- Ngân hàng TMCP Quân đội đến năm
3.2.3.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin khách hàng doanh nghiệp
Để công tác thẩm định được tốt, đòi hỏi phải có đầy đủ các thông tin cần thiết cho quá trình thẩm định như những thông tin về người vay, về doanh nghiệp, về phương án vay vốn. Ngoài ra còn có những thông tin khác liên quan như thông tin về thị trường, về môi trường kinh tế, chính trị xã hội, thông tin về lĩnh vực kinh doanh của người vay... Các thông tin này có đầy đủ ngân hàng mới có thể đưa ra được quyết định đúng đắn. Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt đòi hỏi thông tin càng phải nhanh nhạy và chính xác, do đó MB cần xây dựng cho mình những nguồn cung cấp thông tin thường xuyên, chính xác và với chi phí thấp nhất. CVQHKH và cán bộ thẩm định có thể thu thập thông tin từ những nguồn như:
- Thông qua các thông tin có được từ các báo cáo của người vay như (báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, v.v…) Các báo cáo này cho thấy các số liệu trong nhiều năm đã qua, vì vậy giúp ngân hàng có cơ sở dự đoán tình hình của doanh nghiệp trong tương lai gần. Ngân hàng sử dụng các báo cáo này để ước tính nhu cầu vốn, trong đó có nhu cầu tài trợ, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng hoàn trả nợ vay, các thiệt hại có thể xảy ra nếu khách hàng không trả tiền vay, giá trị tài sản có thể phát mại khi cần thiết… Tuy nhiên thông tin thu thập từ hồ sơ của khách hàng có nhược điểm là mức độ tin cậy không cao vì những thông tin này do chính khách hàng cung cấp, chưa được kiểm chứng và xử lý.
- Phỏng vấn trực tiếp bao gồm việc gặp gỡ trực tiếp người vay vốn, tham quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc và người lao động, xem xét tài sản đảm bảo… Trong khi phỏng vấn cần làm rõ các thông tin như: mục đích vay vốn, tình hình tài chính người vay và khả năng trả nợ, đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Phỏng vấn trực tiếp giúp ngân hàng loại trừ các báo cáo “ma”, cảm nhận được cái đang diễn ra, qua đó đánh giá được triển vọng