Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Trang 68)

Bất cứ một tổ chức kinh tế nào, bên cạnh những thành quả đã đặt được luôn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức và thậm chí cả những sai lầm trên con đường phát triển. Tuy nhiên, điều quan trọng là tìm hiểu được nguyên nhân của những tồn tại để tìm cách khắc phục và bước tiếp để đi đến thành công. Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó là:

a. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường kinh tế chưa thực sự ổn định. Là một nước đang trên con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội cùng những tồn tại chưa thể rũ bỏ của nền kinh tế cũ, nền kinh tế của chúng ta đang phải đối mặt với không ít khó khăn và chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự biến động của nền kinh tế toàn cầu. Thời gian vừa qua là minh chứng rất rõ cho điều này. Các tổ chức Tài chính – Ngân hàng của Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ của các tổ chức Tài chính khổng lồ trên thế giới như Mỹ, Nhật…nên khó khăn và bất ổn của những nền kinh tế này cũng là khó khăn bất ổn của nền kinh tế Việt Nam trên con đường phát triển. Khó khăn của hệ thống tài chính làm cho các dự án đầu tư chững lại kèm theo những rủi ro lớn về hoạt động, về thị trường và vì thế đem lại rủi ro cho chính các tổ chức tín dụng tài trợ cho các dự án đó.

- Hệ thống thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định dự án còn nghèo nàn và thiếu thốn, chưa nhất quán, thiếu tính cập nhật và độ chính xác cần thiết -

64

những yếu tố hết sức cần thiết trong công tác thẩm định dự án. Các tổ chức tín dụng vẫn phải dựa vào các nguồn thông tin từ phía khách hàng là chủ yếu mà đa số các nguồn thông tin đó thiếu tính khách quan, nhiều khi cán bộ thẩm định còn gặp khó khăn trong việc thẩm định lại tính chuẩn xác của các nguồn thông tin đó.

- Môi trường pháp lý trong hoạt động tín dụng ngân hàng còn nhiều bất cập. Một số cơ chế chính sách, các Quyết định - Nghị định, các văn bản chế độ luật của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính- ngân hàng còn nhiều kẽ hở dễ bị khai thác trong quá trình thực hiện. Hơn nữa, những thay đổi thường xuyên của các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho các tổ chức tín dụng khó có thể đưa ra những dự đoán trong tương lai, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thẩm định dự án. Công tác thẩm định tại các tổ chức tín dụng vẫn chưa có được một môi trường pháp lý vững chắc để phát triển và hoàn thiện, trong thời gian tới mong rằng điều này sẽ được khắc phục nhanh chóng để nâng cao năng lực thẩm định tại các tổ chức tín dụng, và công tác thẩm định sẽ là cơ sở vững chắc của quá trình đầu tư dự án tại các doanh nghiệp cũng như trong các tổ chức tài chính tín dụng nói chung và Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam nói riêng.

- Việt Nam đang bước vào con đường hội nhập và phát triển – cơ hội và thách thức đan xen. Sự mở cửa của nền kinh tế làm cho hệ thống tài chính lành mạnh hơn nhưng cũng cạnh tranh quyết liệt hơn. Đứng trước sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại với hoạt động chuyên môn hóa, hiện đại và tài chính mạnh hơn thì Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam gặp không ít khó khăn, trở ngại.

b. Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan của môi trường, thể chế, chính sách ảnh hưởng đến hoạt động thẩm định dự án tại Công ty, còn có những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định, cụ thể như sau:

- Công tác thẩm định dự án tại Công ty chưa thực sự được coi trọng. Công ty chưa có phòng thẩm định riêng để chuyên môn hóa công tác này cũng như chuyên môn

65

hóa cán bộ. Công tác thẩm định vẫn được đánh đồng cùng công tác tín dụng nên hiệu quả chưa cao và các dự án cần Công ty tài trợ vẫn chưa nhiều.

- Đội ngũ nhân sự của Công ty chưa được đào tạo đồng bộ và còn bị ảnh hưởng bởi cơ chế nhà nước. Điều này xuất phát từ thực tế Công ty là Công ty Nhà nước thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam và mới tiến hành các thủ tục cổ phần hóa theo chủ trương Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước năm 2010. Lượng cán bộ cũ của Công ty còn nhiều, đa phần tuyển dụng thông qua các mối quan hệ và không công khai minh bạch. Đến năm 2010, Công ty mới chính thức đăng tuyển dụng và tiến hành tuyển dụng cán bộ theo hình thức thi tuyển. Đội ngũ cán bộ mới trẻ và có năng lực tuy nhiên kinh nghiệm làm việc và ứng biến với sự biến đổi của thị trường còn chậm và cần đào tạo bài bản hơn. Đây cũng là yếu tố làm cho Công ty đôi khi bỏ lỡ những dự án lớn và hấp dẫn.

- Việc áp dụng trang bị hiện đại cho công tác thẩm định còn nhiều hạn chế. Mặc dù Công ty đã được trang bị hệ thống máy tính đầy đủ nhưng do năng lực còn nhiều hạn chế nên các cán bộ thẩm định chưa khai thác được hết các công dụng của hệ thống máy tính trong công việc của mình, chưa ứng dụng được thành thạo các phần mềm chuyên dụng trong công tác thẩm định. Đặc biệt công tác thẩm định tài chính dự án cần có sự phối hợp, tìm hiểu và trao đổi thông tin thị trường thì sự phối hợp này còn hạn hẹp, tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập cả về công nghệ cũng như mức độ hợp tác của các tổ chức tín dụng.

- Công ty ngày càng chú trọng đến phát triển hoạt động kinh doanh cùng nhiều chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng, đặc biệt về lãi suất. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư hay các chủ đầu tư, Công ty chưa thực sự có các chính sách ưu đãi cụ thể về vốn, lãi suất hay các điều kiện có lợi khác để khuyến khích phát triển các dự án đầu tư.

Tóm lại, trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được thì Công ty Tài

chính Cổ phần Dệt May Việt Nam cũng gặp phải không ít khó khăn, hạn chế trong công tác thẩm định dự án. Để hoàn thiện công tác thẩm định dự án trong thời gian

66

tới, Công ty cần phải có các giải pháp kịp thời và nhanh chóng, phù hợp với thực trạng hoạt động kinh doanh để từng bước nâng cao chất lượng của công tác thẩm định , giúp Công ty hoạt động – kinh doanh đạt hiệu quả cao, mở rộng hoạt động tín dụng không chỉ trong ngành Dệt May mà cả trong các ngành, lĩnh vực khác.

67 CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DỆT MAY VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Trang 68)