Khó khăn của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của hệ thống tài chính nói chung và của Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam nói riêng từ năm 2009. Tuy nhiên, trước những khó khăn thách thức Công ty đã nỗ lực không ngừng và dần chuyển đổi dần mô hình hoạt động để nâng cao cạnh tranh với các công ty tài chính cũng như các ngân hàng thương mại trong nước. Được sự trợ giúp của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và nhà cổ đông chiến lược: Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam, Công ty đã vạch ra những mục tiêu cụ thể để khắc phục khó khăn và phát triển hơn nữa trong những năm sắp tới. Chiến lược kinh doanh cụ thể của Công ty trong giai đoạn 2011-2015 [8] được đề ra như sau:
-Về công tác huy động vốn: Đảm bảo tạo dựng được nguồn vốn vững chắc, ổn định
và đáp ứng được nhu cầu kinh doanh, đặc biệt là nguồn vốn trung – dài hạn. Các nguồn huy động vốn đa dạng, chú trọng tạo vốn từ nguồn tiền tệ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và các đơn vị thành viên. Bên cạnh đó, tận dụng và phát triển nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược, từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.
- Về hoạt động đầu tư tài chính: Phát huy lợi thế và năng lực tiếp tục đẩy mạnh lĩnh
vực đầu tư tài chính, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư với nỗ lực đem lại hiệu quả và bền vững. Công ty sẽ phát huy tối đa hạn mức đầu tư dự án được phép, triển khai và tìm kiếm thêm vốn ủy thác đầu tư, tập trung vào các lĩnh vực dệt may, dầu khí, năng lượng, viễn thông, khoáng sản, dược phẩm, du lịch và tham gia các ngành khác đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo an toàn vốn đầu tư.
- Cơ cấu vốn dự kiến: công ty xây dựng lộ trình giảm dần phần vốn Nhà nước phù
68 Bảng 3.1. Bảng dự kiến lộ trình vốn điều lệ Đơn vị tính: triệu đồng TT Nội dung 2011 2012 2013 2014 2015 Vốn điều lệ 500.000 500.000 600.000 700.000 1.000.000 1. Vốn Nhà nước (%) 64,1 64,1 60 55 51 2. Vốn cổ đông khác (%) 35,9 35,9 40 45 49
(Nguồn: Chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015) - Chiến lược về tổ chức và mạng lưới hoạt động:
+ Về mô hình tổ chức: Công ty Tài chính Cổ phần Dệt May Việt Nam là đơn vị thành viên, một định chế tài chính của Tập đoàn Dệt May Việt Nam, thực hiện ủy quyền của Tập đoàn về đầu tư tài chính và quản trị vốn đầu tư.
+ Về mạng lưới hoạt động: Công ty sẽ tiếp tục mở rộng hoạt động tại các khu vực, các trung tâm kinh tế, các tỉnh, thành phố lớn trong cả nước. Dự kiến năm 2012, Công ty sẽ mở thêm Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng, năm 2014 tiếp tục mở thêm Chi nhánh tại Cần Thơ và thành lập một số phòng giao dịch tại các tỉnh, thành phố lớn..
+ Đến năm 2015, sau khi Công ty tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng sẽ tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán..
- Thực hiện nhiệm vụ của Tập đoàn Dệt May Việt Nam: Công ty Tài chính Cổ phần
Dệt May Việt Nam thực hiện nhiệm vụ là trung tâm tài chính tiền tệ và công cụ quản lý đầu tư tài chính của Tập đoàn, thực hiện các nhiệm vụ do Tập đoàn ủy quyền như phát hành trái phiếu Dệt May trong và ngoài nước, quản lý và vận hành hiệu quả các nguồn vốn ủy thác của Tập đoàn, quản lý dự án…Nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện thu xếp vốn thành công cho mọi dự án đầu tư phát triển của Tập đoàn và tạo ra các sản phẩm tài chính phục vụ cán bộ công nhân viên trong ngành Dệt May.
69
- Chiến lược về phát triển công nghệ thông tin: Công ty hiện đang đầu tư lắp đặt hệ
thống phần mềm nghiệp vụ tài chính hiện đại, đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tất cả các nghiệp vụ cũng như sự đồng bộ trong quản lý, thống nhất trong hoạt động của toàn Công ty, liên kết chặt chẽ giữa Công ty và các Chi nhánh. Trong thời gian tới, hệ thống này sẽ đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần hỗ trợ các cán bộ trong nghiệp vụ, giảm thời gian giải quyết sự vụ và nâng cao năng suất lao động của toàn Công ty.
- Hệ thống kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ: Hoạt động tài chính là hoạt động
chứa đựng nhiều rủi ro và yêu cầu hệ thống kiểm soát sau thật hoàn chỉnh để hạn chế nhất những rủi ro khách quan cũng như rủi ro chủ quan. Vì vậy, trong chiến lược kinh doanh giai đoạn 2011-2015, Công ty xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoàn chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát rủi ro, hệ thống này bao gồm: bộ phận kiểm tra kiểm soát trực thuộc Hội đồng quản trị, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại trụ sở chính và tại các chi nhánh.