Nội dung nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 33)

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã hội tại xã Tuấn Đạo.

- Tình hình hoạt động của nhà máy giấy Quý Tùng Hương, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

- Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực nhà máy giấy Quý Tùng Hương. - Đánh giá ảnh hưởng của các chất ô nhiễm đến cộng đồng dân cư xung quanh. - Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý tài liệu, số liệu

- Thu thập, nghiên cứu tất cả các tài liệu liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Tuấn Đạo; quy trình công nghệ, hệ thống xử lý chất thải, cơ chế hoạt động của nhà máy giấy Quý Tùng Hương; các văn bản pháp lý, các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến nội dung nghiên cứu.

- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu: Dựa trên các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành tổng hợp, lựa chọn và phân tích dữ liệu có liên quan đến đề tài. Với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những số liệu về ô nhiễm môi trường do các chất gây ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương, việc phân tích, đánh giá kèm theo so sánh với tiêu chuẩn môi trường tương ứng.

- Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tính toán và xử lý thống kê trên máy tính bằng phần mềm Word, Exel (2003).

2.3.2. Phương pháp lấy mẫu nước thải

2.3.2.1. Xác định địa điểm và vị trí quan trắc

Vị trí quan trắc phải đại diện cho dòng nước thải cần quan trắc và thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Cuối dòng thải trước khi thải vào nguồn tiếp nhận;

- Dòng chảy tại vị trí quan trắc phải hòa trộn đều, độ đồng nhất cao;

Trường hợp không có dòng chảy hòa trộn đều thì có thể tạo dòng chảy hòa trộn đều bằng cách thu hẹp dòng chảy nhưng phải bảo đảm không xảy ra sự lắng cặn ở phía trước chỗ thu hẹp. Vị trí quan trắc phải ở phía sau của chỗ thu hẹp, cách chỗ thu hẹp ít nhất một khoảng bằng 3 lần bề rộng chỗ thu hẹp.

Trong trường hợp không thể tạo dòng chảy hòa trộn đều thì phải áp dụng phương pháp lấy mẫu tổ hợp.

- Dễ tiếp cận dòng thải để tiến hành lấy mẫu và đo lưu lượng;

- An toàn và không gây nguy hiểm đến sức khoẻ và tính mạng quan trắc viên.

2.3.2.2. Xác định thông số quan trắc

- Thông số đo, phân tích tại hiện trường: pH, nhiệt độ (to), mùi, độ màu.

- Thông số quan trắc khác: chất rắn lơ lửng (TSS), nhu cầu oxi sinh hóa (BOD5)

tại 20oC, nhu cầu oxi hóa học (COD), asen (As), thủy ngân (Hg), chì (Pb), cadimi (Cd),

crom VI (Cr6+), crom III (Cr3+), đồng (Cu), kẽm (Zn), niken (Ni), mangan (Mn), sắt

(Fe), thiếc (Zn), xianua (CN-), phenol, dầu mỡ khoáng, dầu động thực vật, clo dư, PCB,

hoá chất bảo vệ thực vật lân hữu cơ, hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ, sunfua, florua, clorua, amoni (tính theo nitơ), tổng nitơ, tổng phôtpho, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ , tổng hoạt độ phóng xạ .

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc lựa chọn thông số quan trắc nước thải sản xuất của Nhà máy Quý tùng Hương căn cứ vào đặc trưng các chất gây ô nhiễm trong hoạt động sản xuất giấy theo đúng quy định tại QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy.

2.3.2.3. Xác định thời gian và tần suất quan trắc

Thời điểm lấy mẫu: mẫu được lấy vào thời điểm hoạt động sản xuất ổn định của cơ sở sản xuất là tốt nhất. Trường hợp các cơ sở sản xuất hoạt động không ổn định thì tiến hành lấy mẫu khi hiệu suất sản xuất đạt công suất tối đa và vận hành ổn định trong quá trình lấy mẫu.

2.3.2.4. Lấy mẫu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.4.1.Đo lưu lượng dòng thải

Lưu lượng dòng thải phải đo trong cả ca sản xuất và tối thiểu đo 8 lần tại ví trí lấy mẫu. Khoảng cách giữa hai lần đo cách nhau tối đa là 1 giờ. Tổng thể tích nước thải và lưu lượng trung bình được tính như sau:

V =  Qi . ti QTB = V/ti

Trong đó:

V - Tổng thể tích nước thải, m3;

Qi - Lưu lượng tức thời tại thời điểm ti, m3/h;

ti - Khoảng thời gian giữa 2 lần đo lưu lượng tức thời, giờ (h); QTB - Lưu lượng trung bình, m3/h.

2.3.2.4.2.Lấy mẫu

Việc lấy mẫu nước thải công nghiệp phải tuân thủ theo quy định tại TCVN 5999 : 1995 (ISO 5667-10 : 1992).

Lấy mẫu tổ hợp theo lưu lượng: gồm hỗn hợp các mẫu đơn được lấy theo một trong hai phương pháp sau:

Lấy các mẫu đơn có thể tích không đổi ở các khoảng thời gian khác nhau;

Lấy thể tích mẫu khác nhau ở các khoảng thời gian không đổi. Trong trường hợp này, thể tích của mẫu đơn để trộn thành mẫu tổ hợp tỷ lệ với lưu lượng tại thời điểm lấy mẫu và được tính như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thể tích của mẫu đơn để trộn

=

Tổng thế tích yêu cầu của mẫu tổ hợp (loại mẫu tổ hợp, thể tích của từng mẫu)

x Lưu lượng

tại thời điểm lấy mẫu đơn (Lưu lượng QTB) x (Số mẫu đơn cần trộn)

2.3.2.4. Lập bản mô tả vị trí địa lý và ký hiệu các vị trí quan trắc

Mẫu nước thải được lấy thành 2 đợt, đợt 1 vào ngày 8/11/2013 và đợt 2 vào ngày 4/3/2014. Trên cơ sở nguồn thải và quy mô hoạt động của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương, tiến hành lấy mẫu tại các vị trí cụ thể:

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng nƣớc

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu Các chỉ tiêu quan trắc

Đợt 1 Đợt 2

1 Chất lượng nước thải sản xuất

1.1 Nước thải trước khi đưa vào

hệ thống xử lý chung NT - 01 NT - 03

pH, nhiệt độ, DO, Độ màu, TSS, COD, BOD5, Fe, Cu, Cd, Pb, As, Hg, Sunfua, Tổng P, Tổng N, Coliform, Dầu mỡ khoáng

1.2 Nước thải sau khi xử lý,

trước khi xả ra môi trường NT - 02 NT - 04

2 Chất lượng nước mặt trên sông An Châu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1

Trước điểm tiếp nhận nước thải của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương

NM - 01 NM - 03 pH, nhiệt độ, DO, Độ màu,

TSS, COD, BOD5, Fe, Cu, Cd, Pb, As, Hg, Sunfua, Tổng P, Tổng N, Coliform, Dầu mỡ khoáng

2.2

Sau điểm tiếp nhận nước thải của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương

NM - 02 NM - 04

3 Chất lượng nước ngầm

3.1

Nước giếng đào hộ ông Trần Văn Tuấn (Cách nhà máy 50m)

NN - 01 NN - 02

pH, nhiệt độ, DO, Độ màu,

TSS, COD, BOD5, Fe, Cu,

Cd, Pb, As, Hg, Sunfua, Tổng P, Tổng N, Coliform,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.3. Phương pháp lấy mẫu không khí

2.3.3.1. Xác định địa điểm và vị trí quan trắc

Việc lựa chọn các địa điểm quan trắc và lấy mẫu cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Địa điểm phải phản ánh được chất lượng không khí từ hoạt động sản xuất giấy. Muốn vậy, cần phải xét đến 2 yếu tố là không gian và thời gian:

+ Với yếu tố không gian: sử dụng mạng lưới đối xứng với nguồn nằm ở trung tâm, xem xét vị trí của các nguồn phát sinh các chất ô nhiễm trong cơ sở sản để chọn địa điểm đặt mẫu, đồng thời phải chú ý đến địa hình để tránh các tác động của địa hình (tức là tìm hiểu cả các điều kiện phát tán).

+ Với yếu tố thời gian: quan trắc theo mùa và các ốp như thế nào đó để có thể phán ánh đúng nhất ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đến chất lượng không khí.

Chiều cao lấy mẫu không khí và chiều cao điểm đo được chọn ngẫu nhiên hoặc hệ thống so với một chiều cao qui chiếu đã được chọn ngẫu nhiên. Nói chung tại các điểm lấy mẫu, các điểm đo phải cao trên mặt đất 2 mét.

Độ cao điểm đo và chiều cao lấy mẫu phải phản ánh được tác động của ô nhiễm không khí do hoạt động sản xuất đến chất lượng không khí phải thoả mãn các điều kiện sau: không gần nguồn thải, không bị ảnh hưởng của địa hình và phản ánh đúng nồng độ nền của khu vực.

2.3.3.2. Lấy mẫu

Việc lấy mẫu khí và bụi cần phải được thực hiện theo đúng tiêu chuẩn pháp quy, mỗi địa điểm nên lấy hai mẫu song song cách nhau 20 cm. Chẳng hạn việc thu các mẫu bụi và khí nên thực hiện theo TCVN 5973-1995 và ISO 9359- 1998.

Đồng thời với việc thu mẫu, nhóm nghiên cứu cần phải quan trắc và đo đạc các yếu tố vi khí hậu. Việc lấy mẫu và phân tích được tiến hành theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6152-1996, tiêu chuẩn của Bộ Y tế - 52 TCN 354- 89 và các tiêu chuẩn phân tích khí của Nhật Bản JIS Z-8808, K-0095, K-0096.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi lấy mẫu bằng dụng cụ chứa, dụng cụ này phải được giữ trong các hộp gỗ có lót xốp để tránh đổ vỡ. Nên bảo quản mẫu trong quá trình vận chuyển và thời gian đi thu gom trong các thiết bị làm mát hoặc trong nước đá và tránh những tác động làm sai lệch hàm lượng độc tố có mặt trong mẫu (ví dụ, tránh ánh sáng mặt trời khi thu mẫu để phân tích ozôn).

Khi lấy mẫu bằng ống hấp thụ xong cần phải chứa mẫu vào trong các bình chứa mẫu bằng thủy tinh, có nút nhám, dung tích từ 25-50 ml. Việc vận chuyển phải đảm bảo an toàn cho mẫu, tránh đổ vỡ, làm lẫn lộn và mẫu bị trộng lẫn vào nhau; đồng thời cũng cần phải bảo quản lạnh mẫu trong quá trình di chuyển. Mẫu nên chuyển về phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt và bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh. Tiến hành phân tích ngay (nếu có thể).

2.3.3.4. Lập bản mô tả vị trí địa lý và ký hiệu các vị trí quan trắc

Mẫu không khí được lấy thành 2 đợt, đợt 1 vào ngày 8/11/2013 và đợt 2 vào ngày 4/3/2014. Trên cơ sở nguồn thải và quy mô hoạt động của Nhà máy giấy Quý Tùng Hương, tiến hành lấy mẫu tại các vị trí cụ thể: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu và các chỉ tiêu quan trắc chất lƣợng môi trƣờng không khí

TT Vị trí lấy mẫu Ký hiệu mẫu Các chỉ tiêu

quan trắc

Đợt 1 Đợt 2

1 Khu vực sản xuất của nhà máy

1.1 Khu vực giữa xưởng cuộn giấy

và xưởng xeo giấy KK - 01 KK - 04

Nhiệt độ, Độ ẩm, tốc độ gió, Bụi, tiếng ồn, khí CO, khí NO2, khí SO2, khí NH3, khí H2S, Cl2

1.2 Khu vực ngâm, nghiền nguyên

liệu KK - 02 KK - 05

2 Khu vực xung quanh Nhà máy

2.1

Tại khu vực dân cư cách nhà máy 100m về phía Tây Nam (Cuối hướng gió)

KK - 03 KK - 06

Nhiệt độ, Độ ẩm, tốc độ gió, Bụi, tiếng ồn, khí CO, khí NO2, khí SO2, khí NH3, khí H2S, Cl2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3.4. Phương pháp phân tích mẫu

2.3.4.1. Phương pháp phân tích mẫu nước thải

Bảng 2.3. Phƣơng pháp phân tích mẫu nƣớc thải

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣơng pháp phân tích

1 pH - TCVN 6492:2011

2 Nhiệt độ oC SMEWW 2550:2005

3 DO mg/l SMEWW 4500-O G:2005

4 Độ màu (Co-Pt ở pH = 7) - SMEWW 2120 (B):2005

5 TSS mg/l SMEWW 2540 (D):2005 6 COD mg/l TCVN 6491:1999 7 BOD5 mg/l SMEWW 5210 (D):2005 8 Fe mg/l TCVN 6177:1996 9 Cu mg/l SMEWW 3111 (B):2005 10 Cd mg/l SMEWW 3111 (B):2005 11 Hg mg/l SMEWW 3113 (B):2005 12 Pb mg/l SMEWW 3113 (B):2005 13 As mg/l SMEWW 3113 (B):2005 14 Sunfua mg/l SMEWW 4500-S2- (F):2005 15 Tổng P mg/l SMEWW 4500-P (E):2005 16 Tổng N mg/l SMEWW 4500-N (C):2005 17 Coliform MPN/100ml SMEWW 9221 (B):2005

18 Dầu mỡ khoáng mg/l SMEWW 5520 (B):2005

2.3.4.2. Phương pháp phân tích mẫu khí thải, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 2.4. Phƣơng pháp phân tích khí thải, bụi, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn

TT Chỉ tiêu Đơn vị Phƣơng pháp phân tích (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Định vị - Đo nhanh

2 Nhiệt độ oC Đo nhanh

3 Độ ẩm % Đo nhanh

4 Tốc độ gió m/s Đo nhanh

5 Bụi mg/m3 Dòng quang điện

6 Tiếng ồn dBA TCVN 7878- 2: 2010 7 CO mg/m3 52 TCN 352- 89 8 NO2 mg/m3 TCVN 6137: 2009 9 SO2 mg/m3 TCVN 5971: 1995 10 NH3 mg/m3 TCVN 5293: 1995 11 H2S mg/m3 USEPA Method 15 12 Cl2 mg/m3 TCVN 4877- 89 2.3.5. Phương pháp chọn hộ phỏng vấn

Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn trên cơ sở điều tra không toàn bộ tức là chỉ điều tra 65 phiếu đối với các hộ dân xung quanh và tập trung các câu hỏi vào vấn đề ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương tới đời sống của nhân dân. Chọn ngẫu nhiên 65 hộ gia đình hiện đang sinh sống gần nhất với khu vực nghiên cứu.

2.3.6. Phương pháp so sánh

- Phương pháp so sánh: Từ những số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu so sánh với TCVN và tiêu chuẩn của nhiều ngành khác để đưa ra những nhận xét đánh giá.

- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia: Các thầy cô, những người có liên quan, các Cán bộ môi trường địa phương, lãnh đạo các sở, ban, ngành…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội xã Tuấn Đạo

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Tuấn Đạo nằm ở phía Tây Nam của huyện Sơn Động:

- Phía Bắc giáp xã Yên Định – huyện Sơn Động; xã Đèo Gia – huyện Lục Ngạn; - Phía Nam giáp xã Tuấn Mậu;

- Phía Tây giáp xã Bình Sơn và xã Lục Sơn – huyện Lục Nam; - Phía Đông giáp xã An Bá và xã Bồng Am.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tuấn Đạo có vị trí tương đối thuận lợi có tuyến đường tỉnh lộ 291 đi qua và là thượng nguồn của dòng sông Lục Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã có địa hình chủ yếu là dạng đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn với các khe núi tạo hình lòng máng nghiêng theo hướng Bắc Nam. Dọc theo trục đường tỉnh lộ 291 và hai bên bờ hạ lưu của sông nước vàng bắt nguồn từ dãy núi Yên Tử đổ về, địa hình khu vực này đồi núi thấp, đất đai tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Tuấn Đạo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 240C – 250C, biên độ nhiệt giữa ngày và đêm chênh nhau 50C đến 80C, sự thay đổi

nhiệt giữa các mùa trong năm khá lớn khoảng 130C đến 320C. Lượng mưa trung bình

khoảng 1.700mm và phân bố không đều, lượng mưa chủ yếu tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm.

Khí hậu phân ra hai mùa rõ rệt từ tháng 5 đến tháng 10, chế độ gió thịnh hành theo hướng đông nam khí hậu nóng ẩm mưa nhiều dễ xảy ra lũ quét và sạt lở đất cục bộ. Từ khoảng tháng 11 đến tháng 4 năm sau có gió mùa đông bắc, khí hậu lạnh và khô hanh kèm theo những trận rét đậm, rét hại, hạn hán thường kéo dài, dẫn đến nguồn nước cạn kiệt nên mùa đông thường khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Chính vì lẽ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 33)