Các chỉ tiêu đánh giá quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Trang 30)

Các chỉ tiêu sau đây đƣợc sử dụng rộng rãi nhất trong việc đo lƣờng RRTD của ngân hàng thƣơng mại:

24

Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả đƣợc khi đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là biểu hiện đặc trƣng nhất của rủi ro tín dụng, là kết quả của mối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, khi ngƣời vay vi phạm nguyên tắc của tín dụng là phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, gây đổ vỡ lòng tin của ngƣời cấp tín dụng đối với ngƣời đƣợc cấp tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Số dƣ nợ quá hạn x 100% Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì càng có nhiều các khoản nợ chƣa đƣợc thanh toán đúng thời hạn, và nhƣ vậy thì mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ càng lớn. Các ngân hàng thƣờng sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá mức độ rủi ro của tín dụng ngân hàng

- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu so với tổng dƣ nợ cho vay: Tỷ lệ nợ xấu = Số dƣ nợ xấu x 100%

Tổng dƣ nợ

Nợ xấu là các khoản nợ đƣợc phân vào nhóm 3, 4 và 5; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của TCTD. Tỷ lệ này càng nhỏ càng tốt, tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng quản lý rủi ro của ngân hàng càng kém, khả năng không thu hồi đƣợc nợ càng lớn.

- Tỷ lệ giữa các khoản xoá nợ trong năm so với tổng dƣ nợ cho vay:

Tỷ lệ các khoản xoá nợ trong năm = Dƣ nợ các khoản xoá nợ trong năm x 100% Tổng dƣ nợ

Các khoản xoá nợ là các khoản vay đƣợc ngân hàng đánh giá là không có khả năng thu hồi vốn và đƣợc phân vào nhóm 5 theo Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của

25

Thống đốc NHNN. Các khoản vay này đƣợc ngân hàng dùng quỹ dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro và theo dõi ở ngoại bảng.

- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm so với tổng dƣ nợ cho vay kỳ báo cáo:

Tỷ lệ dự phòng RRTD = Dự phòng RRTD đƣợc trích lập x 100% Tổng dƣ nợ

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ tín dụng theo cam kết. Dự phòng rủi ro đƣợc tính theo dƣ nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD, dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.

- Tỷ lệ giữa dự phòng tổn thất tín dụng so với các khoản nợ xấu: Tỷ lệ dự phòng so với các khoản nợ xấu = Dự phòng RRTD x 100%

Các khoản nợ xấu

Hai chỉ tiêu sau nói lên sự chuẩn bị của ngân hàng cho các khoản tổn thất tín dụng thông qua việc trích lập quỹ dự phòng tổn thất tín dụng hàng năm từ thu nhập hiện tại. Hai chỉ tiêu này càng cao thì sự chủ động của ngân hàng khi có rủi ro tín dụng xảy ra càng cao.

1.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý rủi ro tín dụng của NHTM

1.3.5.1 Nhân tố chủ quan

Môi trường quản lý rủi ro tín dụng

Môi trƣờng đƣợc hiểu là quan điểm, văn hoá, chiến lƣợc cũng nhƣ nguyên tắc ứng xử về rủi ro tín dụng mà một ngân hàng xây dựng và áp dụng trong toàn hệ thống của mình. Các yếu tố này tạo một môi trƣờng để mọi bộ phận, cán bộ ngân hàng triển khai hoạt động quản trị rủi ro tín dụng một cách cụ thể. Môi trƣờng chính là kim chỉ nam đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng. Một môi

26

trƣờng quản lý rủi ro tín dụng đƣợc coi là hợp lý khi đảm bảo đƣợc các nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Hội đồng quản trị có trách nhiệm phê duyệt định kỳ (ít nhất

hàng năm) xem xét chiến lƣợc về rủi ro tín dụng và các chính sách về rủi ro tín dụng của ngân hàng. Chiến lƣợc cần phản ánh mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng đạt đƣợc khi gánh chịu các rủi ro này. Chiến lƣợc rủi ro đƣợc xây dựng bởi Hội đồng quản trị, do Ban điều hành thi hành, thực hiện bởi bộ phận quản lý rủi ro và am hiểu bởi tất cả các cán bộ trong ngân hàng.

Nguyên tắc 2: Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực hiện chiến lƣợc rủi

ro tín dụng đƣợc Hội đồng quản trị phê duyệt và phát triển các chính sách và thủ tục nhằm phát hiện, đo lƣờng và theo dõi và kiểm soát rủi ro tín dụng. Các chính sách và thủ tục này phải nhằm vào rủi ro tín dụng trong mọi hoạt động của ngân hàng và ở mức từng khoản tín dụng cũng nhƣ ở mức toàn bộ danh mục đầu tƣ.

Nguyên tắc 3: Ngân hàng cần phát hiện và quản lý RRTD trong mọi sản

phẩm và hoạt động. Ngân hàng cần bảo đảm rằng các rủi ro của các sản phẩm và hoạt động mới nằm trong phạm vi các thủ tục quản lý rủi ro và kiểm soát đầy đủ trƣớc khi đƣợc đƣa vào sử dụng hay thực hiện, và đƣợc Hội đồng quản trị hay uỷ ban thích hợp chấp thuận trƣớc.

Chính sách tín dụng và quy trình tín dụng của ngân hàng

- Chính sách tín dụng của ngân hàng là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo, góp phần quyết định đến sự thành công hay thất bại của một ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ có tác dụng hạn chế rủi ro tín dụng, thu hút thêm khách hàng, phân tán rủi ro, tuân thủ theo pháp luật, chấp hành tốt chính sách của nhà nƣớc, đảm bảo khả năng sinh lời cho ngân hàng cũng nhƣ tạo động lực cho nền kinh tế và xã hội phát triển.

Mỗi NHTM đều có những đặc điểm riêng, vì vậy muốn quản trị đƣợc rủi ro tín dụng phải xây dựng chính sách, quy trình tín dụng phù hợp với ngân hàng

27

mình trong từng giai đoạn cụ thể. Một ngân hàng đƣợc coi là hoạt động trong quy trình lành mạnh khi:

+ Thiết lập các tiêu chí cụ thể cho cấp tín dụng, từ việc cấp tín dụng lần đầu đến việc việc gia hạn nợ, mở rộng nhằm đảm bảo mọi khoản tín dụng đều đƣợc giám sát, quản lý chặt chẽ, đặc biệt là đối với khách hàng có quan hệ với ngân hàng.

+ Xây dựng các giới hạn rủi ro cho từng khách hàng, nhóm khách hàng liên quan, cả đối với các giao dịch nội bảng cũng nhƣ ngoại bảng; giới hạn theo cấp thẩm quyền.

- Quy trình tín dụng bao gồm những quy định cần thiết thực hiện trong quá trình khép kín bao gồm: Chuẩn bị cấp tín dụng (tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, thẩm định hồ sơ và các điều kiện cấp tín dụng của khách hàng), quyết định cấp tín dụng, kiểm tra trong và sau khi cấp tín dụng, thu hồi nợ vay cả gốc và lãi trong trƣờng hợp cho vay hoặc phí bảo lãnh, phí thanh toán quốc tế… Việc xây dựng tốt quy trình tín dụng, thực hiện tốt các quy định ở từng bƣớc và sự phối hợp chặt chẽ, khoa học giữa các khâu, các đối tƣợng tham gia trong quy trình góp phần hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Quy trình phải đảm bảo phân định rõ chức năng của các bộ phận trong quá trình giải quyết các khoản vay; phân loại khách hàng theo nhóm khác nhau để áp dụng những quy trình thẩm định cho vay riêng phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng là khách hàng lớn, khách hàng vừa và nhỏ...Quy trình cho vay đƣợc thực hiện theo các bƣớc: Tiếp xúc khách hàng/ Phân tích tín dụng/ Thẩm định tín dụng/ Đánh giá rủi ro/ Quyết định cho vay/ Thủ tục giấy tờ hợp đồng/Đánh giá chất lƣợng, xem lại khoản vay.

Cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, chất lượng nhân sự đối với bộ phận quản lý rủi ro tín dụng

28

-

- Cơ cấu tổ chức: là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động quản

trị. Theo thông lệ tốt nhất, cơ cấu tổ chức của ngân hàng phải có sự phân tách chức năng phù hợp giữa chức năng kinh doanh; quản lý rủi ro (thẩm định); tác nghiệp (quản lý nợ). Trong đó, quản lý rủi ro tín dụng phải độc lập với các chức năng kinh doanh của ngân hàng. Bộ phận quản lý rủi ro hoàn toàn độc lập báo cáo theo thứ bậc lên Tổng giám đốc và theo chức năng lên Hội đồng rủi ro.

- Thẩm quyền phê duyệt tín dụng: Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của

Basel yêu cầu khoản tín dụng phải đƣợc phê duyệt bởi 02 ngƣời, trong đó 01 từ bộ phận quản lý rủi ro nhƣng không phải là ngƣời đã tái thẩm định đề xuất tín dụng. Tất cả các khoản vay phải đƣợc phê duyệt ít nhất bởi:

+ Phòng Quan hệ khách hàng, trong việc chấp nhận rủi ro

+ Cán bộ rủi ro cấp cao, để khẳng định các rủi ro liên quan đã đƣợc đánh giá và các đề xuất tín dụng là phù hợp với chính sách và khẩu vị rủi ro đã xây dựng của ngân hàng.

- Chất lượng nhân sự: Trong mọi lĩnh vực, con ngƣời là yếu tố quyết định

sự thành công của hoạt động quản trị. Trong quản trị rủi ro tín dụng, con ngƣời có trình độ, năng lực, khả năng tƣ duy và có đạo đức nghề nghiệp là yếu tố tác động chủ yếu đến hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng. Cán bộ bộ phận quản lý rủi ro tín dụng hàng ngày phải xử lý các nghiệp vụ có tính biến động, vì vậy đòi hỏi phải đƣợc tuyển chọn cẩn trọng, đƣợc bố trí hợp lý, đƣợc đào tạo bài bản. Họ phải có kiến thức kinh tế, khoa học kỹ thuật và xã hội, nắm vững chuyên môn và các nghiệp vụ ngân hàng. Phải có đạo đức, lƣơng tâm và trách nhiệm nghề nghiệp cao. Phải có bản lĩnh, kinh nghiệm nghề nghiệp (đặc biệt là kinh nghiệm tín dụng).

Hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng

Đây chính là hệ thống hạ tầng kỹ thuật (phần cứng) trong hạ tầng quản lý rủi ro tín dụng. Các công cụ chính sách, phƣơng pháp, con ngƣời chính là hạ tầng mềm. Hạ tầng mềm chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự hỗ trợ của hạ

29

tầng kỹ thuật. Vì vậy, vai trò của hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lƣờng rủi ro tín dụng có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình quản trị rủi ro.

Hệ thống kiểm soát, theo dõi đo lường rủi ro tín dụng đảm bảo:

- Quản lý liên tục các danh mục đầu tƣ có rủi ro tín dụng.

- Theo dõi điều kiện của từng khoản tín dụng, bao gồm xác định mức độ đủ dự phòng và dự trữ. Theo dõi cơ cấu và chất lƣợng của toàn bộ danh mục đầu tƣ tín dụng.

- Có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ thống nhất với bản chất, quy mô và mức độ phức tạp của các hoạt động của ngân hàng.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là công cụ để các nhà lãnh đạo nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động kinh doanh của bộ máy, phát hiện những sai sót, không phù hợp, các dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro trong hoạt động tín dụng để đƣa ra các biện pháp khắc phục, nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro tín dụng.

1.3.5.2 Nhân tố khách quan

Những vấn đề xuất phát từ phía khách hàng vay vốn: (1) Trình độ của ngƣời vay trong dự đoán các vấn đề kinh doanh, năng lực quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn vay, ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cam kết với ngân hàng. Do đó, ảnh hƣởng đến hiệu quả công tác quản lý RRTD; (2)Năng lực tài chính, kinh doanh, uy tín của khách hàng.

Môi trường kinh tế: Môi trƣờng kinh tế có tác động rất lớn đến quá trình

quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thƣờng xuyên xem xét lại chiến lƣợc quản trị rủi ro khi có sự biến động của môi trƣờng kinh tế. Môi trƣờng kinh tế đƣợc phản ánh qua chu kỳ kinh tế, các chính sách kinh tế vĩ mô từng thời kỳ và tác động của xu thế toàn cầu hóa;Chính sách kinh tế của Chính phủ thông qua những quy định nhƣ về thuế, chính sách xuất nhập khẩu… sẽ gián

30

tiếp gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng bởi các chính sách này tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng của ngân hàng. Khi Chính phủ có chính sách ƣu đãi nhƣ giảm thuế, bảo hộ hàng sản xuất trong nƣớc của một ngành nào đó bằng cách đề ra hạn ngạch xuất khẩu, hoặc cấm nhập hay tăng thuế nhập khẩu và ngƣợc lại, đƣa ra chính sách giữ giá hay phá giá đồng nội tệ thì cũng gián tiếp gây ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng. Một đất nƣớc mà các chính sách kinh tế thƣờng xuyên thay đổi, khó dự đoán sẽ gây tác động xấu đến hoạt động kinh doanh của các khách hàng và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng.

31

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP BƢU ĐIỆN LIÊN VIỆT

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt đƣợc thành lập vào tháng 6 năm 2008 theo Giấy phép số 91/GP-NHNN cấp ngày 28/03/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt đƣợc cấp phép hoạt động theo mô hình ngân hàng thƣơng mại đa năng, thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng và dịch vụ kinh doanh tiền tệ theo Luật định. Với số vốn điều lệ tại thời điểm thành lập là 3.300 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt là ngân hàng có vốn điều lệ lớn thứ hai trong khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.

Lợi thế của Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt không chỉ ở các cổ đông sáng lập có tiềm lực tài chính vững mạnh, đang điều hành các doanh nghiệp lớn và lành mạnh nhƣ: Công ty CP Him Lam, Tổng Công ty Thƣơng mại Sài Gòn (SATRA), Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), Tổng công ty Bƣu điện Việt Nam… mà còn ở tính cam kết, đồng hành lâu dài cùng Bƣu Điện Liên Việt và không hề gây áp lực về lợi nhuận trong thời gian đầu hoạt động của các cổ đông, để xây dựng một thƣơng hiệu LienVietPostBank bền vững.

Ngoài những thế mạnh nội lực của Ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt, việc tiến hành ký kết với các đối tác lớn là doanh nghiệp uy tín đang hoạt động hiệu quả trong nƣớc (nhƣ Agribank, Tổng công ty Đầu tƣ phát triển nhà và đô thị, Công ty Cổ phần Sành sứ Thủy tinh Việt Nam) đặc biệt là quan hệ kinh doanh với các định chế tài chính quốc tế lớn nhƣ Wells Fargo, CitiBank, Barclays, Credit Suisse, Nomura, ANZ, Standard Chartered, HSBC, Goldman

32

Sachs, v.v…

Sau hơn 6 năm hoạt động, Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt có vốn điều lệ 6.460 tỷ đồng, tổng tài sản vƣợt 80.000 tỷ đồng và tổng lợi nhuận lũy kế kể từ ngày hoạt động chính thức 1/5/2008 là trên 5.000 tỷ đồng. Những con số trên chứng tỏ sự nỗ lực của một ngân hàng non trẻ trên thị trƣờng ngân hàng vốn trăm hoa đua nở nhƣ hiện nay.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Hội đồng Quản trị Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt đang bƣớc đầu áp dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)