Phương pháp phân tích mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 39)

2.3.4.1. Phương pháp phân tích mẫu nước thải

Bảng 2.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc thải

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣơng pháp phân tích

1 pH - TCVN 6492:2011

2 Nhiệt độ oC SMEWW 2550:2005

3 DO mg/l SMEWW 4500-O G:2005

4 Độ màu (Co-Pt ở pH = 7) - SMEWW 2120 (B):2005

5 TSS mg/l SMEWW 2540 (D):2005 6 COD mg/l TCVN 6491:1999 7 BOD5 mg/l SMEWW 5210 (D):2005 8 Fe mg/l TCVN 6177:1996 9 Cu mg/l SMEWW 3111 (B):2005 10 Cd mg/l SMEWW 3111 (B):2005 11 Hg mg/l SMEWW 3113 (B):2005 12 Pb mg/l SMEWW 3113 (B):2005 13 As mg/l SMEWW 3113 (B):2005 14 Sunfua mg/l SMEWW 4500-S2- (F):2005 15 Tổng P mg/l SMEWW 4500-P (E):2005 16 Tổng N mg/l SMEWW 4500-N (C):2005 17 Coliform MPN/100ml SMEWW 9221 (B):2005

18 Dầu mỡ khoáng mg/l SMEWW 5520 (B):2005

2.3.4.2. Phương pháp phân tích mẫu khí thải, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4. Phƣơng pháp phân tích khí thải, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣơng pháp phân tích

1 Định vị - Đo nhanh

2 Nhiệt độ oC Đo nhanh

3 Độ ẩm % Đo nhanh

4 Tốc độ gió m/s Đo nhanh

5 Bụi mg/m3 Dòng quang điện

6 Tiếng ồn dBA TCVN 7878- 2: 2010 7 CO mg/m3 52 TCN 352- 89 8 NO2 mg/m3 TCVN 6137: 2009 9 SO2 mg/m3 TCVN 5971: 1995 10 NH3 mg/m3 TCVN 5293: 1995 11 H2S mg/m3 USEPA Method 15 12 Cl2 mg/m3 TCVN 4877- 89 2.3.5. Phương pháp chọn hộ phỏng vấn

Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn trên cơ sở điều tra không toàn bộ tức là chỉ điều tra 65 phiếu đối với các hộ dân xung quanh và tập trung các câu hỏi vào vấn đề ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương tới đời sống của nhân dân. Chọn ngẫu nhiên 65 hộ gia đình hiện đang sinh sống gần nhất với khu vực nghiên cứu.

2.3.6. Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh: Từ những số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu so sánh với TCVN và tiêu chuẩn của nhiều ngành khác để đưa ra những nhận xét đánh giá.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Các thầy cô, những người có liên quan, các Cán bộ môi trường địa phương, lãnh đạo các sở, ban, ngành…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Tuấn Đạo

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tuấn Đạo nằm ở phía Tây Nam của huyện Sơn Động:

- Phía Bắc giáp xã Yên Định – huyện Sơn Động; xã Đèo Gia – huyện Lục Ngạn; - Phía Nam giáp xã Tuấn Mậu;

- Phía Tây giáp xã Bình Sơn và xã Lục Sơn – huyện Lục Nam; - Phía Đông giáp xã An Bá và xã Bồng Am.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuấn Đạo có vị trí tương đối thuận lợi có tuyến đường tỉnh lộ 291 đi qua và là thượng nguồn của dòng sông Lục Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã có địa hình chủ yếu là dạng đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn với các khe núi tạo hình lòng máng nghiêng theo hướng Bắc Nam. Dọc theo trục đường tỉnh lộ 291 và hai bên bờ hạ lưu của sông nước vàng bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử đổ về, địa hình khu vực này đồi núi thấp, đất đai tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Tuấn Đạo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 240C – 250C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh nhau 50C đến 80C, sự thay đổi

nhiệt giữa các mùa trong năm khá lớn khoảng 130C đến 320C. Lượng mưa trung bình

khoảng 1.700mm và phân bố không đều, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

Khí hậu phân ra hai mùa rõ rệt từ tháng 5 đến tháng 10, chế độ gió thịnh hành theo hướng đông nam khí hậu nóng ẩm mưa nhiều dễ xảy ra lũ quét và sạt lở đất cục bộ. Từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa đông bắc, khí hậu lạnh và khô hanh kèm theo những trận rét đậm, rét hại, hạn hán thường kéo dài, dẫn đến nguồn nước cạn kiệt nên mùa đông thường khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì lẽ đó, muốn phát triển nông - lâm nghiệp bền vững thì phải bố trí cơ cấu giống vật nuôi, cây trồng hợp lý phù hợp với các yếu tố thuận lợi, tránh được các yếu tố bất lợi [23].

Do địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn, bị chia cắt nhiều tạo lên hệ thống sông, ngòi, khe suối đa dạng, phong phú. Chế độ thủy văn tương đối phức tạp thường gây ra lũ quét và sạt lở đất vào mùa mưa bão, gây hạn hán thiếu nước vào mùa khô. Để khắc phục tình trạng trên cần phải có biện pháp bảo vệ triệt để diện tích rừng tự nhiên hiện có và bố trí trồng rừng một cách hợp lý để tăng độ che phủ của rừng gắn với việc phát triển kinh tế lâm nghiệp sinh thái bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Bảng 3.1. Tài nguyên thiên nhiên xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Tài nguyên thiên nhiên Diện tích (ha)

Tổng diện tích đất tự nhiên xã Tuấn Đạo: 7.112,2 ha * Tài nguyên đất:

Nhóm đất nông – lâm nghiệp: 6.407,57 ha

- Đất sản xuất nông nghiệp: 947,08 ha

+ Đất trồng cây hàng năm: Đất trồng lúa: Đất trồng cây hàng năm khác: 473,27 ha (6,65%) 157,28 ha (2,21%) 315,99 ha (4,44%)

+ Đất trồng cây lâu năm: 473,81 ha (6,66%)

- Đất lâm nghiệp: 5.449,62 ha (76,62%)

- Đất nuôi trồng thủy sản: 10,87 ha (0,15%)

Nhóm đất phi nông nghiệp: 150,49 ha

- Đất ở: 50, 69 ha (0,71%)

- Đất chuyên dùng: 112,3 ha (1,57)

- Đất tín ngưỡng: 0,54 ha (0,00%)

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 11,54 ha (0,16)

- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 180,76 ha (2,54%)

Đất mặt nước: 191,63 ha (3,78%) - Đất ao hồ: 21,37 ha - Đất khe suối: 170,26 ha Nhóm đất chưa sử dụng: 561,01 ha (7,09%) * Tài nguyên rừng: - Diện tích rừng tự nhiên: 4.798,38 ha (75,7%) - Diện tích rừng trồng: 1.181,40 ha (18,6%) - Đất chưa có rừng: 362,01 ha (5,7%)

* Tài Nguyên khoáng sản:

- Nhóm nhiên liệu cháy: than.

- Nhóm kim loại: sắt, chì, kẽm, Wolfram, thiếc… - Nhóm phi kim loại: caolanh, đất sét…

- Nhóm vật liệu xây dựng: đá vôi, cát, sỏi…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

* Đánh giá chung về tiềm năng phát triển rừng, tài nguyên đất, nước với việc sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và phục vụ dân sinh:

Tuấn Đạo có diện tích đất đai rộng, diện tích đất rừng lớn, nguồn tài nguyên và hệ sinh thái rừng hết sức đa dạng phong phú với nhiều loại gỗ quý như: Lim, Sến, Táu…động vật quý như: Hươu, Nai, Hổ, Gấu, Lợn rừng…nhưng trong những năm qua, do việc quy hoạch, thiết kế khai thác rừng, chuyển đổi trồng rừng kinh tế dẫn đến tài nguyên rừng giảm nhiều so với những năm trước.

Tuấn Đạo là địa phương miền núi có diện tích đất đai rộng lớn, có hai nhánh sông chảy qua địa bàn xã và nhiều khe suối nhỏ thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông lâm nghiệp bền vững, kết hợp với dịch vụ du lịch sinh thái; phát triển kinh tế nông lâm nghiệp gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm từ sản xuất nông lâm nghiệp.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Năm 2013 kinh tế trong nước và trên thế giới nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn và dự báo diễn biến phức tạp. Nằm trong hoàn cảnh chung đó, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Giang nói chung, xã Tuấn Đạo nói riêng cũng còn nhiều thách thức. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân toàn xã, kinh tế tiếp tục phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tiếp tục được cải thiện. Năm 2013 tổng sản phẩm GDP (theo giá hiện hành) đạt 66.440,7 triệu đồng tăng 21,15% so với năm 2012; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 20,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,25%; khu vực dịch vụ chiếm 37,77%. GDP bình quân đầu người ước đạt 14,14 triệu đồng [24].

* Ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại:

Trên địa bàn toàn xã Tuấn đạo hiện nay có 6 công ty đang duy trì hoạt động thường xuyên, tạo việc làm ổn định cho trên 300 lao động. Tổng doanh thu năm 2013 của 3 đơn vị lớn là 17.786 triệu đồng, nộp thuế 1.786 triệu đồng cho ngân sách. Ngoài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ra, các hộ gia đình tích cực tham gia vào sản xuất kinh doanh dịch vụ thương mại đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa và tiêu dùng của toàn xã [24].

* Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp:

- Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm toàn xã đạt 385,17 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt là 1.266,2 tấn. Lương thực bình quân đạt 269 kg/người/năm.

- Tổng số đàn trâu, bò là 284 con; đàn lợn là 10.142 con; đàn gia cầm là 65.705 con; sản lượng thịt hơi đạt 610 tấn;

- Tiếp tục khuyến khích nhân dân phát triển mô hình sản xuất vườn đồi. - Trồng mới được 137,7 ha rừng.

3.1.2.2. Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã Tuấn Đạo

Hiện nay, xã Tuấn Đạo mới có quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2005-2015, còn những quy hoạch phát triển hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và môi trường theo chuẩn mới còn chưa được thực hiện đầy đủ. Một số quy hoạch đã được đề ra từ lâu nhưng do kinh phí cho xây dựng nông thôn mới còn nhiều hạn chế nên vẫn chưa được thực hiện [24].

3.1.2.3. Về xây dựng cơ bản trên địa bàn xã

Năm 2013, trên địa bàn xã Tuấn Đạo có 12 công trình xây dựng cơ bản mới với tổng số vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư chủ yếu cho giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công trình thủy lợi. Đầu tư giao thông nông thôn trên 2 tỷ đồng, đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên 7 tỷ đồng, đầu tư cho lĩnh vực môi trường gần 1 tỷ đồng…[24].

3.1.2.4. Về văn hóa – xã hội

Đầu tư quan tâm cho công tác giáo dục, thường xuyên tập trung đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục. Trên địa bàn xã có trường mầm mon, trường tiểu học, trường THCS. Tổng số cán bộ, giáo viên của 3 trường là 116 đồng chí, tổng số học sinh là 850 em [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3.1.2.5. Về y tế, dân số

Năm 2013, đã tổ chức khám và chữa 3871 lượt bệnh nhân, trong đó ngoại trú là 3148 lượt, chuyển viện 373 lượt, 100% trẻ em trong độ tuổi được uống vitamin A.

Số trẻ em được sinh ra trên địa bàn xã là 102 trẻ, trong đó 51 trai và 51 gái. Không có hiện tượng mất cân bằng giới tính tự nhiên.

3.2. Tình hình hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hƣơng

3.2.1. Hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương

Nhà máy giấy Quý Tùng Hương địa chỉ thôn Lãn Chè, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích nhà máy là 1,5 ha trong đó bao gồm nhà xưởng, bãi chứa, bể thải và khu nhà ở công nhân. Sản phẩm chính của Nhà máy là giấy đế cuộn và giấy tiền vàng xuất khẩu. Sản lượng hiện tại đạt khoảng 2.000 tấn/năm.

Tổ chức hoạt động nhà máy được thể hiện tại sơ đồ 3.2.

Hình 3.2. Sơ đồ tổ chức hoạt động của nhà máy Quý Tùng Hương

Nguyên liệu sản xuất chủ yếu là tre nứa và gỗ keo, sản phẩm đầu ra là giấy vàng mã xuất khẩu sang Đài Loan. Nguyên liệu sản xuất đã qua chế biến 3000 tấn/năm, gồm: tre, nứa, gỗ… đã được chặt thành mảnh có kích thước trung bình là 3cm x 3cm.

Quản đốc nhà máy Kỹ sư điều hành Công nhân Lãnh đạo nhà máy Các bộ phận chức năng Công nhân, vận chuyển, bốc xếp, tạp vụ, bảo vệ…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên liệu khác gồm củi, điện, nước… Hiện nay, lò đốt dầu FO trước đây được thay thế một phần bằng lò đốt củi. Lượng củi hàng năm sử dụng là 1500 Ste/năm, và được mua trực tiếp tại các cơ sở khai thác. Nguồn điện sử dụng khoảng 600 nghìn Kwh/năm. Lượng nước sử dụng cho sản xuất hiện nay chủ yếu là nước tuần hoàn, có

bổ sung trong bể là 5m3/ ngày (trung bình 150m3/tháng). Nước sản xuất bổ sung được

bơm trực tiếp từ nước sông đưa vào sản xuất.

Hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu gồm Natri Hydroxit (NaOH),

Metanol (CH7OH), Etanol (C2H3OH), Axit Diterpne (C19H29COOH), Sulpur (S), Nhôm

III sunphat (HL2(SO4)3L8H2O).

Bảng 3.2. Khối lƣợng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất

TT Tên hóa chất Tên thƣơng mại Công thức

hóa học

Khối lƣợng

(ĐV: kg/năm)

1 Natri Hydroxit Sotium Hydroxide NaOH 500

2 Metanol Metanol CH7OH 50

3 Etanol Etylil C2H3OH 18

4 Axit Diterpne Nhựa thông C19H29COOH 18

5 Sulpur Lưu huỳnh S 10

6 Nhôm III sunphat Phèn nhôm HL2(SO4)3L8H2O 12

(Nguồn: [3]).

3.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương

Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương

Nguyên liệu Nghiền thô Nghiền Hà Lan Nghiền tinh

Xeo Xấy

Cuốn lô In

Cắt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thuyết minh dây chuyền công nghệ:

Nguyên liệu được đưa vào bể làm sạch, chạy qua hệ thống nghiền bằng máy phân ly sau đó bơm lên bể cao 10m để trộn đều, chuyển sang hệ thống sàng - lọc sau đó được đưa vào hệ thống trộn hóa chất, tiếp tục được đưa vào bể khuấy, bơm ra bể và đưa về thành phẩm dạng bột lỏng sệt.

* Chuẩn bị nguyên liệu:

Nguyên liệu chủ yếu ở đây là: tre, nứa, gỗ…được chuyển đến các máy chặt thành mảnh có kích thước trung bình là 3cm x 3cm. Sau khi cắt mảnh nhỏ nguyên liệu được đưa đến sân chứa mảnh và cung cấp cho các nồi nấu bột. Sử dụng dịch đen sau khi nấu để phun làm ẩm mảnh nhằm mục đích chống nấm mốc và giảm lượng xút cần sử dụng trong quá trình nấu bột.

* Nấu bột:

Chuẩn bị hóa chất và nước: NaOH rắn được hòa tan trong nước tại thùng hòa xút. Sau khi xút hòa tan hoàn toàn, tiến hành bổ sung nước nhằm đạt được dung dịch có nồng độ 80-100g/l. Dung dịch xút được bơm lên thùng kế lượng đặt phía trên nồi súp và giữa dung dịch xút trước khi nấu ở nhiệt độ 70-800C.

Nạp mảnh nguyên liệu, hóa chất và nước vào các nồi dung tích 25m3. Sau khi nạp

đủ nguyên liệu, tiến hành nạp xút và bổ sung nước theo quy trình đã được xác lập. Sau đó đóng nắp nồi và chuẩn bị gia hơi nhiệt cho nấu bột.

Quá trình gia nhiệt cho nồi nấu thường kéo dài khoảng 2-3h và được chia làm 02 giai đoạn:

- Giai đoạn thứ nhất: Được xông hơi nâng nhiệt lên 1300C;

- Giai đoạn thứ hai: Được gia nhiệt lên đến 1700C. Sau khi đạt thời gian bảo ôn ở

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)