Phương pháp lấy mẫu nước thải

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 34)

2.3.2.1. Xác định địa điểm và vị trí quan trắc

Vị trí quan trắc phải đại diện cho dòng nước thải cần quan trắc và thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Cuối dòng thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận;

- Dòng chảy tại vị trí quan trắc phải hòa trộn đều, độ đồng nhất cao;

Trường hợp không có dòng chảy hòa trộn đều thì có thể tạo dòng chảy hòa trộn đều bằng cách thu hẹp dòng chảy nhưng phải bảo đảm không xảy ra sự lắng cặn ở phía trước chỗ thu hẹp. Vị trí quan trắc phải ở phía sau của chỗ thu hẹp, cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần bề rộng chỗ thu hẹp.

Trong trường hợp không thể tạo dòng chảy hòa trộn đều thì phải áp dụng phương pháp lấy mẫu tổ hợp.

- Dễ tiếp cận dòng thải để tiến hành lấy mẫu và đo lưu lượng;

- An toàn và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng quan trắc viên.

2.3.2.2. Xác định thông số quan trắc

- Thông số đo, phân tích tại hiện trường: pH, nhiệt độ (to), mùi, độ màu.

- Thông số quan trắc khác: chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5)

tại 20oC, nhu cầu oxi hóa học (COD), asen (As), thủy ngân (Hg), chì (Pb), cadimi (Cd),

crom VI (Cr6+), crom III (Cr3+), đồng (Cu), kẽm (Zn), niken (Ni), mangan (Mn), sắt

(Fe), thiếc (Zn), xianua (CN-), phenol, dầu mỡ khoáng, dầu động thực vật, clo dư, PCB,

hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ, hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, sunfua, florua, clorua, amoni (tính theo nitơ), tổng nitơ, tổng phôtpho, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ , tổng hoạt độ phóng xạ .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc lựa chọn thông số quan trắc nước thải sản xuất của Nhà máy Quý tùng Hương căn cứ vào đặc trưng các chất gây ô nhiễm trong hoạt động sản xuất giấy theo đúng quy định tại QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

2.3.2.3. Xác định thời gian và tần suất quan trắc

Thời điểm lấy mẫu: mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất ổn định của cơ sở sản xuất là tốt nhất. Trường hợp các cơ sở sản xuất hoạt động không ổn định thì tiến hành lấy mẫu khi hiệu suất sản xuất đạt công suất tối đa và vận hành ổn định trong quá trình lấy mẫu.

2.3.2.4. Lấy mẫu

2.3.2.4.1.Đo lưu lượng dòng thải

Lưu lượng dòng thải phải đo trong cả ca sản xuất và tối thiểu đo 8 lần tại ví trí lấy mẫu. Khoảng cách giữa hai lần đo cách nhau tối đa là 1 giờ. Tổng thể tích nước thải và lưu lượng trung bình được tính như sau:

V =  Qi . ti QTB = V/ti

Trong đó:

V - Tổng thể tích nước thải, m3;

Qi - Lưu lượng tức thời tại thời điểm ti, m3/h;

ti - Khoảng thời gian giữa 2 lần đo lưu lượng tức thời, giờ (h); QTB - Lưu lượng trung bình, m3/h.

2.3.2.4.2.Lấy mẫu

Việc lấy mẫu nước thải công nghiệp phải tuân thủ theo quy định tại TCVN 5999 : 1995 (ISO 5667-10 : 1992).

Lấy mẫu tổ hợp theo lưu lượng: gồm hỗn hợp các mẫu đơn được lấy theo một trong hai phương pháp sau:

Lấy các mẫu đơn có thể tích không đổi ở các khoảng thời gian khác nhau; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lấy thể tích mẫu khác nhau ở các khoảng thời gian không đổi. Trong trường hợp này, thể tích của mẫu đơn để trộn thành mẫu tổ hợp tỷ lệ với lưu lượng tại thời điểm lấy mẫu và được tính như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thể tích của mẫu đơn để trộn

=

Tổng thế tích yêu cầu của mẫu tổ hợp (loại mẫu tổ hợp, thể tích của từng mẫu)

x Lưu lượng

tại thời điểm lấy mẫu đơn (Lưu lượng QTB) x (Số mẫu đơn cần trộn)

2.3.2.4. Lập bản mô tả vị trí địa lý và ký hiệu các vị trí quan trắc

Mẫu nước thải được lấy thành 2 đợt, đợt 1 vào ngày 8/11/2013 và đợt 2 vào ngày 4/3/2014. Trên cơ sở nguồn thải và quy mô hoạt động của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương, tiến hành lấy mẫu tại các vị trí cụ thể:

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu Các chỉ tiêu quan trắc

Đợt 1 Đợt 2

1 Chất lượng nước thải sản xuất

1.1 Nước thải trước khi đưa vào

hệ thống xử lý chung NT - 01 NT - 03

pH, nhiệt độ, DO, Độ màu, TSS, COD, BOD5, Fe, Cu, Cd, Pb, As, Hg, Sunfua, Tổng P, Tổng N, Coliform, Dầu mỡ khoáng

1.2 Nước thải sau khi xử lý,

trước khi xả ra môi trường NT - 02 NT - 04

2 Chất lượng nước mặt trên sông An Châu

2.1

Trước điểm tiếp nhận nước thải của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương

NM - 01 NM - 03 pH, nhiệt độ, DO, Độ màu,

TSS, COD, BOD5, Fe, Cu, Cd, Pb, As, Hg, Sunfua, Tổng P, Tổng N, Coliform, Dầu mỡ khoáng

2.2

Sau điểm tiếp nhận nước thải của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương

NM - 02 NM - 04

3 Chất lượng nước ngầm

3.1

Nước giếng đào hộ ông Trần Văn Tuấn (Cách nhà máy 50m)

NN - 01 NN - 02 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pH, nhiệt độ, DO, Độ màu,

TSS, COD, BOD5, Fe, Cu,

Cd, Pb, As, Hg, Sunfua, Tổng P, Tổng N, Coliform,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 34)