Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Trang 34)

Dù là công ty tài chính đầu tiên được thành lập tại Việt Nam nhưng do hạn chế về chức năng đặc thù và hạn chế về vốn hoạt động nên khi so sánh với các công ty tài chính của các tập đoàn lớn khác như Tổng công ty tài chính cổ phần Dầu khí, Công ty tài chính cổ phần Điện Lực, Công ty tài chính cổ phần Xi măng…thì hoạt động của Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam còn nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các công ty lớn này. Tuy nhiên, từng bước cố gắng và phát triển, Công ty tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam cũng đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng khích lệ, mở rộng được mối quan hệ với các khách hàng, không chỉ bó gọn trong Tập đoàn Dệt May mà còn mở rộng ra các doanh nghiệp ở các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác.

- Tình hình huy động vốn

Do đặc điểm công ty tài chính chỉ được huy động nguồn vốn trên 12 tháng từ các tổ chức, dân cư nên nguồn vốn tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam chiếm phần lớn là vốn huy động được từ các tổ chức tín dụng thông qua tiền vay và nhận tiền gửi; một phần nhỏ là huy động từ các tổ chức kinh tế. Cụ thể theo bảng sau:

30

Bảng 2.1. Bảng phân loại nguồn vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu

Trụ sở Chi nhánh Toàn công ty

Tỷ trọng (%) 2008 Huy động của Tổ chức tín dụng 99.490 75.900 175.390 95,54 - Tiền vay 99.490 75.900 175.390 - Nhận tiền gửi

Huy động của Tổ chức kinh tế 8.000 8.000 4,36

- Nhận tiền gửi 8.000 8.000

Huy động của cá nhân 20 174 194 0,11

- Nhận tiền gửi 20 174 194

2009

Huy động của Tổ chức tín dụng 92.976 99.889 192.865 97,37

- Tiền vay 43.486 99.889 143.375

- Nhận tiền gửi 49.490 49.490

Huy động của Tổ chức kinh tế 5.000 5.000 2,52

- Nhận tiền gửi 5.000 5.000

Huy động của cá nhân 20 181 201 0,10

- Nhận tiền gửi 20 181 201

2010

Huy động của Tổ chức tín dụng 758.800 55.400 814.200 99,37

- Tiền vay 220.000 1.200 221.200

- Nhận tiền gửi 538.800 54.200 593.000

Huy động của Tổ chức kinh tế 5.000 5.000 0,61

- Nhận tiền gửi 5.000 5.000

Huy động của cá nhân 22 102 124 0,02

- Nhận tiền gửi 22 102 124

(Nguồn: Báo cáo nguồn vốn – phần huy động và tiền gửi có kỳ hạn)

Qua số liệu về phần huy động vốn trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 nhận thấy: nguồn vốn huy động nhiều nhất tại Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam đến từ huy động tại các tổ chức tín dụng và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2008, huy động từ các tổ chức tín dụng đạt 175 tỷ đồng, chiếm 95,5% tổng nguồn vốn huy động, trong đó huy động chiếm phần lớn là từ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Phần nhỏ còn lại là huy động từ tổ chức kinh tế qua việc nhận tiền gửi của Tập đoàn Dệt May và khách hàng vay vốn tại chi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

nhánh công ty (Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh). Sang năm 2009, nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng đạt 193 tỷ đồng, chiếm 97,4% tổng vốn huy động, tăng khoảng 17,5 tỷ đồng (tương đương mức tăng nhẹ khoảng 10%) so với năm 2008, nguồn vốn huy động này ngoài phần chủ yếu là vay từ Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam còn có nguồn vay mở rộng tư các tổ chức tín dụng khác như Ngân hàng thương mại cổ phần Liên Việt, Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà.... Ngoài ra, năm 2009, Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam cũng đã huy động được nguồn tiền gửi khá lớn (49,5 tỷ đồng) bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ từ Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam. Đây là tiền đề để công ty thu hút được tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế nhằm giảm bớt chi phí do việc đi vay vốn để kinh doanh. Trong khi đó các nguồn vốn khác như vốn huy động được từ các tổ chức kinh tế giảm 3 tỷ đồng (tương đương giảm 37,5%) so với số liệu năm 2008 và chiếm tỷ trọng nhỏ hơn (2,5%) trong tổng vốn huy động năm 2009. Nguồn vốn nhận tiền gửi từ dân cư hầu như biến động không nhiều. Năm 2010, nguồn vốn huy động từ tổ chức tín dụng tăng đặc biệt mạnh đến 621 tỷ đồng (tương đương với mức tăng 322%) so với năm 2009. Trong đó, lần đầu tiên nguồn vốn huy động từ tiền vay chỉ chiếm 27% tổng vốn huy động từ tổ chức tín dụng, còn lại là nhận tiền gửi từ các tổ chức, đặc biệt là Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (500 tỷ đồng) khi ngân hàng này là cổ đông chiến lược của Công ty. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư không có biến động nhiều so với 2 năm trước.

Từ các phân tích trên cho thấy: do đặc thù hoạt động và chức năng của mình nên nguồn vốn huy động của Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam không thực sự đa dạng và được mở rộng. Nguồn huy động chủ yếu vẫn là đi vay và nhận tiền gửi từ các tổ chức tín dụng, một phần nhỏ là huy động được từ tổ chức kinh tế và phần rất nhỏ là từ dân cư. Tuy nhiên, xu hướng các nguồn vốn của Công ty đang chuyển dần sang huy động tiền gửi từ các tổ chức tín dụng và các khách hàng vay vốn tại chính Công ty, vừa để đa dạng nguồn vốn vừa để gắn kết mối quan hệ khách hàng. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi mà Công ty đang hoạt động theo mô hình

32

công ty cổ phần với nhiều thay đổi và dần tạo được niềm tin với các đối tác, khẳng định được vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam.

- Tính hình sử dụng vốn

Năm 2009, nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 tác động lên hầu hết các ngành nghề, đặc biệt là ngành chiếm tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu cao như dệt may. Vì vậy, trong giai đoạn này các khách hàng của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn lưu động. Hoàn thành tốt sứ mệnh được giao của mình, Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam đã luôn sát cánh cùng các khách hàng của mình, cung ứng vốn và hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn để tiếp tục vững vàng sản xuất và thậm chí còn tận dụng khó khăn để đạt kết quả cao hơn. Ngoài ra, năm 2009, để thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt qua suy thoái, Nhà nước đã có chính sách hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể. Đồng hành cùng khách hàng của mình, Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam đã hướng dẫn các doanh nghiệp cụ thể và triển khai gói hỗ trợ này đến với khách hàng. Tuy nhiên, do những hạn chế đặc thù về hoạt động kinh doanh nên việc sử dụng vốn tại Công ty chưa thực sự đa dạng. Nguồn vốn chủ yếu được sử dụng là cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, phần nhỏ còn lại là cho vay trung – dài hạn theo dự án đầu tư và cho vay tiêu dùng – hai hình thức cấp tín dụng mới được phát triển tại Công ty.

33

Bảng 2.2. Bảng phân loại sử dụng vốn

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm Chỉ tiêu Trụ sở Chi nhánh Tổng dư nợ Tỷ trọng (%)

2008

- Cho vay ngắn hạn 170.416 157.373 327.789 92,12

- Cho vay trung- dài hạn 8.661 16.713 25.374 7,13

- Cho vay tiêu dùng 1.458 1.200 2.658 0,75

- Cho vay ủy thác

Tổng cộng 355.821 100

2009

- Cho vay ngắn hạn 155.924 168.710 324.634 72,79

- Cho vay trung- dài hạn 29.326 26.409 55.735 12,50

- Cho vay tiêu dùng 1.664 4.366 6.030 1,35

- Cho vay ủy thác 59.576 59.576 13,36

Tổng cộng 445.975 100

2010

- Cho vay ngắn hạn 138.581 191.930 330.511 84,89

- Cho vay trung- dài hạn 20.152 25.290 45.442 11,67

- Cho vay tiêu dùng 8.718 4.674 13.392 3,44

- Cho vay ủy thác

Tổng cộng 389.345 100

(Nguồn: Báo cáo tình hình dư nợ cho vay) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu trong Báo cáo tình hình dư nợ cho vay tại thời điểm 3 năm:

31/12/2008; 31/12/2009 và 31/12/2010 nhận thấy: dư nợ vay tại Công ty đạt cao nhất năm 2009 là gần 446 tỷ đồng, tăng 90 tỷ đồng (tương đương với mức tăng 25%) so với cùng kỳ năm 2008 và lớn hơn 56 tỷ đồng (tương đương 14,5%) so với năm 2010. Đóng góp vào phần tăng của dư nợ năm 2009 là phần dự nợ cho vay ủy thác qua các tổ chức tín dụng khác, đây chính là một hình thức kết nối mối quan hệ với các tổ chức tín dụng khác về cả mặt huy động nguồn và sử dụng nguồn vốn.

34

Cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng dư nợ của Công ty, trong cả 3 năm. Trong đó, khoản mục này chiếm phần lớn nhất (92,12% tổng dư nợ) năm 2008 và giảm dần xuống (72,79% tổng dư nợ) năm 2009 và (84,89% tổng dư nợ) năm 2010, thay vào đó là sự gia tăng tương ứng của các khoản mục cho vay trung- dài hạn, cho vay ủy thác và cho vay tiêu dùng cá nhân. Cho vay tiêu dùng cá nhân là một hình thức cho vay mới áp dụng tại Công ty, ban đầu là cho vay tiêu dùng đối với nhân viên tại Công ty và nhân viên trong Tập đoàn Dệt May, sau đó, nhờ vào uy tín và mối quan hệ, hình thức cấp tín dụng này đang được mở rộng và phát triển. Trong kế hoạch cổ phần hóa Công ty, cho vay tiêu dùng cá nhân sẽ được đầu tư phát triển thành thế mạnh của Công ty trong chiến lược phát triển lâu dài.

- Kết quả kinh doanh

Khác với các ngân hàng thương mại, nguồn thu chủ yếu của Công ty tài chính là nguồn thu từ lãi vay, còn lại các nguồn thu từ các hoạt động đầu tư và dịch vụ khác như: thu từ dịch vụ, thu từ kinh doanh ngoại hối, thu từ mua bán chứng khoán, thu từ góp vốn mua cổ phần…hầu như rất ít hoặc không đáng kể.

Kết quả kinh doanh cụ thể của Công ty tại thời điểm 31/12/2008, 31/12/2009, từ ngày 01/01/2010 đến ngày 30/11/2010 (khi Công ty hoạt động theo mô hình công ty Nhà Nước) và từ ngày 01/12/2010 đến ngày 31/12/2010 (khi Công ty cổ phần hóa) được thể hiện cụ thể qua Bảng 2.3: Bảng báo cáo kết quả kinh doanh như dưới đây. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Công ty khá tốt, lợi nhuận tăng dần qua các năm và cao nhất năm 2010. Tính tổng lợi nhuận sau thuế năm 2010 là 30,7 tỷ đồng, cao hơn 10,5 tỷ đồng (tương đương gần 52%) so với cùng kỳ năm 2009. Lợi nhuận năm 2009 cũng tăng hơn 5,4 tỷ đồng (tương đương mức tăng gần 37%) so với năm 2008.

35

Bảng 2.3. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

30/11/2010 31/12/2010

- Thu nhập lãi thuần 34.505 32.980 39.123 4.653

- Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 107 (8) (103) 1.680

- Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh

doanh ngoại hối 35 62

- Lãi/lỗ thuần từ hoạt động mua bán

chứng khoán kinh doanh (305) 4.768 600

- Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng

khoán đầu tư (8.249)

- Lãi/lỗ từ hoạt động khác 2.098 260 63 4

- Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 584 (716) 336

- Chi phí hoạt động 7.022 7.532 8.523 1.270

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh

doanh trước chi phí dự phòng rủi ro 22.023 24.679 35.699 5.729

- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.990 274 9 584

- Tổng lợi nhuận trước thuế 20.033 24.405 35.690 5.145

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 5.284 4.220 8.923 1.286

- Lợi nhuận sau thuế 14.749 20.185 26.768 3.859

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ số liệu trong bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy:

Nguồn thu chiếm phần lớn nhất trong doanh thu của Công ty là thu nhập từ lãi, thu nhập từ dịch vụ hầu như đều nhỏ hơn các khoản chi trả cho dịch vụ, chỉ trừ cuối năm 2010 khi Công ty cổ phần hóa thì các khoản thu từ dịch vụ bắt đầu có dấu hiệu phát triển. Trong số doanh thu từ lãi thì chiếm tới gần 70% là doanh thu lãi từ các khoản cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn theo dự án đầu tư chiếm phần nhỏ, chủ yếu là các dự án đầu tư đơn giản, nguồn vốn nhỏ. Các khoản đầu tư và kinh

36

doanh chứng khoán tại Công ty cũng chưa thực sự phát triển và cũng chịu ảnh hưởng nhiều của xu hướng phát triển chung của thị trường. Tuy nhiên, với chiến lược phát triển sau khi Công ty hoạt động theo mô hình cổ phần hóa thì kết quả kinh doanh của Công ty hứa hẹn nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, với sự gia tăng mạnh hơn của các khoản thu khác bên cạnh khoản thu nhập từ lãi của khách hàng.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Trang 34)