năm 2011. Trong tổng dư nợ của toàn MB-SGD, dư nợ khách hàng doanh nghiệp tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành: Sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế, giáo dục ; sản xuất và kinh doanh thiết bị điện, điện tử, bưu chính viễn thông …Trong năm 2012, MB-SGD đã tiếp cận thành công nhiều Khách hàng lớn là các Tổng Công ty, tập đoàn như: Tổng Công ty xây dựng Hà Nội, Tập đoàn Quang Minh, Tổng công ty hoá chất, Tập đoàn Hoà Bình, Công ty Vinacommodities, Công ty Vinaconex PVC…tạo đà tăng trưởng tốt cho năm 2012.

Cùng với quá trình đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng tín dụng, MB-SGD cũng thực hiện chủ trương tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng bền vững. Tỷ lệ nợ quá hạn của MB-SGD thường xuyên được duy trì ở mức dưới 2,3% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ xấu dưới 1,8%.

Về cơ cấu dư nợ, MB-SGD cũng chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn nhằm đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn.

Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như nhận tiền gửi và cho vay, MB- SGD đã không ngừng nỗ lực cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tài chính mới nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, cụ thể:

Hoạt động thanh toán và kinh doanh thẻ

Nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán tại MB-SGD ngày càng tăng cao ở cả hình thức thanh toán không dùng tiền mặt cũng như dịch vụ thanh toán cá nhân.

Đến cuối năm 2010, tính trên toàn hệ thống, MB có 300 máy ATM và 1700 POS đặt tại các tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc. Trong năm 2011, MB-SGD đã triển khai đồng bộ việc tiếp thị các sản phẩm thẻ và hoàn thành vượt kế hoạch được giao, cụ thể đối với sản phẩm thẻ ATM là ~ 15.000 thẻ, đạt 102% so với số kế hoạch, thẻ Visa mở được 734 thẻ, một số các chỉ tiêu khác như thẻ Bankplus, thẻ VIP/Private cũng đang tích cực tiếp thị và triển khai, dự kiến sẽ tăng vượt mức trong năm 2012. Một số đơn vị triển khai trả lương qua tài khoản thẻ như Bộ Tư lệnh Lăng, Công ty Vang Thăng Long…

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu

Trong những năm qua, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của MB-SGD luôn tăng trưởng mạnh mẽ cả về giá trị cũng như chất lượng dịch vụ. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu hàng năm tăng trung bình 22%. Ngày càng có nhiều L/C với giá trị lớn được mở tại MB-SGD, đối tượng khách hàng có nhu cầu mở L/C hay sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế khác được mở rộng và đa dạng hơn.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu tại MB-SGD từ 2010 -2012

Đơn vị: USD

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Một phần của tài liệu Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP QĐ (Trang 33)