Thẩm định Dự án xây dựng khu nhà nghỉ giữa ca nhà máy TNG Sông Công

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Trang 46)

định đối với dự án đầu tư xây dựng để có thể khái quát được quy trình thẩm định này.

2.2.3. Thẩm định Dự án xây dựng khu nhà nghỉ giữa ca nhà máy TNG Sông Công Công

Quy trình thẩm định Dự án xây dựng khu nhà nghỉ giữa ca nhà máy TNG

Sông Công của Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG

Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ vay vốn

42

- Hồ sơ pháp lý: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế, đăng ký mẫu dấu, điều lệ công ty, các biên bản và quyết định bầu Hội đồng quản trị, bầu các chức danh lãnh đạo chủ chốt (Giám đốc, kế toán trưởng) kèm những biên bản sửa đổi, bổ sung qua từng thời kỳ…Qua thẩm định thực tế, các thông tin này có tính chính xác cao.

- Hồ sơ tài chính: Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất: 2008, 2009, 2010 và kế hoạch năm 2011.

- Hồ sơ vay vốn là hồ sơ xin vay theo dự án đầu tư xây dựng khu nhà nghỉ giữa ca cho công nhân tại nhà máy TNG Sông Công (thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG) Thị xã Sông Công, Tỉnh Thái Nguyên, gồm: các hồ sơ căn cứ pháp lý của dự án (quyết định của các cơ quan có thẩm quyền và của Hội đồng Quản trị Công ty đồng ý cho xây dựng, triển khai dự án), quyển dự án khả thi, các tài liệu phân tích hiệu quả dự án, đề nghị vay vốn, phương án và kế hoạch trả nợ, các cam kết của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành về việc sẽ hoàn trả các khoản nợ và lãi vay theo đúng hợp đồng tín dụng sẽ ký kết với Công ty.

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: do khách hàng thuê đất Nhà nước trả tiền hàng năm nên chỉ có thể thế chấp tài sản gắn liền trên đất chính là tài sản hình thành từ vốn vay mà giá trị tài sản bảo đảm này sẽ không được định giá cao nên doanh nghiệp có bổ sung thêm tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền trên đất của Khu nhà tập thể Công nhân thuộc Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG tại phường Phan Đình Phùng, Thành phố Thái Nguyên. Khách hàng cũng đã gửi Công ty đầy đủ bộ hồ sơ xây dựng, quyết toán của khu nhà tập thể này để Công ty tiến hành định giá tài sản bảo đảm.

Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn - Giới thiệu về khách hàng vay vốn

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn

43

đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh.

Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và ngày càng khẳng định được thể mạnh của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu.

Công ty luôn chú trọng phát triển theo hướng hiện đại hóa, đổi mới công nghệ và cách thức hoạt động. Ngoài ra, công ty còn quan tâm, chăm lo phát triển đời sống người lao động để nâng cao năng suất lao động và giữ chân được những công nhân lành nghề. Những thông tin cụ thể về khách hàng vay vốn, lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức hoạt động và phương hướng phát triển được nêu chi tiết tại Phụ lục 1- Giới thiệu khách hàng vay vốn.

- Tình hình tài chính của khách hàng

Tóm tắt một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh qua các năm của khách hàng: Bảng 2.4. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

- Tổng giá trị tài sản 407.291 354.690 510.056

- Doanh thu thuần 613.463 471.351 622.832

- Lợi nhuận từ HĐKD 15.180 20.297 25.850

- Lợi nhuận khác 4.833 64.085 321

- Lợi nhuận trước thuế 20.014 20.356 26.170

- Lợi nhuận sau thuế 19.715 18.255 24.218

- Tỷ lệ chi cổ tức 16% 16% 16%

44

Bảng 2.5. Bảng một số chỉ tiêu tài chính cơ bản

Chỉ tiêu 2008 2009 2010

1. Khả năng thanh toán nợ chung:(lần) 1,26 1,33 1,41

2. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn:(lần) 0,93 0,71 0,80

3. Khả năng thanh toán nhanh :(lần) 0,37 0,36 0,38

4. Vòng quay vốn lưu động :(vòng) 3,08 3,10 2,37

5. Vòng quay kho :(vòng) 4,75 5,76 3,63

6. Kỳ thu tiền bình quân:(ngày) 40,34 48,18 58,89

7. Nợ phải trả / vốn CSH 3,84 3,00 2,44

8. Nợ ngắn hạn / vốn CSH 2,55 2,23 2,22

9. Tỷ suất lãi ròng/doanh thu :(%) 3,21 4,18 3,89

10. Tỷ suất lãi ròng/tài sản :(%) 4,84 5,15 4,75

11. Tỷ suất lãi ròng/vốn chủ sở hữu :(%) 23,40 20,62 16,31

12. Tỷ số mức độ chiếm dụng :(lần) 0,21 0,22 0,28

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG)

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của TNG khá hiệu quả, các chỉ tiêu kinh doanh tăng đều qua các năm (năm 2009 do khó khăn chung của nền kinh tế thế giới nên ảnh hưởng đến các hợp đồng xuất khẩu của TNG, đặc biệt là xuất khẩu sang Mỹ, làm giảm doanh thu và các chỉ tiêu khác so với năm 2008). Năm 2010, các chỉ tiêu tài chính hầu như giảm nhẹ so với năm 2008 và 2009 nhưng vẫn hợp lý và khá tốt so với các doanh nghiệp trong ngành. Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010 đạt được so với kế hoạch như sau:

Bảng 2.6. Kế hoạch và thực tế thực hiện năm 2010

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TỶ LỆ (%)

Doanh thu thuần (triệu đồng) 593.233 622.246 104,89

Lợi nhuận (triệu dồng) 25.525 24.237 94,95

Cổ tức (% mệnh giá) 16 16 100

45

Ngoài ra, năm 2010, TNG cũng có một số thay đổi nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống cho cán bộ công nhân viên, cụ thể:

- Quyết định đầu tư Dự án nhà tập thể Khu Công nghiệp Sông Công với tổng mức đầu tư trên 20 tỷ đồng , đi vào hoạt động từ tháng 08 năm 2010, ổn định đời sống cán bộ nhân viên của Công ty cho trên 500 người.

- Quyết định đầu tư Dự án nhà máy TNG Phú Bình với tổng mức đầu tư trên 275 tỷ đồng, khởi công xây dựng tháng 04/2010, dự kiến đi vào hoạt động giai đoạn I quý III/2011, giai đoạn II vào Quý I/2012

- Quyết định góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần xây lắp điện Bắc Thái với tỷ lệ 49% nhằm khai thác lợi thế đất đai, lợi thế kinh doanh thương mại, tạo tiền đề để TNG chuyển dần thành tập đoàn kinh doanh đa ngành.

Căn cứ vào tình hình kinh doanh hiện tại và dự kiến tình hình thị truờng năm 2011, doanh nghiệp đã đưa ra kế hoạch kinh doanh năm 2011 như sau:

Bảng 2.7. Kế hoạch kinh doanh năm 2011

CHỈ TIÊU NĂM 2010 KẾ HOẠCH NĂM 2011

Tổng doanh thu (Triệu đồng) 622.246 650.000

Lợi nhuận sau thuế (Triệu đồng) 24.237 30.000

Cổ tức (Đồng/cổ phiếu) 1.600 2.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2010 Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG)

Tuy nhiên, việc mở rộng đầu tư phát triển nhanh cũng đẩy TNG vào việc sử dụng nguồn bất cân xứng với nguồn vay ngắn hạn sử dụng quá nhiều để đầu tư vào tài sản dài hạn, điều này ảnh hưởng đến nguồn vốn lưu động khi doanh nghiệp cần để bổ sung vào sản xuất.

- Quan hệ tại các tổ chức tín dụng

Tính đến 31/12/2010, dư nợ ngắn hạn và dài hạn tại các tổ chức tín dụng của Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG như sau:

46

Bảng 2.8. Dư nợ tại các tổ chức tín dụng

Đơn vị tính: Đồng

Tên tổ chức tín dụng Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn Tổng cộng

Ngân hàng Vietinbank Thái Nguyên 69.538.071.348 69.538.071.348

Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Thái Nguyên

93.329.157.439 25.368.880.000 118.698.037.439

Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam

15.788.475.411 15.788.475.411

Ngân hàng HSBC Việt Nam 30.451.376.458 30.451.376.458

Vay ngắn hạn khác 1.548.732.900 1.548.732.900

Nợ dài hạn đến hạn trả Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Thái Nguyên

43.213.339.940 43.213.339.940

Vay dài hạn khác 5.748.938.364 5.748.938.364

Tổng 253.869.153.496 31.117.818.364 284.986.971.860

(Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2010)

Đánh giá thực hiện các cam kết tín dụng: Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG là khách hàng truyền thống có uy tín trong quan hệ tín dụng với Công ty Tài chính. Công ty luôn thực hiện đúng các cam kết theo hợp đồng tín dụng đã ký kết, trả nợ gốc và lãi đúng hạn, cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết và luôn có tinh thần hợp tác khi cần làm việc và trao đổi thông tin, thông tin chân thực, chính xác. Ngoài ra, tất cả dư nợ của khách hàng đều là nợ nhóm 1, chưa xuất hiện nợ xấu tại tổ chức tín dụng nào.

Công ty Cổ phần đầu tư và thương mại TNG là khách hàng có lịch sử phát triển lâu dài, hoạt động kinh doanh hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, tiềm lực tài chính tốt và có uy tín trong quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Khách

47

hàng đủ điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam.

Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư

Giới thiệu về dự án (chi tiết tại Phụ lục 2)

Đánh giá sơ bộ các nội dung của dự án

- Các căn cứ pháp lý của dự án:

1. Công văn số 526CV/TNG-XDCB ngày 25/04/2009 của Công ty Cổ phần Đầu tư và thương mại TNG về việc xin đất để mở rộng dự án. Tại công văn này, công ty đã đưa ra dự án và mục đích sử dụng hợp pháp, hợp lý của dự án đệ trình lên cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên) để xin đất đầu tư xây dựng dự án.

2. Công văn số 702CV/TNG-XDCB ngày 17/10/2009 gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên về việc xin chấp thuận địa điểm thuê đất xây dựng mở rộng nhà máy TNG Sông Công

3. Quyết định số 1238/QĐ/TNG-XDCB ngày 10/11/2009 của Hội đồng Quản Trị Công ty Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG về việc phê duyệt dự án xây dựng Công trình Khu nhà nghỉ giữa ca, nhà ở công nhân Khu công nghiệp Sông Công. Quyết định này phù hợp với quy định tại điều lệ công ty, thẩm quyền của Hội đồng Quản Trị trong việc quyết định đầu tư xây dựng cơ bản.

4. Công văn số 325/CV-HTKCN ngày 14/12/2009 gửi Ủy ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên, Sở kế hoạch và đầu tư Thái Nguyên về việc xin chủ trương bổ sung 5.534 ha vào Dự án san nền 15,7 ha Khu B – Khu công nghiệp Sông Công, trong đó có 03 ha của Công ty TNG

5. Quyết định số 2661/QĐ-UBND ngày 17/12/2009 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh Thái Nguyên về việc duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng bổ sung tỷ lệ 1/500 Khu Công nghiệp Sông Công I- giai đoạn 2.

48 - Sự cần thiết phải đầu tư dự án

Trong những năm gần đây, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG ngày càng khẳng định được vị thế, khả năng cạnh tranh cũng như uy tín hoạt động của mình trên thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu thế giới. Để đạt được kết quả như vậy, ngoài việc Ban lãnh đạo công ty luôn chủ trương phát triển đầu tư mở rộng hiện đại hóa sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp còn đặc biệt chú trọng quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, phát triển nguồn lực con người và coi đây là lợi thế cạnh tranh của mình. Vì vậy, rất nhiều chủ trương và phương châm của ban lãnh đạo được đưa ra với mục tiêu hướng vào người lao động để làm cơ sở lâu bền phát triển sản xuất kinh doanh. Xuất phát từ mục tiêu cốt lõi đó, chủ trương xây dựng một khu nhà nghỉ giữa ca cho công nhân của Nhà máy TNG được xây dựng tại Nhà máy TNG Sông Công – một Nhà máy có quy mô lớn nhất hiện tại của TNG.

Một thực tế tại Nhà máy TNG Sông Công là có đến hơn 1000 công nhân đến từ các địa phương và tỉnh xa phải đi thuê trọ tại các nhà dân vùng lân cận với điều kiện sống và sinh hoạt không đảm bảo, an ninh vệ sinh môi trường không được quan tâm, đi lại không thuận tiện và chủ yếu là ở tạm, thuê tạm nên đời sống của những công nhân này hết sức khó khăn, không đảm bảo được sức khỏe, sức sản xuất lâu dài đặc biệt khi có những đơn hàng đòi hỏi công nhân phải làm thêm giờ cho kịp tiến độ. Từ chủ trương của TNG và tình hình thực tế trên đây, dự án khu nhà nghỉ giữa ca được xây dựng là cần thiết nhằm đáp ứng được nhu cầu về nhà ở của công nhân viên, đảm bảo ổn định đời sống công nhân và nâng cao năng suất lao động. Đây là điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự phát triển lâu dài và tạo ra tính cạnh tranh của TNG, giữ chân được người lao động trong điều kiện ngày càng nhiều các công ty may được thành lập ra nhưng không thu hút được lao động, đặc biệt trong các khu công nghiệp.

49

Dự án đầu tư xây dựng công trình Khu nhà nghỉ giữa ca được thực hiện nhằm mục đích giải quyết một phần nhu cầu về nhà ở cho công nhân ở tỉnh xa về làm việc đang phải ở trọ tại các nhà dân lân cận, giảm thiểu việc đi lại, đảm bảo ổn định đời sống cho công nhân, thúc đẩy sản xuất và tăng năng suất lao động.

Dự án hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô, thu hút nguồn lao động, nâng cao lợi thế cạnh tranh về lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định vị thế cạnh tranh của TNG trên thị trường trong nước cũng như thế giới.

Về dài hạn, người lao động sẽ gắn bó lâu dài với công ty, công ty sẽ giảm được chi phí thuê và đào tạo nhân công mới. Điều kiện sản xuất kinh doanh ổn định và phát triển.

Dự án góp phần đảm bảo an sinh xã hội, trật tự an ninh tại địa phương, hạn chế những mâu thuẫn và tiêu cực có thể xảy ra với người lao động từ các tỉnh thành khác đến.

- Quy mô dự án, vị trí xây dựng dự án (Chi tiết tại Phụ lục 2)

Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án

Dự án xây dựng Khu nhà nghỉ giữa ca và cho công nhân thuê lại, thị trường đầu ra của dự án là hoàn toàn khả thi do nó đáp ứng nhu cầu đang rất cấp bách và thiết yếu của công nhân nhà máy TNG. Tuy nhiên, mục đích chính khu nhà xây dựng nên không phải là mục đích kinh tế mà mang tính xã hội nhiều hơn, giống như một chính sách ưu đãi hỗ trợ để tạo sự ổn định cho công nhân, đảm bảo cho công nhân yên tâm sản xuất, đây là một chiến lược cạnh tranh và tạo lợi thế dài hạn của TNG. Chính vì vậy, dự án được hoàn thành sẽ hoàn toàn đảm bảo về yếu tố đầu ra với số lượng lớn hơn 1000 công nhân còn đang thuê tạm nhà trọ, với giá thuê tương đối rẻ hơn so với giá thuê mà công nhân hiện đang phải trả cùng với điều kiện ở và sinh hoạt sạch sẽ, thuận lợi đi lại đặc biệt khi công nhân phải làm ca kíp, đảm bảo an ninh, khu nhà ở văn minh, an toàn. Ngoài ra, khu nhà ở còn có những phòng cho gia đình công nhân thuê với giá thuê ưu đãi là yếu tố rất quan trọng tạo tâm lý an

50

tâm cho người lao động, đặc biệt đối với các gia đình công nhân có con nhỏ. Như vậy, xét về đầu ra của dự án là hoàn toàn khả thi trong thời điểm hiện tại.

Một phần của tài liệu Công tác thẩm định Dự án đầu tư tại Công ty Tài chính cổ phần Dệt may Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)