Đo vẽ bình đồ bằng máy kinh vĩ

Một phần của tài liệu Giáo trình trắc địa , đại học thành tây hà nội (Trang 73)

Quá trình thành lập bình đồ ranh giới, địa vật nhờ máy kinh vĩ, thớc thép hoặc dụng cụ đo dài khác có độ chính xác tơng đơng, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chính là đo vẽ bằng máy kinh vĩ và đợc gọi là đo vẽ mặt bằng. Đo vẽ bằng máy kinh vĩ thờng đợc áp dụng trên những khu vực nhỏ, bằng phẳng, khi địa hình, dáng đất không phải là yếu tố chủ yếu, trên đờng phố và trong lòng khu phố. Bình đồ chỉ thành lập đến tỷ lệ không nhỏ hơn 1 : 5 000 (phơng pháp này chỉ đợc áp dụng để thành lập bản đồ tỷ lệ lớn), thờng là tỷ lệ 1: 2000, 1: 1000 và 1:500.

Lới khống chế đo vẽ (xem 7.2) thờng đợc xây dựng bằng cách lập các đờng chuyền kinh vĩ. Đó là những đờng gãy khúc khép kín hoặc không khép kín, các đỉnh của chúng đợc đánh dấu bằng cọc gỗ hoặc bê tông. Để xác định toạ độ các điểm, ngời ta đo tất cả các góc và các cạnh của đờng chuyền. Đối với những khu vực nhỏ, lới khống chế đo vẽ có thể chỉ là một đờng chuyền đơn khép kín hoặc không khép kín. Đờng chuyền kinh vĩ còn đợc sử dụng trong các công tác trắc địa công trình.

Đo vẽ bình đồ bằng máy kinh vĩ bao gồm các giai đoạn chủ yếu nh công tác chuẩn bị, khảo sát khu vực đo vẽ, chôn mốc (gia cố các điểm bằng các mốc chắc chắn), đo đạc ngoại nghiệp và các công tác nội nghiệp.

Công tác chuẩn bị là nghiên cứu khu vực, dự kiến kế hoạch và trình tự thực hiện công việc, lựa chọn dụng cụ máy móc và kiểm nghiệm điều chỉnh chúng. Khảo sát thực địa nhằm khẳng định lại bản thiết kế sơ bộ, lựa chọn vị trí các điểm mới, tìm kiếm các điểm cũ, xác định lại khối lợng và kế hoạch tiến hành công việc. Sau khi lựa chọn đợc vị trí thích hợp, các điểm đợc gia cố bằng các cọc bê tông chắc chắn hoặc cọc gỗ tuỳ theo mục đích sử dụng lâu dài hoặc tạm thời. Các cạnh của đờng chuyền kinh vĩ có chiều dài cho phép từ 20m đến 350m và đợc bố trí ở những nơi bằng phẳng, thuận tiện cho việc kéo thớc. Nếu sử dụng máy toàn đạc điện tử thì chiều dài cạnh của đờng chuyền có thể cho phép kéo dài tới 550m.

Đo đạc ngoại nghiệp bao gồm việc đo góc, đo cạnh trong đờng chuyền và đo vẽ chi tiết. Góc trong đờng chuyền đợc đo bằng máy kinh vĩ một vòng đo đầy đủ theo phơng pháp đo góc đơn. Các góc nghiêng dới 50 có thể đo bằng phơng pháp đơn giản, các góc lớn hơn 50 đợc đo bằng máy kinh vĩ đọc số trên bàn độ đứng. Chiều dài các cạnh đo theo các hớng thuận và ngợc. Độ chính xác đo góc và đo cạnh, tuân theo các tiêu chuẩn của quy phạm.

Sau khi xây dựng xong đờng chuyền (xem chơng 7 và 8) và đã chuyển đợc vị trí các điểm khống chế I, II, III,… lên bản vẽ (hình 9.1), bắt đầu tiến hành đo vẽ chi tiết thực địa dựa vào các điểm và các cạnh của đờng chuyền. Đo vẽ chi tiết thực chất là xác định vị trí các đối tợng cần đo vẽ so với các điểm, các cạnh của đờng chuyền. Khi đo vẽ chi tiết cần phải vẽ sơ hoạ, sơ đồ khu vực đo vẽ, đánh số các điểm, ký hiệu các yếu tố đo kèm theo ghi chú để tiện lợi cho việc biểu diễn các điểm lên bản vẽ bình đồ sau này.

Đo vẽ chi tiết đợc tiến hành theo nhiều phơng pháp, trong đó chủ yếu là phơng pháp đờng vuông góc, phơng pháp toạ độ cực, phơng pháp giao hội góc, giao hội cạnh và phơng pháp hớng chuẩn.

Đo vẽ điểm theo phơng pháp đờng vuông gócthực chất là xác định chân đờng vuông góc hạ từ điểm cần đo vẽ xuống cạnh của đờng chuyền (điểm a0), sau đó đo chiều dài ya của đờng vuông góc và khoảng cách xa từ điểm I của đờng chuyền tới chân đờng vuông góc a0.

Phơng pháp toạ độ cực là dùng máy kinh vĩ đặt tại một điểm nào đó (ví dụ điểm II) của đ- ờng chuyền đo góc cực β1 giữa cạnh II - III của đờng chuyền và hớng tới điểm b cần đo vẽ, đồng thời đo khoảng cách l1 từ điểm II (điểm đứng máy) tới điểm cần đo vẽ b.

Phơng pháp giao hội góc là xác định vị trí điểm C cần đo vẽ so với cạnh đờng chuyền III - IV bằng cách dùng máy kinh vĩ đo góc β3 và β4

giữa cạnh đờng chuyền và các g tới điểm cần đo vẽ. Điểm C đợc xác định trên bình đồ theo giao điểm của hai hớng III - C và IV - C khi dựng các góc β3 và β4 giữa cạnh đờng chuyền và các hớng tới điểm cần đo vẽ. Phơng pháp này đợc áp dụng rất tiện lợi khi điểm đo vẽ nằm cách xa các điểm đ- ờng chuyền và điều kiện đo khoảng cách tới các điểm đó có nhiều khó khăn. Phơng pháp giao hội cạnh thực chất là đo khoảng cách l2l3 giữa điểm d cần xác định trên thực địa tới các điểm IV, V của đờng chuyền. Trên bình đồ, điểm d sẽ là giao điểm của hai cung tròn có tâm ở điểm IV và điểm V với bán kính tơng ứng là l2l3 đãđợc

thu nhỏ theo tỷ lệ. Hình 9.1. Đo vẽ chi tiết

Phơng pháp hớng chuẩn đợc áp dụng khi các cạnh của đờng chuyền kinh vĩ cắt ngang một đờng ranh giới nào đó. Ví dụ, điểm e và điểm k đợc xác định bằng cách đo các đoạn l6, l7

l10, l11 trên cạnh đờng chuyền. Điểm f trên đờng ranh giới lại đợc xác định theo một hớng chuẩn phụ V - k bằng cách đo các đoạn l8l9.

Đo vẽ chi tiết đòi hỏi ngời thực hiện phải rất thận trọng, chú ý trong khi đo đạc và ghi sổ ngay tại thực địa. Cần chú ý nhất là vẽ sơ hoạ thật tỉ mỉ, chi tiết bởi vì nó là một trong những tài liệu đo vẽ chủ yếu giúp cho việc biểu diễn lên bình đồ không bị nhầm lẫn và bỏ sót. Trong những trờng hợp có thể, cần đo kiểm tra,

đo nối vào những ranh giới, địa vật đã đo từ những trạm máy khác. Hiện nay, do sử dụng khá phổ biến máy toàn đạc điện tử nên phơng pháp này có thể đợc thay thế, quá trình đo vẽ sẽ rất dơn giản và nhanh chóng.

Một phần của tài liệu Giáo trình trắc địa , đại học thành tây hà nội (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w