3.2.1.1 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức
Trong những năm qua, Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt không ngừng cải tiến về cơ cấu tổ chức bộ máy theo hƣớng quản trị chiều dọc và đã đạt đƣợc những kết quá rất đáng mừng. Tuy nhiên qua nghiên cứu cách thức tổ chức bộ máy nhận thấy còn một số vấn đề nhƣ:
- Mô hình quản trị theo chiều dọc chƣa thực sự phù hợp trong điều kiện cạnh tranh bởi các thông tin phản hồi còn mang tính đơn chiều.
- Mô hình tổ chức của Phòng QLRR chƣa chi tiết đến từng Chi nhánh.
- Việc bố trí Phòng thẩm định giá tách bạch với Phòng tái thẩm định sẽ làm quy mô nhân sự gia tăng.
Do đó, để phù hợp với sự phát triển lâu dài cần:
- Xây dựng cơ chế phản hồi từ cấp dƣới lên cấp trên theo mô hình vòng tròn. - Thành lập thêm Phòng/Bộ phận QLRR tại từng Chi nhánh để đảm bảo việc quản trị rủi ro đƣợc sâu xát.
- Nên gộp trung việc tái thẩm định và định giá trên cơ sở xấy dựng rõ chính sách, chế độ liên quan đến trách nhiệm và quy chế cụ thể: có thể cán bộ tín dụng kiêm định giá đối với các khoản vay theo phân cấp ủy quyền, thuê bên thứ ba định giá (thuê ngoài).
3.2.1.2. Nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng đào tạo cán bộ
Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt phải xác định con ngƣời là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Thực tế trong thời gian qua, hiệu quả công tác đào tạo cũng nhƣ tuyển dụng tại Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt còn thấp, đào tạo mang tính đại trà, chƣa tập trung vào đúng đối tƣợng, chất lƣợng đào tạo, tuyển dụng chƣa cao… Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ, Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt cần chú trọng những nội dung sau:
58
- Cải tiến khâu tuyển dụng: đây là khâu quan trọng, cần phải xây dựng và công khai các tiêu chuẩn cơ bản để tuyển chọn cán bộ tín dụng, cán bộ làm công tác quản lý rủi ro, không chỉ có kiến thức về mặt chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng mà còn có cả những kiến thức về mặt xã hội, kiến thức về luật pháp, sức khoẻ, khả năng giao tiếp… có nhƣ vậy thì mới có thể tuyển dụng đƣợc những nhân viên giỏi, có khả năng làm việc.
- Công tác đào tạo cán bộ phải đƣợc tổ chức thƣờng xuyên với chƣơng trình bao gồm kiến thức pháp luật và tín dụng kết hợp với tổ chức hội thảo để cán bộ có điều kiện rao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau, mời các chuyên gia giỏi về tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng về giảng dạy cho cán bộ, cử cán bộ có kinh nghiệm theo học những khoá đào tạo ở các ngân hàng nƣớc ngoài…
- Công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng cũng phải thƣờng xuyên đƣợc thực hiện nhằm phòng tránh sự cấu kết giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, gây hậu quả thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác thƣởng phạt đối với cán bộ cũng phải rõ ràng, gắn kết hiệu quả làm việc với tiền lƣơng. Đối với cán bộ có thành tích xuất sắc, cần biểu dƣơng, khen thƣởng cả về vật chất lẫn tinh thần tƣơng xứng với kết quả họ mang lại, kể cả việc nâng lƣơng trƣớc hạn hoặc đề bạt lên đảm nhiệm ở vị trí cao hơn; đối với cán bộ có sai phạm, tuỳ theo tính chất, mức độ mà có thể giáo dục thuyết phục hoặc phải xử lý kỷ luật. Có nhƣ vậy, mới nâng cao đƣợc tinh thần trách nhiệm của cán bộ đối với công việc và làm việc có hiệu quả hơn.
3.2.1.3 Xây dựng chính sách tín dụng linh hoạt
Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt đã có những chính sách tín dụng rõ ràng, phù hợp với mục tiêu phát triển và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh và do Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt mới thành lập từ năm 2008, do đó để tăng lợi thế cạnh tranh và thực hiện tốt chiến lƣợc lâu dài thì việc xây dựng chính sách tín dụng cần linh động hơn nữa để
59
phù hợp với đặc điểm của từng địa phƣơng trên cơ sở phân cấp ủy quyền và cơ chế theo vùng.
3.2.1.4 Đa dạng hoá danh mục đầu tư
Đa dạng hoá danh mục đầu tƣ là biện pháp mang tính chủ động cao nhằm phân tán rủi ro tín dụng. Thực chất của đa dạng hoá danh mục đầu tƣ là đầu tƣ vào nhiều loại tài sản có mức độ lợi tức khác nhau, có độ rủi ro khác nhau. Đa dạng hoá danh mục đầu tƣ cũng chính là thực hiện nguyên tắc “không bỏ trứng vào một rổ”. Để thực hiện đa dạng hoá danh mục đầu tƣ thì Ngân hàng Liên Việt nên thực hiện đầu tƣ theo hƣớng:
- Đầu tƣ vào nhiều ngành kinh tế khác nhau để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển cũng nhƣ tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nƣớc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế.
- Đầu tƣ vào nhiều đối tƣợng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hoá khác nhau, tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nƣớc không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trƣờng.
- Tránh cho vay quá nhiều đối với một khách hàng, luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của khách hàng để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của khách hàng đó.
- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau, đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trƣờng.
- Tạo lập một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng Việt Nam đồng và cho vay bằng ngoại tệ đảm bảo đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng, tránh đƣợc rủi ro tín dụng do sự biến động tỷ giá.
60