Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Nguyên liệu Nghiền thô Nghiền Hà Lan Nghiền tinh
Xeo Xấy
Cuốn lô In
Cắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nguyên liệu được đưa vào bể làm sạch, chạy qua hệ thống nghiền bằng máy phân ly sau đó bơm lên bể cao 10m để trộn đều, chuyển sang hệ thống sàng - lọc sau đó được đưa vào hệ thống trộn hóa chất, tiếp tục được đưa vào bể khuấy, bơm ra bể và đưa về thành phẩm dạng bột lỏng sệt.
* Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu chủ yếu ở đây là: tre, nứa, gỗ…được chuyển đến các máy chặt thành mảnh có kích thước trung bình là 3cm x 3cm. Sau khi cắt mảnh nhỏ nguyên liệu được đưa đến sân chứa mảnh và cung cấp cho các nồi nấu bột. Sử dụng dịch đen sau khi nấu để phun làm ẩm mảnh nhằm mục đích chống nấm mốc và giảm lượng xút cần sử dụng trong quá trình nấu bột.
* Nấu bột:
Chuẩn bị hóa chất và nước: NaOH rắn được hòa tan trong nước tại thùng hòa xút. Sau khi xút hòa tan hoàn toàn, tiến hành bổ sung nước nhằm đạt được dung dịch có nồng độ 80-100g/l. Dung dịch xút được bơm lên thùng kế lượng đặt phía trên nồi súp và giữa dung dịch xút trước khi nấu ở nhiệt độ 70-800C.
Nạp mảnh nguyên liệu, hóa chất và nước vào các nồi dung tích 25m3. Sau khi nạp
đủ nguyên liệu, tiến hành nạp xút và bổ sung nước theo quy trình đã được xác lập. Sau đó đóng nắp nồi và chuẩn bị gia hơi nhiệt cho nấu bột.
Quá trình gia nhiệt cho nồi nấu thường kéo dài khoảng 2-3h và được chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Được xông hơi nâng nhiệt lên 1300C;
- Giai đoạn thứ hai: Được gia nhiệt lên đến 1700C. Sau khi đạt thời gian bảo ôn ở
nhiệt độ nấu, mở van xả khí để giảm áp suất trong nồi đạt 2,5-3 kg/cm2. Khi quá trình
giảm áp kết thúc, van gắn đường ống xả bột từ các nồi nấu tới tháp phóng được mở và bột được xả vào tháp phóng bột. Một chu kỳ nấu kéo dài khoảng 6-7h kể cả thời gian nạp nguyên liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mục đích của công đoạn này là tách các thành phần không phải Xenlulo (chủ yếu là lignin và hemixenlulo) ra khỏi nguyên liệu ban đầu để nâng cao chất lượng bột giấy.
* Rửa bột
Mục đích của công đoạn là tách bột Xenlulo ra khỏi dịch nấu (còn gọi là dịch
đen). Dịch đen bao gồm các hợp chất chứa Na, chủ yếu là Natrisunfat (Na2SO4), ngoài
ra còn chứa NaOH, Na2S, Na2SO3 và lignin cùng các sản phẩm phân hủy hydratcacbon
– axit hữu cơ. Quá trình rửa bột thường sử dụng nhiều nước sạch, lượng nước sử dụng cần hạn chế đến mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo sao cho tách bột Xenlulo đạt hiệu quả cao, nồng độ kiềm trong dịch đen và độ pha loãng là nhỏ nhất để giảm chi phí cho quá trình xử lý tái thu hồi kiềm.
* Nghiền bột
Mục đích của nghiền bột là làm cho xơ sợi được hydrat hóa, dẻo dai, tăng bề mặt hoạt tính, giải phóng gốc hydroxyl làm tăng diện tích bề mặt, tăng độ mềm mại, hình thành độ bền của tờ giấy. Sau công đoạn nghiền bột, bột giấy được trộn với các chất độn và các chất phụ gia để đưa đến bộ phận xeo giấy.
* Xeo giấy
Là quá trình tạo hình sản phẩm trên lưới và nước để giảm độ ẩm của giấy. Quá trình này sử dụng các lưới xeo, nước lọt qua mắt lưới, bột giấy được giữ lại trên bề mặt của lưới xeo tạo thành tấm giấy dày, tiếp đó tiến hành nén liên tục để khử nước và ép mỏng tờ giấy.
Quá trình này phát sinh rất nhiều nước thải. Đặc biệt là trong nước thải có chứa xơ sợi Xenlulo (gọi là dịch trắng) làm tăng hàm lượng TSS, BOD5, COD trong nước thải. Lượng dư của những hóa chất này cũng đi vào dòng nước thải.
* Sấy, cuộn
Mục đích là làm cho giấy khô và tạo kích thước theo yêu cầu cho giấy. Quá trình này sử dụng năng lượng điện và củi là chủ yếu.
Thiết bị sấy khô bằng hơi sẽ làm khô giấy ướt, giấy được nhuộm, in và cắt cùng kích cỡ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Thu hồi hóa chất
Mục đích là để đạt được hiệu quả kinh tế cao, cần có bộ phận thu hồi hóa chất. Chẳng hạn việc tái sinh kiềm từ dịch đen của phương pháp sunfat bao gồm các giai đoạn:
- Cô đặc để giảm lượng nước.
- Đốt dịch đã qua cô đặc ở nhiệt độ cao (T > 5000C) với mục đích làm cho các
chất hữu cơ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O, còn thành phần vô cơ của dịch đen
sẽ tạo thành cặn tro hoặc cặn nóng chảy gọi là kiềm đỏ.
- Xút hóa kiềm đỏ bằng dung dịch kiềm loãng và sữa vôi Ca(OH)2. Sau đó tách
bùn vôi và dung dịch trắng bao gồm NaOH, Na2S, Na2SO3, Na2SO4.
Tuy nhiên, hiện nay tại nhà máy việc thu hồi hóa chất vẫn còn hạn chế, lượng hóa chất thu hồi được không đáng kể.
3.2.3. Các nguồn phát sinh chất ô nhiễm trong hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Các nguồn gây ô nhiễm do quá trình hoạt động của nhà máy giấy Quý Tùng Hương chủ yếu ở dạng nước thải, khí thải, chất thải rắn và được phát sinh chủ yếu trong các giai đoạn của quá trình sản xuất. Loại phát thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty; nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn ngâm liệu, xeo giấy…; khí thải, bụi, ồn phát sinh từ các quá trình sấy bán sản phẩm, nấu bột giấy và quá trình tẩy trắng; chất thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty, chất thải rắn sản xuất phát sinh từ quá trình sản xuất, gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Các nguồn phát sinh và thải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy Quý Tùng Hương được thể hiện cụ thể tại bảng 3.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3. Nguồn phát sinh và thải lƣợng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy Quý Tùng Hƣơng
Loại phát thải
Nguồn phát sinh Đơn vị Khối lƣợng
thải Công nghệ xử lý
Nước thải sinh
hoạt
Nước thải này được phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty.
m3/ngày 2 Xử lý sinh học bằng bể tự hoại Nước thải sản xuất Phát sinh từ các
công đoạn rửa
nguyên liệu, ngâm nguyên liệu (dịch đen), rửa bán thành phẩm, xeo giấy. 100 Xử lý bằng phương pháp hoá học và hoá lý. Khí thải Phát sinh từ các quá trình sấy bán sản phẩm, nấu bột giấy và quá trình tẩy trắng. tấn/năm Không thống kê được Quạt hút khí, bụi, tháp khử mùi.
Bụi Phát sinh từ quá
trình sản xuất. tấn/năm
Không thống kê được
Quạt hút khí, bụi, tháp khử mùi.
Ồn Phát sinh tại trong
quá trình sản xuất. dBA
Không thống kê được - Chất thải sinh hoạt Phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
kg/tháng 50
Thu gom tập chung, lượng rác thải này được Hợp tác xã vệ sinh môi trường đô thị huyện thu gom đem đi xử lý. Chất
thải sản xuất
Phát sinh từ quá
trình sản xuất. kg/tháng 500
Được thu gom lại để nhóm lò sấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khí thải, bụi, tiếng ồn: Khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn nấu bột giấy
và tẩy trắng. Các giai đoạn này phát sinh các chất gây ô nhiễm chủ yếu như SO2, H2S.
Đặc biệt trong quá trình tẩy có sử dụng các sản phẩm clo nên trong khí thải có chứa một số hợp chất của clo như hypoclorit, clo đioxxit… Bụi và tiếng ồn phát sinh trong hầu hết các giai đoạn của quá trình sản xuất. Hiện nay, đã lắp đặt hệ thống hút bụi, thông gió, khử mùi tại khu nhà xưởng để giải quyết vấn đề bụi, nóng và mùi hóa chất trong các khu nhà xưởng sản xuất.
- Chất thải rắn: Gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy và chất thải rắn sản xuất.
+ Chất thải rắn sinh hoạt được Công ty thu gom tập chung, lượng rác thải này được Hợp tác xã vệ sinh môi trường đô thị huyện thu gom đem đi xử lý theo đúng quy định hiện hành.
+ Chất thải rắn sản xuất thông thường: Gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ giai đoạn làm sạch ly tâm, cát, sạn. Thành phần chính của bùn là cặn từ bể lắng và cặn từ tầng làm khô của trạm xử lý nước thải.
+ Chất thải nguy hại: Bao gồm bùn thải sau quá trình xử lý nước thải, hóa chất thừa, bóng đèn huỳnh quang, mực thải, mực in thải… Hiện nay, Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại vào tháng 12 năm 2009.
- Nước thải: Nước thải sản xuất của Nhà máy phát sinh chủ yếu trong các quá trình chuẩn bị nguyên liệu thô, nghiền bột giấy, tẩy trắng, seo giấy…
Đặc biệt nước thải sản xuất có thành phần chứ lignin, hợp chất clo, pH nước thải cao do kiềm dư…
Hiện nay nước thải sản xuất của Nhà máy được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý hóa lý, nước thải sau khi xử lý được tái tuần hoàn một phần (chiếm 80%), sử dụng đưa vào sản xuất và một phần xả trực tiếp thải ra môi trường (chiếm 20%), nguồn tiếp nhận nước thải là sông An Châu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.4. Nguồn gốc nƣớc thải phát sinh từ Nhà máy giấy Qúy Tùng Hƣơng
Công đoạn sản xuất Nguồn nƣớc thải chính
Chuẩn bị nguyên liệu thô - Bã vỏ ướt
- Bóc vỏ ướt
- Nước vận chuyển gỗ - Làm sạch rơm, cỏ ướt - Nước rửa nguyên liệu
Nghiền bột - Ngưng tụ dòng thồi
- Ngưng tụ từ các bình nhựa thông - Rò rỉ và rơi vãi các dịch đen
- Nước làm lạnh đệm từ các máy tinh chế…vv - Tuyển bột không tẩy
- Các vật chứa sợi, sạn hay cát có nồng độ cao - Nước lọc từ quá trình làm đặc bột
Tẩy trắng Nước tẩy chứa Chlorologin
Chuẩn bị nguyên liệu đầu vào và máy xeo
- Rò rỉ và rơi vãi hóa chất và các chất phụ gia - Nước rửa sàn
- Rơi vãi bột giấy
- Các chất thải chứa sợi, sạn hoặc cát - Nước thải chứa sợi
- Dòng tràn nước trắng
Các khâu hỗ trợ - Xả nồi hơi
- Nước thải tạo từ máy làm mềm sợi
Thu hồi hóa chất - Nước ngưng tụ
- Dịch loãng từ các cặn máy tuyển - Nước làm mát và hơi nước ngưng tụ - Nước ngưng tụ có chất bẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/