Quy trình thẩm định gồm có 3 bước sau đây:
+ Bước 1: Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lý của bộ hồ sơ vay vốn
Danh mục bộ hồ sơ vay vốn mà khách hàng cần chuẩn bị phải bao gồm:
- Hồ sơ pháp lý: Bản sao có công chứng
- Hồ sơ vay vốn: Bản chính
- Hồ sơ tài chính: Bản chính, bản sao có công chứng hoặc bản phô tô theo quy định của Công ty trong từng thời kỳ.
- Hồ sơ đảm bảo tiền vay: Bản chính
37
Khách hàng phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật về tính chính xác và hợp pháp của các thông tin, tài liệu gửi đến Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam.
Cụ thể danh mục hồ sơ trên bao gồm:
Hồ sơ pháp lý
Bao gồm: Quyết định thành lập hoặc Giấy phép thành lập; Đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu; Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (nếu có); Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quyết định chuẩn y hoặc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cơ quan có thẩm quyền; Quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ khác liên quan trực tiếp đến việc vay vốn (nếu có); Các quyết định bổ nhiệm người đại diện theo Pháp luật, kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền); Danh sách thành viên Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, Kế toán trưởng; Danh sách các cổ đông hoặc thành viên công ty sở hữu từ 5% vốn điều lệ của công ty trở lên; Các tài liệu cần thiết khác liên quan đến việc vay vốn.
Hồ sơ vay vốn
Bao gồm: Giấy đề nghị vay vốn; Dự án vay vốn, cam kết ủy nhiệm thu, cam kết trả nợ; Biên bản,nghị quyết của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị thông qua dự án đầu tư, quyết định vay vốn, đảm bảo tiền vay; Tài liệu chứng minh nhu cầu vay vốn, sử dụng vốn, khả năng trả nợ…
Hồ sơ tài chính
Bao gồm: Báo cáo tài chính ba năm gần nhất (được kiểm toán nếu có), trường hợp Công ty mẹ thì gồm cả Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của Pháp luật về kế toán; Báo cáo quyết toán thuế kỳ gần nhất; Các tài liệu khác chứng minh tình trạng và khả năng tài chính của khách hàng.
Hồ sơ bảo đảm tiền vay
Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan theo quy định của Công ty Tài chính cổ phần Dệt May Việt Nam về bảo đảm tiền vay.
38
+ Bước 2: Thẩm định khách hàng vay vốn
Địa vị pháp lý và tư cách của khách hàng vay vốn
Việc thành lập, hoạt động kinh doanh và người đại diện cho doanh nghiệp có đúng pháp luật không, đánh giá uy tín, tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp.
Lịch sử hình thành doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, quản trị doanh nghiệp
Xem xét quá trình hình thành, phát triển, cơ cấu tổ chức, chức năng của từng bộ phận trong doanh nghiệp, đo lường hiệu quả hoạt động của các bộ phận này.
Phương thức, tình tình hoạt động kinh doanh hiện tại, định hướng kinh doanh trong thời gian sắp tới
Lĩnh vực, sản phẩm kinh doanh của khách hàng, thị trường đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp, nhà máy sản xuất - thiết bị - công nghệ, so sánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường về giá cả, chất lượng sản phẩm, cách thức và mức độ chiếm lĩnh thị trường, uy tín trên thương trường của doanh nghiệp...
Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Tổng hợp bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập, chi phí, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, mô tả bản chất các tài sản và các nguồn vốn chính, đánh giá các khoản thu, hàng tồn kho của doanh nghiệp, đánh giá các khoản nợ và nợ chiếm dụng nhà cung cấp, đánh giá quy mô doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, đánh giá các chỉ tiêu khả năng thanh toán và tỷ lệ đòn bẩy, các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động và lợi nhuận kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, mức độ chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn, phân tích chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp.
39
Đánh giá quan hệ với các tổ chức tín dụng khác, đánh giá quan hệ với Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam về thời gian giao dịch, mức độ uy tín, lịch sử quan hệ, mức độ giao dịch hiện tại…
+ Bước 3: Thẩm định dự án đầu tư
Xem xét, đánh giá sơ bộ các nội dung chính của dự án
Bao gồm: mục tiêu đầu tư, sự cần thiết phải đầu tư dự án, cơ sở pháp lý, quy mô đầu tư, nguồn vốn dự án, số liệu hiệu quả tài chính và tiến độ triển khai dự án.
Phân tích thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án
Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án, mối quan hệ cung cầu của sản phẩm, thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phương thức tiêu thụ và phân phối, đánh giá dự kiến khả năng tiêu thụ của dự án.
Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào của dự án
Các nguyên liệu chính để phục vụ xây dựng, các nhà cung cấp dự kiến và tính sẵn có của các nguồn nguyên liệu cung cấp thay thế, chính sách nhập khẩu của nhà nước trong trường hợp nguyên liệu phải nhập khẩu, mức độ biến động giá của nguyên vật liệu.
Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật
Địa điểm xây dựng, quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án, công nghệ - thiết bị, quy mô và giải pháp xây dựng, các yếu tố về môi trường, xử lý chất thải, phòng cháy chữa cháy.
Thẩm định tổng vốn đầu tư và tính khả thi của phương án vay vốn
Thẩm định tổng vốn đầu tư của dự án, xác định các nhu cầu vốn đầu tư theo tiến độ đầu tư của dự án, nguồn vốn đầu tư và chi phí của các nguồn vốn tham gia.
Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính của dự án
40
- Xác định các nội dung giả định cơ bản để triển khai tính toán hiệu quả tài chính theo phương án cơ bản của dự án (phương án gần với thực tế nhất), bao gồm:
+ Tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn.
+ Các yếu tố liên quan đến doanh thu: sản lượng, cơ cấu sản phẩm, giá bán dự kiến.
+ Các yếu tố liên quan đến chi phí: định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá mua nguyên vật liệu, các chi phí khác (khấu hao tài sản, chi phí quản lý, chi phí bán hàng, lãi vay)
- Tính toán các nội dung cần thiết trong phân tích hiệu quả tài chính của dự án, gồm:
+ Tính toán kết quả: doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho các năm hoạt động của dự án.
+ Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho dự án và tính toán các chỉ số hiệu quả cơ bản chung của dự án: giá trị hiện tại ròng – NPV, tỷ suất hoàn vốn nội bộ - IRR, Thời gian hoàn vốn – PP…
+ Lập bảng cân đối khả năng trả nợ vay (cân đối nguồn trả nợ - nghĩa vụ trả nợ)
+ Phân tích độ nhạy: xác định các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả của dự án và sử dụng các biến yếu tố này để xem xét các phương án khác ngoài phương án cơ bản đã tính toán, đánh giá hiệu quả của dự án và khả năng trả nợ của dự án trong các phương án khác này.
Việc tổ chức bảng tính toán có thể linh hoạt tùy theo đặc thù riêng và tính chất phức tạp của từng dự án, tuy nhiên toàn bộ các nguyên tắc, sự chính xác, cách thể hiện kết quả trong tính toán phải đảm bảo và có sự thống nhất.
Đánh giá về các yếu tố rủi ro của dự án
Rủi ro chính sách, rủi ro xây dựng và thực hiện dự án, rủi ro thị trường, thu nhập, thanh toán, rủi ro về nguồn cung cấp, rủi ro về kỹ thuật , vận hành, bảo trì, rủi
41
ro môi trường, xã hội, rủi ro kinh tế vĩ mô và các rủi ro đặc thù gắn liền với từng dự án cụ thể.