2.3.3.1. Xác định địa điểm và vị trí quan trắc
Việc lựa chọn các địa điểm quan trắc và lấy mẫu cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Địa điểm phải phản ánh được chất lượng không khí từ hoạt động sản xuất giấy. Muốn vậy, cần phải xét đến 2 yếu tố là không gian và thời gian:
+ Với yếu tố không gian: sử dụng mạng lưới đối xứng với nguồn nằm ở trung tâm, xem xét vị trí của các nguồn phát sinh các chất ô nhiễm trong cơ sở sản để chọn địa điểm đặt mẫu, đồng thời phải chú ý đến địa hình để tránh các tác động của địa hình (tức là tìm hiểu cả các điều kiện phát tán).
+ Với yếu tố thời gian: quan trắc theo mùa và các ốp như thế nào đó để có thể phán ánh đúng nhất ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến chất lượng không khí.
Chiều cao lấy mẫu không khí và chiều cao điểm đo được chọn ngẫu nhiên hoặc hệ thống so với một chiều cao qui chiếu đã được chọn ngẫu nhiên. Nói chung tại các điểm lấy mẫu, các điểm đo phải cao trên mặt đất 2 mét.
Độ cao điểm đo và chiều cao lấy mẫu phải phản ánh được tác động của ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất đến chất lượng không khí phải thoả mãn các điều kiện sau: không gần nguồn thải, không bị ảnh hưởng của địa hình và phản ánh đúng nồng độ nền của khu vực.
2.3.3.2. Lấy mẫu
Việc lấy mẫu khí và bụi cần phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn pháp quy, mỗi địa điểm nên lấy hai mẫu song song cách nhau 20 cm. Chẳng hạn việc thu các mẫu bụi và khí nên thực hiện theo TCVN 5973-1995 và ISO 9359- 1998.
Đồng thời với việc thu mẫu, nhóm nghiên cứu cần phải quan trắc và đo đạc các yếu tố vi khí hậu. Việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6152-1996, tiêu chuẩn của Bộ Y tế - 52 TCN 354- 89 và các tiêu chuẩn phân tích khí của Nhật Bản JIS Z-8808, K-0095, K-0096.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Khi lấy mẫu bằng dụng cụ chứa, dụng cụ này phải được giữ trong các hộp gỗ có lót xốp để tránh đổ vỡ. Nên bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển và thời gian đi thu gom trong các thiết bị làm mát hoặc trong nước đá và tránh những tác động làm sai lệch hàm lượng độc tố có mặt trong mẫu (ví dụ, tránh ánh sáng mặt trời khi thu mẫu để phân tích ozôn).
Khi lấy mẫu bằng ống hấp thụ xong cần phải chứa mẫu vào trong các bình chứa mẫu bằng thủy tinh, có nút nhám, dung tích từ 25-50 ml. Việc vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho mẫu, tránh đổ vỡ, làm lẫn lộn và mẫu bị trộng lẫn vào nhau; đồng thời cũng cần phải bảo quản lạnh mẫu trong quá trình di chuyển. Mẫu nên chuyển về phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tiến hành phân tích ngay (nếu có thể).
2.3.3.4. Lập bản mô tả vị trí địa lý và ký hiệu các vị trí quan trắc
Mẫu không khí được lấy thành 2 đợt, đợt 1 vào ngày 8/11/2013 và đợt 2 vào ngày 4/3/2014. Trên cơ sở nguồn thải và quy mô hoạt động của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương, tiến hành lấy mẫu tại các vị trí cụ thể:
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí
TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu Các chỉ tiêu
quan trắc
Đợt 1 Đợt 2
1 Khu vực sản xuất của nhà máy
1.1 Khu vực giữa xưởng cuộn giấy
và xưởng xeo giấy KK - 01 KK - 04
Nhiệt độ, Độ ẩm, tốc độ gió, Bụi, tiếng ồn, khí CO, khí NO2, khí SO2, khí NH3, khí H2S, Cl2
1.2 Khu vực ngâm, nghiền nguyên
liệu KK - 02 KK - 05
2 Khu vực xung quanh Nhà máy
2.1
Tại khu vực dân cư cách nhà máy 100m về phía Tây Nam (Cuối hướng gió)
KK - 03 KK - 06
Nhiệt độ, Độ ẩm, tốc độ gió, Bụi, tiếng ồn, khí CO, khí NO2, khí SO2, khí NH3, khí H2S, Cl2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/