- Xây dựng một hệ thống pháp lý đủ mạnh, cho phép cƣỡng chế thực hiện hợp đồng tài chính, thu hồi vốn vay và phát mại tài sản thế chấp. Bên cạnh đó, cũng cần phải xây dựng một bộ máy hành chính đủ năng lực cƣỡng chế, thi hành luật. Để làm đƣợc điều đó, khuôn khổ pháp lý phải bao gồm các luật thích hợp về doanh nghiệp, phá sản, hợp đồng, sở hữu; hệ thống toà án phải công bằng và hiểu biết về các giao dịch tài chính để có thể cƣỡng chế thực hiện quyền và nghĩa vụ kinh tế một cách công bằng và nhanh chóng;
- Khẩn trƣơng bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho mọi TCTD hoạt động tại Việt Nam
- Tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động Ngân hàng và hoạt động tín dụng nói riêng thông qua việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách phát triển kinh tế, xã hội.
- Thúc đẩy thị trƣờng tài chính, trƣớc hết là thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng tiền tệ nhằm xác định khuôn khổ hoạt động của các ngân hàng, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tƣ nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn và đa dạng hoá các công cụ thanh toán.
- Xây dựng hệ thống kế toán và các quy tắc đánh giá tín dụng phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm tránh sự nhầm lẫn không đáng có trong hạch toán thu nhập, lợi nhuận và nguồn vốn;
- Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm toán độc lập, trong đó bổ sung đối tƣợng kiểm toán bắt buộc là các công ty cổ phần, đó cũng là những doanh nghiệp có doanh số hoạt động lớn nhất là các công ty cổ phần chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nƣớc, hiện có số dƣ nợ vốn vay ngân hàng lớn sau doanh nghiệp nhà nƣớc; giúp cho ngân hàng thẩm định năng lực tài chính của doanh nghiệp vay vốn đƣợc an toàn trƣớc, trong và sau khi cho vay và tạo điều kiện để các doanh
71
nghiệp thích ứng với quá trình hội nhập;
- Nâng cao hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh, dùng áp lực thị trƣờng để buộc các cán bộ quản lý và nhân viên ngân hàng phải giữ gìn uy tín và kỷ luật lao động.
3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước
- Nâng cao hơn nữa chất lƣợng thông tin tín dụng tại Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nƣớc nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin cập nhật và và chính xác về khách hàng. Sau đây là một số biện pháp đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng trong thời gian tới:
+ Củng cố và phát triển hệ thống Thông tin tín dụng của ngân hàng đảm bảo cơ cấu có đủ tầm gánh vác nhiệm vụ đƣợc giao.
+ Trung tâm thông tin tín dụng nhanh chóng củng cố đội ngũ cán bộ, áp dụng công nghệ mới, hiện đại hoá và tự động hoá tất cả các công đoạn xử lý nghiệp vụ để tạo ra nhiều sản phẩm thông tin.
+ Thanh tra NHNN, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng, Trung tâm thông tin tín dụng phối hợp đôn đốc, kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các TCTD, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những đơn vị vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng.
- Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế. Xây dựng các giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các TCTD và tiến tới theo chuẩn mực quốc tế;
- Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy thanh tra ngân hàng theo ngành dọc từ Trung ƣơng xuống cơ sở và có sự độc lập tƣơng đối về điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong tổ chức bộ máy của Ngân hàng Nhà nƣớc;
- Tiếp tục ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của Uỷ ban Basel, cũng nhƣ việc tuân thủ những quy tắc thận trọng trong công tác thanh tra;
72
tạo và bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng, phân tích, kiểm soát rủi ro tín dụng.
73
KẾT LUẬN
Trong kinh doanh ngân hàng tại Việt Nam, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong thu nhập của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro cao, đặc biệt là ở các nƣớc có nền kinh tế mới nổi nhƣ Việt Nam, bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của cán bộ ngân hàng chƣa cao… Vì vậy, quản lý hoạt động tín dụng với mục tiêu hạn chế tới mức thấp nhất các rủi ro có thể phát sinh luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của bất kỳ NHTM nào.
Trƣớc yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và tính tất yếu của việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM Việt Nam nói chung, Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt nói riêng ngày càng đƣợc coi trọng, tuy nhiên kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa thực sự nhƣ mong muốn.
Tác giả tin rằng với việc ứng dụng một cách hiệu quả các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng nói trên sẽ giúp cho Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt ngày càng phát triển vững mạnh trên con đƣờng hội nhập vào thị trƣờng tài chính - tiền tệ trong khu vực và trên thế giới.
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt
1. Trần Đình Định (2008), Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng
theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam, Nhà xuất bản Tƣ
pháp, Hà Nội.
2. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng
thương mại quản trị và nghiệp vụ, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
3. TS. Phí Trọng Hiển (2005), “Quản trị rủi ro ngân hàng: Cơ sở lý thuyết, thách thức thực tiễn và giải pháp cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng, (Số chuyên đề năm 2005), tr.8-13.
4. TS. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2005), “Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tài chính của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí ngân
hàng, (Số chuyên đề năm 2005), tr.4-7.
5. Mishkin F.S. (1999), Tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
6. Bùi Thị Kim Ngân (2005), “Một số vấn đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (Số chuyên đề năm 2005), tr.29-33.
7. Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt (2011, 2012, 2013), Các báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động tín dụng, báo cáo
phân loại nợ năm 2011, 2012, 2013.
8. Rose P.S. (2004), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
9. Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNNVN. 10.Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN
75
12. Tài liệu tập huấn quản trị rủi ro Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt. 13. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
14. Basel II