Giải pháp về công nghệ

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 81)

* Thuyết minh công nghệ

Nước thải sản xuất của nhà máy giấy Quý Tùng Hương chủ yếu phát sinh từ các nguồn là: Nước rửa nguyên liệu đầu vào, dịch ngâm nguyên liệu (dịch đen), nước rửa bán thành phẩm, dịch xeo giấy. Tổng lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp áp dụng cột B.

Đặc trưng nước thải có chứa các tạp chất hữu cơ và vô cơ. Trên cơ sở kết quả phân tích chất lượng nước thải trước khi vào hệ thống xử lý nước thải chung (hai mẫu nước thải NT – 01 và NT – 03), dựa trên hệ thống xử lý nước thải cũ hiện có, tôi đề xuất cải tiến công nghệ xử lý nước thải mới cho nhà máy giấy Quý Tùng Dương. Hệ thống xử lý nước thải mới hoạt động dựa trên nguyên lý kết hợp xử lý cơ học, hóa học, hóa lý và sinh học.

Thuyết minh công nghệ hệ thống xử lý nước thải đã được cải tiến cụ thể như sau: - Nước thải của nhà máy được dẫn theo mương qua chắn song rác trước khi vào bể điều hòa.

- Nước thải từ bể điều hòa được bơm lên bể keo tụ - lắng, tại đây nước thải được trộn đều với hóa chất keo tụ làm tăng kích thước của các hạt lơ lửng, hạt cặn giúp các hạt cặn lơ lửng lắng tốt, làm trong nước, tách lignin ra khỏi nước thải và loại bỏ các thành phần hóa học gây trở ngại cho các công trình xử lý sinh học ở phía sau.

- Nước thải thải từ ngăn lắng được bơm sang bể xử lý sinh học kỵ khí UASB, tại

đây xử lý các thành phần COD, BOD5, SS.

- Nước thải qua bể UASB chưa được xử lý hoàn toàn được đưa sang bể Aerotank để xử lý triệt để.

- Nước sau khi qua bể Aerotank được đưa sang bể lắng 2, tại đây lắng bùn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học, làm trong nước.

- Bùn thải được đưa sang bể chứa bùn, nước sau lắng được dẫn sang bể tiếp xúc để khử trùng, nước thải ra môi trường đảm bảo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 40:2011/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp áp dụng cột B.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.11. Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đề xuất cho nhà máy giấy Quý Tùng Hương

Nước sau tách bùn Nƣớc thải Bể tiếp xúc Nguồn tiếp nhận Bể lắng 2 Bể Aerotank Bể UASB Lắng – Keo tụ Bể điều hòa Song chắn rác Hóa chất keo tụ Hóa chất điều chỉnh pH Clorate Bể tách bùn Bể chứa bùn Polymer

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

1. Kết luận

1.1. Nhà máy giấy Quý Tùng Hương địa chỉ thôn Lãn Chè, xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Tổng diện tích nhà máy là 1,5 ha trong đó bao gồm nhà xưởng, bãi chứa, bể thải và khu nhà ở công nhân. Sản phẩm chính của Nhà máy là giấy đế cuộn và giấy tiền vàng xuất khẩu. Sản lượng hiện tại đạt khoảng 2.000 tấn/năm.

1.2. Các nguồn gây ô nhiễm do quá trình hoạt động của nhà máy giấy Quý Tùng Hương chủ yếu ở dạng nước thải, khí thải, chất thải rắn và được phát sinh chủ yếu trong các giai đoạn của quá trình sản xuất. Các kết quả giám sát cụ thể:

- Nước thải sản xuất của Nhà máy được thu gom và xử lý bằng hệ thống xử lý hóa lý, nước thải sau xử lý xả thải ra sông An Châu. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất của nhà máy chưa đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải, chỉ tiêu COD vượt 1,42 lần, BOD vượt 1,63 lần so với QCVN 40:2011/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (cột B). Chỉ tiêu tổng N vượt 1,33 lần so với QCVN 12:2008/ BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy áp dụng cột B2.

- Khí thải phát sinh từ các quá trình sấy bán sản phẩm, nấu bột giấy và quá trình tẩy trắng được xử lý qua hệ thống quạt hút khí, bụi, tháp khử mùi. Kết quả quan trắc giám sát môi trường không khí trong quá trình hoạt động của Nhà máy đều đạt tiêu chuẩn cho phép, cụ thể: khí CO từ 3,447 mg/m3 đến 3,156 mg/m3; khí NO2 từ 0,435 mg/m3 đến 0,442 mg/m3; khí SO2 từ 0,511 mg/m3 đến 0,416 mg/m3; khí NH3 từ 0,141 mg/m3 đến 0,102 mg/m3; khíH2S từ 0,092 mg/m3 đến 0,075 mg/m3…

- Chất thải rắn: Gồm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy và chất thải rắn sản xuất.

+ Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được Công ty thu gom tập chung, khối lượng khoảng 50 kg/tháng và được Hợp tác xã vệ sinh môi trường đô thị huyện thu gom đem đi xử lý theo đúng quy định hiện hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Chất thải rắn sản xuất thông thường: Gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ giai đoạn làm sạch ly tâm, cát, sạn được thu gom, bán cho có đơn vị có nhu cầu.

+ Chất thải nguy hại: Bao gồm bùn thải sau quá trình xử lý nước thải, hóa chất thừa, bóng đèn huỳnh quang, mực thải, mực in thải… đã được Nhà máy quản lý theo đúng quy định tại Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ TNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại.

1.3. Đã đề xuất giải pháp quản lý và giải pháp về công nghệ để nâng cao chất lượng công tác bảo vệ môi trường của Nhà máy đảm bảo các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang:

- Giải pháp về quản lý gồm giải pháp tuyên truyền, giáo dục; thể chế chính sách; tiếp thu ứng dụng mới trong bảo vệ môi trường và đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

- Giải pháp về công nghệ: Kế thừa một phần công trình xử lý nước thải sản xuất hiện có của nhà máy, nâng cấp, cải tạo đồng thời đề xuất bổ sung một số hạng mục, cụ thể:

+ Đề xuất, bổ sung hạng mục bể UASB. Hiệu quả xử lý của bể UASB đạt 86%. + Nâng cấp, cải tạo bể sinh học hiếu khí của công trình xử lý nước thải cũ thành bể Aerotank.

+ Điều chỉnh dòng nước thải trước khi đưa qua bể lắng keo tụ để đảm bảo nước thải sản xuất của nhà máy được xử lý hiệu quả theo đúng quy trình.

2. Kiến nghị

- Thường xuyên vận hành công trình xử lý nước thải đúng theo yêu cầu kỹ thuật;

- Cần duy trì chế độ kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng nước thải, bụi khí thải sau xử lý, để đảm bảo chất lượng nước thải, bụi khí thải được xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải xả thải ra môi trường.

- Duy trì sự phát triển hài hòa giữa quá trình hoạt động của Công ty và cộng đồng dân cư xung quanh đồng thời với phát triển kinh tế, hạ tầng cơ sở vùng nông thôn mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tiếng Việt

1. Bộ KHCN&MT (2000), Tiêu chuẩn Việt Nam 2000: Các tiêu chuẩn Nhà nước

Việt Nam về môi trường.Tập I: Chất lượng nước. Hà Nội.

2. Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Giang (2013), Báo cáo kiểm soát ô nhiễm của nhà

máy giấy Quý Tùng Hương qúy 3 và 4 năm 2013, Bắc Giang.

3. Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Giang (2014), Báo cáo kiểm soát ô nhiễm của nhà

máy giấy Quý Tùng Hương qúy 1 năm 2014, Bắc Giang.

4. Cục Thống kê Bắc Giang (2014), Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2013, Bắc

Giang.

5. Công ty Cổ phần giấy An Bình (2011), "Ngành giấy- Nhìn lại và suy ngẫm", Tin sự kiện về giấy, http://www.anbinhpaper.com/Nganh-giay--Nhin-lai-va-suy- ngam_C14_D30.htm

6. Công ty Cổ phần giấy An Bình (2011), "Xuất khẩu giấy và các sản phẩm từ giấy

của Việt Nam 7 tháng năm 2011", Tin kinh tế thị trường,

http://anbinhpaper.com/UserFiles/file/TinCongTy/Xuat-khau-giay-va-cac-san- pham-tu-giay-cua-Viet-Nam-7-thang-nam-2011-_C16_D102.htm

7. Công ty Cổ phần Đông Á (2011), "Tổng quan ngành giấy thế giới năm 2011",

http://donga.khatoco.com/CTTin/tabid/1131/id/1648/Default.aspx

8. Nguyễn Thị Hà, Đặng Văn Lợi (2007), Bài giảng đánh giá công nghệ và thẩm định công nghệ môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.

9. Trần Đức Hạ (2006), Xử lý nước thải đô thị, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Hoàng Văn Huệ, Trần Đức Hạ (2002), Thoát nước tập II: Xử lý nước thải, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Nguyễn Trung Hưng (2009), "Tái chế giấy đã sử dụng: Càng nghèo càng hoang",

http://www.baomoi.com/Tai-che-giay-da-su-dung-Cang-ngheo-cang- hoang/45/3641930.epi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

12. Hiệp hội Giấy Việt Nam (2004), Lịch sử ngành giấy Việt Nam, Hà Nội.

13. Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam (2008), Báo cáo tóm tắt ngành giấy Việt Nam,

Hà Nội.

14. Trịnh Xuân Lai (2008), Tính toán các công trình xử lý và phân phối nước cấp, Nxb

Xây dựng, Hà Nội.

15. Trịnh Xuân Lai (2009), Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải, Nxb Xây

dựng, Hà Nội.

16. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga (2006), Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

17. Tổng Công ty giấy Việt Nam (2011), "Tình hình ngành giấy 6 tháng đầu năm 2011

", http://www.vinapaco.com.vn/newsview.aspx?cate=31&id=147

18. Lâm Minh Triết, Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Phước Dân (2004), Xử lý nước thải

đô thị và công nghiệp, tính toán thiết kế công trình, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

19. Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh (1998), Ô nhiễm môi trường, Đại học Khoa học tự nhiên,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

20. Trịnh Thị Thanh (2004), Sức khỏe môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

21. Lê (2005), Giáo trình Công trình xử lý nước thải, Đại học Cần Thơ,

Cần Thơ.

22. Trung tâm Đào tạo ngành nước và môi trường (2006), Sổ tay xử lý nước tập 2, Nxb

Xây dựng, Hà Nội.

23. UBND tỉnh Bắc Giang (2011), Đề án bảo vệ và cải thiện môi trường nông thôn

đến năm 2020 của tỉnh Bắc Giang, Bắc Giang.

24. UBND tỉnh Bắc Giang (2011), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Tuấn Đạo, huyện

Sơn Động, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015, Bắc Giang.

25. Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013; Mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

26. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và sự chỉ đạo điều

hành của UBND xã Tuấn Đạo năm 2013 – Phương hướng nhiệm vụ năm 2014 (Trình kỳ họp thứ 9 HĐND xã khóa XVIII ngày 08/01/2014).

27. Vũ Ngọc Bảo (2009), "Tái chế giấy giúp bảo vệ môi trường", Tạp chí công nghiệp giấy tháng1/2009, Hiệp hội Giấy và bột giấy Việt Nam, Hà Nội.

II. Tiếng Anh

28. Habets, L.H and J.H Knelissen (1996), Application of UASB-reator for Anaerobic

Treatment of Paper and Boardmill Effluent Proceeding of EWPCA, Amsterdam, p 154 - p 160.

29. Mobius.C.H (1989), Genmeinsame Behandlung von Papierfbrikabwasser mit

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của nhà máy giấy Quý Tùng Hương đến một số tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới tại xã Tuấn Đạo, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)