3.1.2.1. Tình hình kinh tế
Năm 2013 kinh tế trong nước và trên thế giới nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn và dự báo diễn biến phức tạp. Nằm trong hoàn cảnh chung đó, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang nói chung, xã Tuấn Đạo nói riêng cũng còn nhiều thách thức. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn xã, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Năm 2013 tổng sản phẩm GDP (theo giá hiện hành) đạt 66.440,7 triệu đồng tăng 21,15% so với năm 2012; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77%. GDP bình quân đầu người ước đạt 14,14 triệu đồng [24].
* Ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại:
Trên địa bàn toàn xã Tuấn đạo hiện nay có 6 công ty đang duy trì hoạt động thường xuyên, tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động. Tổng doanh thu năm 2013 của 3 đơn vị lớn là 17.786 triệu đồng, nộp thuế 1.786 triệu đồng cho ngân sách. Ngoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ra, các hộ gia đình tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa và tiêu dùng của toàn xã [24].
* Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp:
- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn xã đạt 385,17 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 1.266,2 tấn. Lương thực bình quân đạt 269 kg/người/năm.
- Tổng số đàn trâu, bò là 284 con; đàn lợn là 10.142 con; đàn gia cầm là 65.705 con; sản lượng thịt hơi đạt 610 tấn;
- Tiếp tục khuyến khích nhân dân phát triển mô hình sản xuất vườn đồi. - Trồng mới được 137,7 ha rừng.
3.1.2.2. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã Tuấn Đạo
Hiện nay, xã Tuấn Đạo mới có quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2015, còn những quy hoạch phát triển hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường theo chuẩn mới còn chưa được thực hiện đầy đủ. Một số quy hoạch đã được đề ra từ lâu nhưng do kinh phí cho xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa được thực hiện [24].
3.1.2.3. Về xây dựng cơ bản trên địa bàn xã
Năm 2013, trên địa bàn xã Tuấn Đạo có 12 công trình xây dựng cơ bản mới với tổng số vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư chủ yếu cho giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy lợi. Đầu tư giao thông nông thôn trên 2 tỷ đồng, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên 7 tỷ đồng, đầu tư cho lĩnh vực môi trường gần 1 tỷ đồng…[24].
3.1.2.4. Về văn hóa – xã hội
Đầu tư quan tâm cho công tác giáo dục, thường xuyên tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục. Trên địa bàn xã có trường mầm mon, trường tiểu học, trường THCS. Tổng số cán bộ, giáo viên của 3 trường là 116 đồng chí, tổng số học sinh là 850 em [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.5. Về y tế, dân số
Năm 2013, đã tổ chức khám và chữa 3871 lượt bệnh nhân, trong đó ngoại trú là 3148 lượt, chuyển viện 373 lượt, 100% trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A.
Số trẻ em được sinh ra trên địa bàn xã là 102 trẻ, trong đó 51 trai và 51 gái. Không có hiện tượng mất cân bằng giới tính tự nhiên.
3.2. Tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hƣơng
3.2.1. Hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Nhà máy giấy Quý Tùng Hương địa chỉ thôn Lãn Chè, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích nhà máy là 1,5 ha trong đó bao gồm nhà xưởng, bãi chứa, bể thải và khu nhà ở công nhân. Sản phẩm chính của Nhà máy là giấy đế cuộn và giấy tiền vàng xuất khẩu. Sản lượng hiện tại đạt khoảng 2.000 tấn/năm.
Tổ chức hoạt động nhà máy được thể hiện tại sơ đồ 3.2.
Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của nhà máy Quý Tùng Hương
Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là tre nứa và gỗ keo, sản phẩm đầu ra là giấy vàng mã xuất khẩu sang Đài Loan. Nguyên liệu sản xuất đã qua chế biến 3000 tấn/năm, gồm: tre, nứa, gỗ… đã được chặt thành mảnh có kích thước trung bình là 3cm x 3cm.
Quản đốc nhà máy Kỹ sư điều hành Công nhân Lãnh đạo nhà máy Các bộ phận chức năng Công nhân, vận chuyển, bốc xếp, tạp vụ, bảo vệ…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nguyên liệu khác gồm củi, điện, nước… Hiện nay, lò đốt dầu FO trước đây được thay thế một phần bằng lò đốt củi. Lượng củi hàng năm sử dụng là 1500 Ste/năm, và được mua trực tiếp tại các cơ sở khai thác. Nguồn điện sử dụng khoảng 600 nghìn Kwh/năm. Lượng nước sử dụng cho sản xuất hiện nay chủ yếu là nước tuần hoàn, có
bổ sung trong bể là 5m3/ ngày (trung bình 150m3/tháng). Nước sản xuất bổ sung được
bơm trực tiếp từ nước sông đưa vào sản xuất.
Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu gồm Natri Hydroxit (NaOH),
Metanol (CH7OH), Etanol (C2H3OH), Axit Diterpne (C19H29COOH), Sulpur (S), Nhôm
III sunphat (HL2(SO4)3L8H2O).
Bảng 3.2. Khối lƣợng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất
TT Tên hóa chất Tên thƣơng mại Công thức
hóa học
Khối lƣợng
(ĐV: kg/năm)
1 Natri Hydroxit Sotium Hydroxide NaOH 500
2 Metanol Metanol CH7OH 50
3 Etanol Etylil C2H3OH 18
4 Axit Diterpne Nhựa thông C19H29COOH 18
5 Sulpur Lưu huỳnh S 10
6 Nhôm III sunphat Phèn nhôm HL2(SO4)3L8H2O 12
(Nguồn: [3]).
3.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Nguyên liệu Nghiền thô Nghiền Hà Lan Nghiền tinh
Xeo Xấy
Cuốn lô In
Cắt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thuyết minh dây chuyền công nghệ:
Nguyên liệu được đưa vào bể làm sạch, chạy qua hệ thống nghiền bằng máy phân ly sau đó bơm lên bể cao 10m để trộn đều, chuyển sang hệ thống sàng - lọc sau đó được đưa vào hệ thống trộn hóa chất, tiếp tục được đưa vào bể khuấy, bơm ra bể và đưa về thành phẩm dạng bột lỏng sệt.
* Chuẩn bị nguyên liệu:
Nguyên liệu chủ yếu ở đây là: tre, nứa, gỗ…được chuyển đến các máy chặt thành mảnh có kích thước trung bình là 3cm x 3cm. Sau khi cắt mảnh nhỏ nguyên liệu được đưa đến sân chứa mảnh và cung cấp cho các nồi nấu bột. Sử dụng dịch đen sau khi nấu để phun làm ẩm mảnh nhằm mục đích chống nấm mốc và giảm lượng xút cần sử dụng trong quá trình nấu bột.
* Nấu bột:
Chuẩn bị hóa chất và nước: NaOH rắn được hòa tan trong nước tại thùng hòa xút. Sau khi xút hòa tan hoàn toàn, tiến hành bổ sung nước nhằm đạt được dung dịch có nồng độ 80-100g/l. Dung dịch xút được bơm lên thùng kế lượng đặt phía trên nồi súp và giữa dung dịch xút trước khi nấu ở nhiệt độ 70-800C.
Nạp mảnh nguyên liệu, hóa chất và nước vào các nồi dung tích 25m3. Sau khi nạp
đủ nguyên liệu, tiến hành nạp xút và bổ sung nước theo quy trình đã được xác lập. Sau đó đóng nắp nồi và chuẩn bị gia hơi nhiệt cho nấu bột.
Quá trình gia nhiệt cho nồi nấu thường kéo dài khoảng 2-3h và được chia làm 02 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất: Được xông hơi nâng nhiệt lên 1300C;
- Giai đoạn thứ hai: Được gia nhiệt lên đến 1700C. Sau khi đạt thời gian bảo ôn ở
nhiệt độ nấu, mở van xả khí để giảm áp suất trong nồi đạt 2,5-3 kg/cm2. Khi quá trình
giảm áp kết thúc, van gắn đường ống xả bột từ các nồi nấu tới tháp phóng được mở và bột được xả vào tháp phóng bột. Một chu kỳ nấu kéo dài khoảng 6-7h kể cả thời gian nạp nguyên liệu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Mục đích của công đoạn này là tách các thành phần không phải Xenlulo (chủ yếu là lignin và hemixenlulo) ra khỏi nguyên liệu ban đầu để nâng cao chất lượng bột giấy.
* Rửa bột
Mục đích của công đoạn là tách bột Xenlulo ra khỏi dịch nấu (còn gọi là dịch
đen). Dịch đen bao gồm các hợp chất chứa Na, chủ yếu là Natrisunfat (Na2SO4), ngoài
ra còn chứa NaOH, Na2S, Na2SO3 và lignin cùng các sản phẩm phân hủy hydratcacbon
– axit hữu cơ. Quá trình rửa bột thường sử dụng nhiều nước sạch, lượng nước sử dụng cần hạn chế đến mức tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo sao cho tách bột Xenlulo đạt hiệu quả cao, nồng độ kiềm trong dịch đen và độ pha loãng là nhỏ nhất để giảm chi phí cho quá trình xử lý tái thu hồi kiềm.
* Nghiền bột
Mục đích của nghiền bột là làm cho xơ sợi được hydrat hóa, dẻo dai, tăng bề mặt hoạt tính, giải phóng gốc hydroxyl làm tăng diện tích bề mặt, tăng độ mềm mại, hình thành độ bền của tờ giấy. Sau công đoạn nghiền bột, bột giấy được trộn với các chất độn và các chất phụ gia để đưa đến bộ phận xeo giấy.
* Xeo giấy
Là quá trình tạo hình sản phẩm trên lưới và nước để giảm độ ẩm của giấy. Quá trình này sử dụng các lưới xeo, nước lọt qua mắt lưới, bột giấy được giữ lại trên bề mặt của lưới xeo tạo thành tấm giấy dày, tiếp đó tiến hành nén liên tục để khử nước và ép mỏng tờ giấy.
Quá trình này phát sinh rất nhiều nước thải. Đặc biệt là trong nước thải có chứa xơ sợi Xenlulo (gọi là dịch trắng) làm tăng hàm lượng TSS, BOD5, COD trong nước thải. Lượng dư của những hóa chất này cũng đi vào dòng nước thải.
* Sấy, cuộn
Mục đích là làm cho giấy khô và tạo kích thước theo yêu cầu cho giấy. Quá trình này sử dụng năng lượng điện và củi là chủ yếu.
Thiết bị sấy khô bằng hơi sẽ làm khô giấy ướt, giấy được nhuộm, in và cắt cùng kích cỡ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ * Thu hồi hóa chất
Mục đích là để đạt được hiệu quả kinh tế cao, cần có bộ phận thu hồi hóa chất. Chẳng hạn việc tái sinh kiềm từ dịch đen của phương pháp sunfat bao gồm các giai đoạn:
- Cô đặc để giảm lượng nước.
- Đốt dịch đã qua cô đặc ở nhiệt độ cao (T > 5000C) với mục đích làm cho các
chất hữu cơ cháy hoàn toàn tạo thành CO2 và H2O, còn thành phần vô cơ của dịch đen
sẽ tạo thành cặn tro hoặc cặn nóng chảy gọi là kiềm đỏ.
- Xút hóa kiềm đỏ bằng dung dịch kiềm loãng và sữa vôi Ca(OH)2. Sau đó tách
bùn vôi và dung dịch trắng bao gồm NaOH, Na2S, Na2SO3, Na2SO4.
Tuy nhiên, hiện nay tại nhà máy việc thu hồi hóa chất vẫn còn hạn chế, lượng hóa chất thu hồi được không đáng kể.
3.2.3. Các nguồn phát sinh chất ô nhiễm trong hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương
Các nguồn gây ô nhiễm do quá trình hoạt động của nhà máy giấy Quý Tùng Hương chủ yếu ở dạng nước thải, khí thải, chất thải rắn và được phát sinh chủ yếu trong các giai đoạn của quá trình sản xuất. Loại phát thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty; nước thải sản xuất phát sinh từ các công đoạn ngâm liệu, xeo giấy…; khí thải, bụi, ồn phát sinh từ các quá trình sấy bán sản phẩm, nấu bột giấy và quá trình tẩy trắng; chất thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty, chất thải rắn sản xuất phát sinh từ quá trình sản xuất, gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Các nguồn phát sinh và thải lượng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy Quý Tùng Hương được thể hiện cụ thể tại bảng 3.3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bảng 3.3. Nguồn phát sinh và thải lƣợng các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy Quý Tùng Hƣơng
Loại phát thải
Nguồn phát sinh Đơn vị Khối lƣợng
thải Công nghệ xử lý
Nước thải sinh
hoạt
Nước thải này được phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong công ty.
m3/ngày 2 Xử lý sinh học bằng bể tự hoại Nước thải sản xuất Phát sinh từ các
công đoạn rửa
nguyên liệu, ngâm nguyên liệu (dịch đen), rửa bán thành phẩm, xeo giấy. 100 Xử lý bằng phương pháp hoá học và hoá lý. Khí thải Phát sinh từ các quá trình sấy bán sản phẩm, nấu bột giấy và quá trình tẩy trắng. tấn/năm Không thống kê được Quạt hút khí, bụi, tháp khử mùi.
Bụi Phát sinh từ quá
trình sản xuất. tấn/năm
Không thống kê được
Quạt hút khí, bụi, tháp khử mùi.
Ồn Phát sinh tại trong
quá trình sản xuất. dBA
Không thống kê được - Chất thải sinh hoạt Phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy.
kg/tháng 50
Thu gom tập chung, lượng rác thải này được Hợp tác xã vệ sinh môi trường đô thị huyện thu gom đem đi xử lý. Chất
thải sản xuất
Phát sinh từ quá
trình sản xuất. kg/tháng 500
Được thu gom lại để nhóm lò sấy.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Khí thải, bụi, tiếng ồn: Khí thải phát sinh chủ yếu trong giai đoạn nấu bột giấy
và tẩy trắng. Các giai đoạn này phát sinh các chất gây ô nhiễm chủ yếu như SO2, H2S.
Đặc biệt trong quá trình tẩy có sử dụng các sản phẩm clo nên trong khí thải có chứa một số hợp chất của clo như hypoclorit, clo đioxxit… Bụi và tiếng ồn phát sinh trong hầu hết các giai đoạn của quá trình sản xuất. Hiện nay, đã lắp đặt hệ thống hút bụi, thông gió, khử mùi tại khu nhà xưởng để giải quyết vấn đề bụi, nóng và mùi hóa chất trong các khu nhà xưởng sản xuất.
- Chất thải rắn: Gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy và chất thải rắn sản xuất.
+ Chất thải rắn sinh hoạt được Công ty thu gom tập chung, lượng rác thải này được Hợp tác xã vệ sinh môi trường đô thị huyện thu gom đem đi xử lý theo đúng quy định hiện hành.
+ Chất thải rắn sản xuất thông thường: Gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ giai đoạn làm sạch ly tâm, cát, sạn. Thành phần chính của bùn là cặn từ bể lắng và cặn từ tầng làm khô của trạm xử lý nước thải.
+ Chất thải nguy hại: Bao gồm bùn thải sau quá trình xử lý nước thải, hóa chất thừa, bóng đèn huỳnh quang, mực thải, mực in thải… Hiện nay, Công ty đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại và được sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại vào tháng 12 năm 2009.
- Nước thải: Nước thải sản xuất của Nhà máy phát sinh chủ yếu trong các quá trình chuẩn bị nguyên liệu thô, nghiền bột giấy, tẩy trắng, seo giấy…
Đặc biệt nước thải sản xuất có thành phần chứ lignin, hợp chất clo, pH nước thải cao do kiềm dư…
Hiện nay nước thải sản xuất của Nhà máy được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý hóa lý, nước thải sau khi xử lý được tái tuần hoàn một phần (chiếm 80%), sử dụng đưa vào sản xuất và một phần xả trực tiếp thải ra môi trường (chiếm 20%), nguồn