0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Kiến nghị với các bộ, ban, ngành có liên quan

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 81 -81 )

- Kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước

+ Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam nên tăng cường hỗ trợ cho việc nâng cao trình độ thẩm định, phát triển đội ngũ nhân viên, trợ giúp thông tin, kinh nghiệm cho các tổ chức tài chính, hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, mở rộng phạm vi thông tin tín dụng về các doanh nghiệp, giúp cho các tổ chức tín dụng nhận định đúng và có những cơ sở thẩm định trước khi đầu tư vốn cho doanh nghiệp.

77

+ Ngân hàng Nhà Nước cần có biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC), đưa ra thông tin cùng mức độ rủi ro về từng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp để làm căn cứ cho các tổ chức tín dụng phân loại, xếp hạng doanh nghiệp, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.

+ Cần chính thức hoá tài liệu nghiệp vụ ngân hàng Nhà nước về thẩm định dự án đầu tư để các cấp cơ sở thực hiện. Với chủ trương cải cách hành chính hiện nay của Đảng và Nhà nước, tài liệu này cần được rút gọn vào một số điểm và có sự phân công giữa các Bộ, ngành, các cấp.

- Với Chính phủ và các Bộ, ban, ngành có liên quan:

+ Chính phủ phải có những quy định để tăng cường tính công khai trong hoạt động kế toán tài chính. Tất cả mọi nỗ lực của tổ chức tín dụng chỉ có hiệu quả khi thông tin mà họ nhận được là trung thực. Nếu các báo cáo tài chính không minh bạch sẽ làm biến dạng, sai lệch các chỉ tiêu kết quả. Do đó, Chính phủ cần phải ban hành quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải thuê các công ty kiểm toán độc lập kiểm tra lại các báo cáo tài chính hàng năm.

+ Các Bộ, ngành nên cùng phối hợp để xây dựng các mức thông số kỹ thuật của từng ngành, các lĩnh vực kinh doanh để làm cơ sở cho việc so sánh hiệu quả của dự án được sát hơn, cụ thể hơn như tỷ lệ lãi suất của nền kinh tế, giá cơ sở của các mặt hàng chủ lực, các định mức tiêu hao nguyên liệu.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có biện pháp bắt buộc chủ đầu tư tuân thủ các quy định đã ban hành về lập luận chứng kinh tế: các chỉ tiêu đưa ra phải rõ ràng, đầy đủ và được giải thích hợp lý, căn cứ tính toán phải thoả mãn yêu cầu là có thể kiểm tra được. Bộ cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về kế hoạch đầu tư của Nhà nước như: dự báo chính xác về khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch, hướng dẫn đầu tư vào các chương trình, các dự án trọng điểm, các lĩnh vực then chốt, ưu tiên của nền kinh tế. Trong đó cần đẩy mạnh bám sát các mục tiêu ưu tiên của nền kinh tế, các lĩnh

78

vực sản xuất đang được nhà nước khuyến khích và khả năng thực tế của Bộ, ngành địa phương.

+ Các Bộ, ngành địa phương cần phối hợp chặt chẽ hơn trong việc trao đổi và cung cấp thông tin cần thiết và phát triển một mạng thông tin trong toàn quốc với sự tham gia của các cơ quan trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động đầu tư và công tác thẩm định.

79 KẾT LUẬN

. Cho vay theo dự án đầu tư là loại hình tín dụng đem lại lợi nhuận cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro đối với các Tổ chức tín dụng do nguồn vốn đầu tư thường lớn và thời gian vay vốn dài. Vì vậy, việc thẩm định xem xét kỹ lưỡng các yếu tố của dự án trước khi quyết định đầu tư là việc rất quan trọng, có ý nghĩa không chỉ đối với tổ chức tín dụng mà đối với cả xã hội. Thẩm định, lựa chọn và đầu tư vào một dự án hiệu quả có tác động lớn trực tiếp trong việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước, cải thiện đời sống của dân cư.

Hoạt động tín dụng là hoạt động cốt lõi, là vấn đề mang tính quyết định đến hoạt động của một tổ chức tín dụng do đó vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt là các khoản tín dụng trung và dài hạn luôn được các tổ chức quan tâm hàng đầu. Sau gần 15 năm thành lập, Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam đã nỗ lực đổi mới, hoàn thiện kịp thời để không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng đối với các khoản tín dụng nói chung và các khoản cho vay theo dự án nói riêng và đã đặt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh đó Công ty cũng không tránh khỏi những tồn tại và hạn chế cần tập trung giải quyết để nâng cao uy tín và vị thế của mình trên thị trường.

Trong thời gian tới, với sự chỉ đạo, điều hành của Ban Giám đốc cùng sự hỗ trợ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và của các nhà đầu tư chiến lược, Công ty sẽ cố gắng hoàn thành tốt những chỉ tiêu đã đề ra, nâng cao hiệu quả của công tác thẩm định dự án, phát triển cùng với sự phát triển của các doanh nghiệp, góp phần vào quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế cạnh tranh của các Công ty Tài chính trên thị trường Tài chính – Tín dụng của Việt Nam cũng như của thế giới.

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Thị Nguyệt (2000), Lập và Quản lý Dự án đầu tư, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

2. Bộ môn Quản lý kinh tế và Quản trị kinh doanh (2008), Tập bài giảng Lập và Quản lý

Dự án đầu tư, Trường Đại học Kinh Tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG (2008-2010), Báo cáo tài chính. 4. Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG (2010), Báo cáo thường niên. 5. Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG (2011), Kế hoạch kinh doanh. 6. Công ty Tài chính Dệt May (2008-2010), Báo cáo tài chính.

7. Công ty Tài chính Dệt May (2008-2010), Báo cáo dư nợ.

8. Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam (2011-2015), Định hướng phát triển kinh

doanh.

9. Nguyễn Hồng Minh (2004), Quản trị rủi ro trong đầu tư, Nxb Đại Học Kinh Tế Quốc

Dân, Hà Nội.

10. Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng ngân

hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.

11. Nguyễn Thế Hùng, Trần Đức Vui (2004), Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nxb Đại

Học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội.

12. Từ Quang Phương (2005), Quản lý dự án đầu tư, Nxb Lao Động – Xã Hội, Hà Nội. 13. Frederic, S.M (2007), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nxb Khoa học và

Kỹ thuật, Hà Nội.

81 PHỤ LỤC

Stt Số hiệu Nội dung

1 Phụ lục 1 Giới thiệu khách hàng vay vốn

2 Phụ lục 2 Giới thiệu dự án đầu tư

3 Phụ lục 3 Tiến độ khai thác và doanh thu

4 Phụ lục 4 Bảng tổng hợp chi phí đầu tư

5 Phụ lục 5 Tổng hợp chi phí xây dựng hạ tầng kỹ thuật

6 Phụ lục 6 Tổng hợp chi phí xây dựng kiến trúc các công trình

7 Phụ lục 7 Bảng tổng hợp chi phí quản lý dự án và chi phí khác

8 Phụ lục 8 Chi phí hàng năm

9 Phụ lục 9 Bảng phân bổ vốn đầu tư hàng năm

10 Phụ lục 10 Bảng kế hoạch khấu hao

11 Phụ lục 11 Dự kiến lợi nhuận

12 Phụ lục 12 Hiệu quả tài chính và kinh doanh

13 Phụ lục 13 Kế hoạch trả nợ

14 Phụ lục 14 Bảng phân tích nguồn trả nợ vay dự án

82 PHỤ LỤC

DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH KHU NHÀ NGHỈ GIỮA CA NHÀ MÁY TNG SÔNG CÔNG

PHỤ LỤC 1: GIỚI THIỆU KHÁCH HÀNG VAY VỐN

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên). Những mốc phát triển chính trong quá trình phát triển của doanh nghiệp như sau:

 Năm 1997 Xí nghiệp được đổi tên thành Công ty May Thái nguyên với tổng số vốn kinh doanh là 1.735,1 triệu đồng theo Quyết định số 676/QĐ-UB ngày 04/11/1997 của UBND tỉnh Thái Nguyên. Cũng trong năm 1997, Công ty liên doanh với Công ty May Đức Giang trực thuộc Tổng Công ty Dệt may Việt Nam thành lập Công ty May Liên doanh Việt Thái với số vốn điều lệ là 300 triệu đồng, năng lực sản xuất là 08 chuyền may.

 Ngày 02/01/2003 Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên với vốn điều lệ là 10 tỷ đồng theo Quyết định số 3744/QĐ-UB ngày 16/12/2002.

 Năm 2006 Công ty nâng vốn điều lệ lên trên 18 tỷ đồng theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông ngày 13/08/2006 và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy TNG Sông công với tổng vốn đầu tư là 200 tỷ đồng.

 Ngày 28/08/2007 Đại hội đồng Cổ đông xin ý kiến, biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

 Ngày 14/11/2007 Công ty được Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội cấp

Giấy chứng nhận đăng ký niêm yết cổ phiếu.

 Ngày 10/12/2010 Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng

nhận chào bán 4.773.775 cổ phiếu ra công chúng nâng vốn điều lệ lên 134,6 tỷ đồng.

83

 Tháng 04 năm 2010 Công ty khởi công xây dựng thêm nhà máy TNG Phú Bình

với tổng mức đầu tư trên 275 tỷ đồng với 64 chuyền may và thu hút thêm trên 4.000 lao động vào làm việc.

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là may mặc xuất khẩu, xây dựng công trình công ích, xây dựng nhà các loại, xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác, sản xuất trang phục dệt kim, đan móc, đào tạo nghề may mặc…

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tập trung vào các sản phẩm chủ yếu sau:

Hàng áo Jackets: Jacket chất liệu Micro, Jacket áo choàng dài, Jacket có bông,

hàng jile, áo choàng, hàng trượt tuyết, hàng ép nhiệt Seam sealing, hàng đồng phục;

Hàng quần: Quần tây, quần soóc Cargo pants, quần lửng ngắn Cargo shorts,

quần trượt tuyết, Váy các loại, các loại chất liệu Denim, hàng đồng phục.

Cũng như nhiều doanh nghiệp khác trong ngành may hiện nay, phần lớn sản phẩm của Công ty được xuất khẩu theo các đơn hàng đặt trước. Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo kiểu dáng và tiêu chuẩn đặt hàng của nhà tiêu thụ với các yêu cầu khá nghiêm ngặt về nguyên vật liệu, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm cũng như các quy định liên quan khác. Sang năm 2011, doanh nghiệp đã thay đổi cơ cấu mặt hàng từ sản xuất hàng gia công và hàng FOB, chuyển sang cơ cấu 100% sản xuất hàng FOB vì vậy doanh thu năm 2011 hứa hẹn sẽ có sự gia tăng đáng kể.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG có lịch sử phát triển lâu dài, đi cùng với sự phát triển của ngành Dệt May Việt Nam với nhiều thành tựu và được Nhà Nước, Tập đoàn Dệt May trao tặng nhiều phần thưởng cao quý. Doanh nghiệp đã có chỗ đứng khá vững tại thị trường Dệt May trong nước, có uy tín với các bạn hàng quốc tế. Ngoài ra, doanh nghiệp còn luôn chú trọng đổi mới công nghệ, cách thức điều hành hoạt động và đặc biệt quan tâm đến đời sống, chế độ của người lao động để tạo được lợi thế cạnh tranh riêng biệt của mình đối với các đối thủ cạnh tranh hiện hữu và tiềm tàng. Thêm vào đó, nhờ vào uy tín hoạt động của mình, cổ phiếu của doanh nghiệp mang mã TNG niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà

84

Nội được giao dịch khá sôi động, đây là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mỗi khi cần phát hành cổ phiếu để tăng vốn.

PHỤ LỤC 2: GIỚI THIỆU DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Tên dự án: Dự án đầu tư xây dựng Công trình Khu Nhà nghỉ giữa ca Nhà máy TNG Sông Công

- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

- Địa chỉ: Phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

- Địa điểm xây dựng dự án: Khu Công nghiệp Sông Công- Tỉnh Thái Nguyên

- Tổng diện tích khu đất xây dựng: 3,1 ha

- Tổng vốn đầu tư: 31.138.000.000 đồng

 Quy mô dự án

Các hạng mục công trình xây dựng nhà máy bao gồm:

+ 1 nhà nghỉ giữa ca 1 tầng 17 gian

+ 8 nhà nghỉ giữa ca 1 tầng 10 gian

+ 5 nhà nghỉ giữa ca 1 tầng 9 gian

+ sân đường, kè đá hàng rào

+ San nền

 Vị trí xây dựng

Khu đất nằm trong tổng thể khu công nghiệp Sông Công – tỉnh Thái Nguyên:

+ Tổng diện tích khu đất: 3.1 ha

+ Phía Bắc: giáp khu nhà xưởng Nhà máy may TNG Sông Công

+ Phía Đông, Tây, Nam: giáp khu dân cư, đồi, ruộng.

 Phương diện kỹ thuật của dự án

85

- Hệ thống các nhà nghỉ giữa ca là dãy nhà cấp 4, 1 tầng, mặt bằng nhà có dạng hình chữ nhật, đơn giản phù hợp với tính chất công trình nhà ở công nghiệp. Các dãy nhà hầu hết có hình thức đối xứng, hệ thống cửa thông gió được mở chạy suốt chiều dài nhà. Màu sắc chủ đạo của công trình là màu xanh da trời.

- Nhà ở công nhân có bố trí khu bếp nấu và khu vệ sinh khép kín đảm bảo phục vụ cho 8 công nhân/phòng; đóng trần nhựa, kết cấu tường gạch chịu lực 220; mái xây tường thu hồi và lợp tôn liên doanh, hệ thống cửa đi, cửa sổ dùng cửa nhựa kính trắng dày 5 mm.

- Nguồn điện chính sử dụng điện lưới quốc gia 22kv

- Nước cấp cho khu nhà được lấy từ 2 nguồn:

+ Nước cấp từ mạng lưới cấp nước của khu công nghiệp với đường kính D50 dẫn vào từng chân công trình.

+ Nước cấp từ trạm xử lý của nhà máy cấp cho xưởng giặt, cấp cho sản xuất và sinh hoạt của nhà máy.

- Thoát nước: nước mưa thu trên mái tập trung vào sê nô chảy qua lưới chắn rác được thu vào các ống đứng dẫn vào hệ thống thoát nước mưa ngoài nhà. Tại vị trí chân ống đứng thoát nước mưa bố trí một tê thông tắc.

Kiến trúc sân, đường bê tông, cổng hàng rào

- Đường bê tông: đổ bê tông đá, tổng diện tích đường bê tông là 2281m2

- Sân: lát gạch block hình lục giác, tổng diện tích lát gạch block là 1782 m2 . Xây bồn cây kích thước 1600*1600 bằng gạch đặc và đổ đất thịt trồng cây.

- Cổng, hàng rào: trụ cổng, hàng rào gạch xây bằng gạch đặc vữa xi măng cát, tổng chiều dài hàng rào là 182,5m. Cánh cổng rào làm bằng thép, khung thép đan sắt vuông 16*16.

86

PHỤ LỤC 3: TIẾN ĐỘ KHAI THÁC VÀ DOANH THU

Đơn vị tính: 1000 đồng

Loại hình doanh thu Số lượng Tiến độ khai thác

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

Doanh thu từ nhà nghỉ giữa ca cho công

nhân 3,888,000 4,800,000 4,800,000 4,800,000 5,280,000

5,280,000 5,280,000

Tiến độ khai thác 100% 90% 100% 100% 100% 100% 100% 100%

Số lượng phòng cho công nhân thuê 100 90 100 100 100 100

100 100

Hệ số trượt giá / năm 1.00 1.00 1.00 1.00 1.10 1.10 1.10

Mức giá thuê phòng /năm 48,000 48,000 48,000 48,000 48,000 48,000

48,000 48,000 Doanh thu từ nhà nghỉ giữa ca cho hộ gia

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM (Trang 81 -81 )

×