Giải pháp về quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 78)

Xác định nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái là nhiệm vụ lâu dài, thường xuyên, cần phải có quyết tâm cao, đòi hỏi tập trung các nguồn lực của chính quyền và nhân dân địa phương. Phải giải quyết tổng thể trên toàn lưu vực, giữ gìn chất lượng nước đi đôi với đảm bảo đủ khối lượng nước. Lấy phòng ngừa ngăn chặn suy thoái là chính để kết hợp từng bước với xử lý, khắc phục những điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên lưu vực. Đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy nội lực tăng cường quản lý nhà nước.

Đáp ứng được mục tiêu lâu dài là phòng ngừa, hạn chế và khác phục hậu quả ô nhiễm, suy thoái môi trường từng bước phục hồi nâng cao chất lượng môi trường nhằm xây dựng xã Tuấn Đạo nói riêng, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang nói chung hướng tới phát triển bền vững. Các giải pháp bảo vệ môi trường cụ thể cần được thực hiện trong công tác quản lý bảo vệ môi trường như:

3.5.1.1. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục

Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ môi trường: Duy trì phát triển phong trào, hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm cho các năm sau.

Ban hành tiêu chuẩn xã, phường, thị trấn, hộ gia đình xanh sạch và lồng ghép các tiêu chuẩn này trong hoạt động của phong trào của cộng đồng. Hàng năm xét công hiệu và khen thưởng xã, phường, thị trấn, hộ gia đình làm tốt công tác bảo vệ môi trường và coi đây là một trong những tiêu trí quan trọng của xã phường, thị trấn, hộ gia đình văn hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phát huy tối đa hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của toàn xã hội. Khai thác triệt để các lợi thế này theo hướng tổ chức biên soạn chương trình phát thanh truyền hình để chuyển tải đầy đù nội dung về trách nhiệm bảo vệ môi trường của người công dân, phổ cập và nâng cao hiểu biết, cung cấp thông tin và bảo vệ môi trường. Cổ động liên tục cho các phong tào toàn dân bảo vệ môi trường, nêu gương điển hình trong việc bảo vệ môi trường.

Tăng cường giáo dục môi trường trong các trường học. Việc cung cấp đầy đủ tri thức và xây dựng ý thức tự giác bảo vệ môi trường của các công dân phải được bắt đầu từ lứa tuổi học đường. Lồng ghép các kiến thức môi trường một cách khoa học và hợp lý trong các chương trình giáo dục của từng cấp học; khuyến khích các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức tự giác bảo vệ môi trường, thấm sâu tình yêu thiên nhiên đất nước cho học sinh, đặc biệt là ở các trường mầm non, tiểu học.

3.5.1.2. Giải pháp liên quan đến thể chế chính sách

a) Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật để bảo vệ môi trường

- Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý môi trường từ thành phố đến phường, xã, đảm bảo không chồng chéo nhiệm vụ của nhiều cấp, nhiều ngành và đơn vị trong quản lý môi trường đối với mọi mặt hoạt động của xã hội.

- Tăng cường năng lực quản lý và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động của hệ thống quản lý môi trường của phường, đặc biệt là phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về môi trường. Kiện toàn bộ máy và thành lập các bộ phận thanh tra môi trường ở cấp huyện, xã, tăng cường đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và kinh phí phục vụ các hoạt động thanh tra, kiêm soát ô nhiễm môi trường.

- Hiệu lực thi hành pháp luật trong đó có pháp luật về bảo vệ môi trường của Bắc Giang hiện nay nhìn chung còn yếu. Trong giai đoạn tới cần phải nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật để bảo vệ môi trường. Một mặt nâng cao ý thức chấp hành luật của công dân, mặt khác tăng cường việc giám sát, quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thi hành pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tăng cường pháp chế về môi trường bao gồm việc phải hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của thành phố theo hướng quy định rõ quyền lợi, trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ thể cho trường hợp vi phạm. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, lực lượng thanh tra, kiểm tra, triển khai thường xuyên định kỳ, đột xuât các đợt thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nhằm bảo đảm Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm chỉnh.

- Tăng cường năng lực quan trắc môi trường của huyện; dành nguồn kinh phí thích hợp để duy trì các hoạt đọng quan trắc môi trường; thiết lập cơ chế chia sẻ, trao đổi thông tin.

b) Đẩy mạnh áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường

Công cụ kinh tế là các giải pháp quản lý môi trường vĩ mô trong nền kinh tế thị trường, được sử dụng bên cạnh các biện pháp hành chính, và biện pháp tuyên truyền, giáo dục với mục đích nhằm nâng cao pháp chế trong lĩnh vực môi trường. Trước mắt, phải tập trung chỉ đạo thực hiện tốt việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 25/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 03 năm 2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, coi đây là một công cụ kinh tế hữu hiệu để quản lý tài nguyên nước và bảo vệ môi trường.

c) Giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc và bảo vệ môi trường

Thực hiện việc lồng ghép nội dung bảo vệ môi trường vào các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cấp thành phố, ngành và các quận, huyện, thị xã thông qua thực hiện đánh giá tác động môi trường chiến lược, xây dựng quy hoạch môi trường và tổ chức thực hiện song song với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; xác lập cơ chế cung cấp tài chính dài hạn và hàng năm với quan điểm đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.5.1.3. Giải pháp tiếp thu ứng dụng mới trong bảo vệ môi trường và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

a) Tiếp thu, ứng dụng công nghệ mới trong bảo vệ môi trường

- Phát triển hệ thống các cơ quan nghiên cứu, triển khai về môi trường. Các trung tâm, viện, trường, của Trung ương đóng trên địa bàn có nghiên cứu đào tạo về môi trường cần được củng cố và phát triển, làm chỗ dựa vững chắc cho bảo vệ môi trường.

- Thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường. Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho cộng đồng các doanh nghiệp trong việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm, áp dụng công nghệ mới, áp dụng sản xuất sạch hơn… Qua đó hạn chế và cải thiện tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường hiện nay.

b) Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường

Để thực hiện thành công các mục tiêu môi trường trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2020, một mặt đòi hỏi sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, mặt khác phải có sự định hướng, tổ chức, giám sát, việc thực hiện một cách chặt chẽ.

Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường cần xác lập các cơ chế khuyến khích, các chế tài hành chính và thực hiện một cách công bằng, hợp lý đối với cả các đối tác thuộc nhà nước cũng như đối với tư nhân khi tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.

Đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trường, đưa bảo vệ môi trường vào nội dung hoạt động của các khu dân cư, cộng đồng dân cư và phát huy vai trò của các tổ chức này trong công tác bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 78)