Chuẩn bi xét xử •

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng toà án Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41)

NGOÀI, NÀNG Lực PHÁP LUẬT CỦA cơ QUAN, Tổ CHỨC NƯỚC

2.4.2.Chuẩn bi xét xử •

Chuẩn bị xét xử là một chuỗi hành vi tác nghiệp do thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án tiến hành trong khoảng thời gian nhất định, nhằm xác định sự thật của vụ tranh chấp và các cơ sở pháp lý liên quan để có thể giải quyết vụ tranh chấp đúng pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích của các đương sự. Thời hạn cho việc giải quyết các tranh chấp về dân sự, hổn nhún và gia đình là 04 tháng; đối với các tranh chấp kinh doanh, thương mại và lao động là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý. Đối với những vụ án phức tạp thì Chánh án có thể gia hạn nhưng không quá 1/2 số thời gian theo quy định thời hạn.

Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Toà án thường phải tiến hành những cône; việc sau: Thu thập chứng cứ ; Tiến hành lìoà giải ; Áp dụng các biện pháp

khẩn cấp tạm thời; Ra một trong các quyết định trong giai đoạn chuẩn bị xét xử ; Phân tích, đ á n h giá chửng cứ ; Quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.

2.4.2.Ị. Thu thập chửng cứ

Chứng cứ, theo quan điểm của tố tụng quốc tế, là những gì có thật được dương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp, cung cấp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập dùng làm cân cứ để xác định yêu cầu của các đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay khỏng. Chứng cứ do bên nước ngoài cung cấp tuân theo pháp luật nước ngoài nhưng không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam. Mọi chứng cứ do bcn nước ngoài giao nộp, cung cấp là văn ban

tài liệu CÎCU phải đ ư ợ c d ịch ra tiến g việt và đư ợc cô n g chứ ng th eo p háp luật

Việt Nam.

Về nguyên tắc, các đương sự là chủ thể của tố tụng dân sự Việt Nam, có quyền yêu cầu Toà án Việt Nam bao đảm quyén và lợi ích hợp pháp của mình nhưng phái có nghĩa vụ đưa ra các chứng cứ để chứng minh cho yêu CÛU đó là có căn cứ và hợp pháp. Tuy nhiên, trong trường hợp đương sự không thể cung cấp dược chứng cứ hay chứng cứ được cung cấp chưa đủ để chứng minh cho yêu cầu của mình thì có thể ycu cẩu Toà án tiến hành các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập chứng cứ.

Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án có thể thu thập chứng cứ bằng một số biện pháp cơ bản sau:

- Tiến hành ghi lời khai của đương sự trong trường hợp dương sự không thể tự viết được; lấy lời khai của người làm chứng (xct thấy cần thiết, có thể bào đảm cho việc giải quyết được toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật), tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau (xét thấy có mău thuẫn trong các lời khai).

Như ta đã biết, lấy lời khai là một nghệ thuật thiết kế câu hỏi và khai thác tầm lý đối tượng cần được hỏi. Bời lẽ, trong tranh chấp dân sự nói chung và

tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, các bên đương sự đều nói hay, nói đúng cho mình nhằm đòi hỏi quyền lợi và né tránh các nghĩa vụ. Nhưng cho đến nay, tại Việt Nam, các thẩm phán tiến hành lấy lời khai bằng kinh nghiệm do mình tích luỹ từ thực tiễn chứ chưa được đào tạo một cách bài bản hàn kìm. Việc lấy lời khai của người nước ngoài thông qua phiên dịch là một trong những khó khăn của thẩm phán Viột Nam. Hiện Việt Nam vẫn chưa có các phiên dịch viên pháp lý chuyên nghiệp, do vậy, việc chuyển tai thông tin iheo hưởng khai thác sự thật từ lời khai của những người liên quan là rất khó. Mặt khác, sự thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị phụ giúp đã khiến cho việc lấy lời khai trong tố tụng dân sự có phần mang yếu tố hình sự. Điều này cũ nu anh hưởng đến chất lưựng của các Biên bản lấy lời khai.

- Thẩm phán trực tiếp hoặc hằng văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp chứng cứ tài liệu. Các cá nhân là công dân Việt Nam, cơ quan, tổ chức của Việt Nam phải có nghĩa vụ cung cấp chúng cứ, tài liệu cho Toà án. Quy định này được đảm bảo thực hiện bởi pháp luật hành chính và hình sự. Tuy nhiên, đối với các cá nhân là người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài, yêu cẩu của Toà án chỉ có thể đảm bảo thực hiện được thông qua hoạt động uỷ thác tư pháp hoặc lương trợ tư pháp. Nhưng các hoạt động này cần phải có thời gian và thống qua con dường ngoại giao hay lãnh sự.

- Thẩm phán ra quyết định trung cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại nếu có sự thoả thuận lựa chọn của các bên đương sự hoặc theo yêu cầu của một hoặc các bên, hoặc trường hợp chửng cứ bị tổ cáo là giả mạo. Thẩm phán cần giải thích cho đương sự biết về nghĩa vụ nộp tiền chi phí tương ứng (chi phí giám định, tiền tạm ứng chi phí định giá...). Thẩm phán chì tiến hành thu thập chứng cứ khi đương sự đó nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng, nếu thuộc trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng chi phí tương ứng.

- Thẩm phán ra quyết định tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ nếu thấy cần thiết, khi đương sự có yêu cầu xem xét, thẩm định tại chồ và xét yêu

cầu đó là có căn cứ. Việc xem xét, thẩm định tại chồ phải được ghi thành biên bản. Biên bán xem xét thẩm định tại chỗ sẽ là chứng cứ để giải quyết vụ án.

Về mặl nào đó, xem xét và thẩm định tại chồ là một biện pháp nghiệp vụ cỏ nhiều ưu điểm dược Toà án thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam nhằm thu thập chứng cứ giải quyết vụ án. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ được thực hiện đối với các vụ án mà đối tượng cần xem xét, thẩm định tại chỗ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, nếu đối tượng cần xem xét, thẩm định nằm ngoài lãnh thổ Viêt Nam thì pháp luật chưa có các quy định cụ thê. Giải quyết vấn để này chỉ có thể được thực hiện qua hoạt động uỷ thác tư pháp quốc tế và như vậy, Toà án Việt Nam sẽ hoàn toàn bị động khi chờ đợi kết quả của các cơ quan nước ngoài.

- Toà án tiến hành uỷ thác thu thập chứng cứ trong trường hợp đương sự hoặc nhân chửne ở quá xa hoặc bị ốm đau; tài sản tranh chấp ở một huyện, tỉnh khác, thì Tòa án đang thụ lý vạ án có thể uỷ thác cho Toà án huyện nơi

của đirơng sự, nhân chứng hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp lấy lời khai của dương sự, nhân chứng hoặc xem xét tài sản đó.

Đối với việc uỷ thác thu thập chứng cứ ở nước ngoài là một vấn đề phức tạp, khó khàn và tế nhị. v ề nguyên tắc, đối với các nước mà Việt Nam có Hiệp (lịnh tương trợ tư pháp đối với họ thì việc uỷ thác tư pháp tuân theo các quy định tronu Hiệp định, còn đối với các nước mà Việt Nam chưa ký Hiệp định tương trợ iư pháp thì được giải quyết theo nguyên tắc có đi có lại. Thực tế này đòi hỏi nhà nước cần ký nhiều hiệp định tương trợ tư pháp với các nước.

- Thẩm phán chì có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây: Lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết; Đổi chất khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương sự; Định ui á tài sản trong trường hợp các bên thoả thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí. Trong các trường hợp này, khổng

Ciln thiết phải có đề nghị hay yêu cầu của các bên đương sự. Toà án tự tạm ứng kinh phí cho các hoạt động đó và sau đó quyết định bằng bản án [07].

Như vậy, theo tố tụng tư pháp quốc tế Việt Nain, để xác định nội dung bản chất của vụ tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, Toà án vừa yôu cầu đương sự cung cấp chứng cứ, vừa tiến hành thu thập chứng cứ. Rõ ràng, việc làm rõ bán chất vụ án vừa là nghĩa vụ của đương sự đồng thời cũng là nghĩa vụ của Toà án. Đây cũng là một điểm tích cực của Toà án Việt Nam với ý nghĩa là Toà án nhãn dân.

2.4.2.2. Hoà giải và công nhận sự thỏa thuận của các đương sự

Hoà giai là việc Toà án với iư cách như một bên trung lập có vai trò trung gian hỏ trợ các bên tranh chấp nhàm lìm kiếm những giải pháp thích hợp cho việc giải quyết những bất đồng, mâu ihuản phát sinh. Hoà giải được tiến hành trên sử tự nguyện và lựa chọn của các bên. Kết quả hoà giải thành đựơc Toà án ghi nhận và có giá trị nhự một bản án. Tuy hoà giải trong tố tụng dân sự là một thủ tục bắt buộc nhưng đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài, (k) khoảng cách địa lý nên việc tổ chức hoà giải cho các đuơng sự là rất khó khăn, phức tạp, cần nhiều sự đầu lư quan tâm kể cả thời gian và tam huyết của người tiến hành tố tụng. Pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam không có những quy định riêng vé hoà giải đối với các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài mà chỉ có những quy định chung về hoà giải và công nhận sự thoả thuận của các dương sự.

Thẩm phán phải tiến hành hòa giải trong giai doạn chuẩn bị xét xử để các dương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (trừ những vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được).

Về thú tục hoà giải, Toà án phải triệu tập tất cả những người có liên quan đến việc giải quyết vụ án tham dự phiên hoà giải. Nếu việc giải quyết vụ án có liên quan đến tất cả các đương sự tronu vụ án mà có đương sự vắng mặt,

thi Thấm phán phải hoãn phiên hoà giải để mờ lại phiên hoà giải khác có mặt tất cả các đương sự.

Nếu trong vụ án có nhiều quan hệ pháp luật mà quan hệ pháp luật này liên quan đến đương sự này, quan hệ pháp luật kia liên quan đển đương sự khác và việc giải quyết quan hệ pháp luật đó chỉ liên quan đến các đương sự có mặt không liên đến các đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hoà giải những vấn đề có liên quan đến các đương sự có mặt.

Toà án xem xét các yêu cầu cụ thể của đương sự trong vụ án phải giải quyết để tiến hành hoà giải từng yêu cầu theo thứ tự hợp lý.

Khi tiến hành hoà giải, neoài việc tuân thủ nguyên tắc đảm bảo thành phần phiên hoà giải, tuỳ theo các quan hệ pháp luật Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ cùa minh mà tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án; phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành cho các đương sự biết (như mối quan hệ giữa các đương sự, việc chịu án phí). Thẩm phán không được nói trước với các đương sự ai sai, ai đúng ở chỗ nào hoặc nếu các đương sự không thoả thuận được, thì hướng giải quyết vụ án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thẩm phán cần ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

ỉ lết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoã thuận đó, thì về nguycn tắc chung Thẳm phán chủ tri phiên hoà giải ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đirơns sự. Nổu vì trớ ngại khách quan mà Thẩm phán không ra quyết định được, thì Chánh án Toà án phân công một Thẩm phán khác ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

Thẳm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận cùa các đương sự, nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án (các quan hệ pháp luật, các yêu cầu của các đương sự trong vụ án) và cả về án phí. Trong tnrờng hợp các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án nhung không thoả thuận được với nhau về trách nhiệm phải chịu án phí hoặc mức án phí, thi Toà án không công nhận sự thoả thuận của các đương sự mà tiến hành mờ phiên toà để xét xử vụ án.

Trong tnrờng hợp các đương sự chỉ thoả thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án, còn phần khác không thoả thuận được, thì Toả án ghi những vấn đề mà các đương sự thoả thuận được và những vấn đề không thoả thuận được vào biên bàn hoà giải và tiến hành ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Nlur vậy, với các quy định VC hoà giải công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Tư pháp quốc tế Việt Nam hướng việc giải quyết các tranh chấp dAn sự có yếu tố nước ngoài trong sự dung hoà lợi ích của các bên tranh chấp; đặt các mâu thuẫn, bất đồng trong quan niệm tình cám, đạo đức và văn hoá Việt Nam.

2.4.2.3. Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

Biện pháp khẩn cấp tạm thời là một quyết định Tư pháp hành chính do Toà án ban hành “nhằm đáp ứng một vài yêu cẩu cấp bách của đương sự hoặc chỉ nhằm bảo vệ bằng chứng, tạo diều kiện thuận lợi cho quá trình xét xử hay thi hành án”. “ Biện pháp khẩn cấp tạm thời thực ra chỉ lù một giải pháp tình thế, nó không tồn tại vĩnh viẻn mà chỉ có thể tồn tại trong khoảng thời gian từ khi ra quyết định cho đến khi Toà án xél xử” [80Ị.

Các biện pháp khẩn cấp tạm thời gồm: Giao người chưa thành niên cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưởng; Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ hổi tlurờng thiệt hại do lính mạng, sức khoe bị xám phạm; Buộc người sử

dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền công, tiền bổi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghé nghiệp cho người lao động; Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sa thái người lao động; Kê hiên tài sản đang tranh chấp; Cấm chuyển dịch quyền vể tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài san đang tranh chấp; Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sán phẩm, hàng hoá khác; Phong toả tài khoản tại ngủn hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong toá lài sản ở nơi gửi giữ; Phong toả tài sản của người có nghĩa vụ; Cấm hoặc buộc đương sự thực hiện hành vi nhất định.

Trong 12 biện pháp kể trên, có 04 biện pháp lần đầu tiên được quy định trong luật đó là các biện pháp như: Buộc thực hiện một phần nghĩa vụ hồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm; cấm thay đổi hiện trạng tài sán đang tranh chấp; phong toá tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước, phong toả tài sản ở nơi gửi giữ; phong toá tài sản của người có ngỉiĩa vụ.

Trong những biện pháp khẩn cấp tạm thời, có những biện pháp có thổ được áp dụng chung và có những hiện pháp chỉ được áp dụng riêng biệt cho việc giải quyết các tranh chấp hỏn nhân gia đình, kinh doanh thương mại hoặc lao động.

Về nguyên tắc, khi đương sự có yêu cầu Toà án áp dụng các hiện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải thực hiện một nghĩa vụ bảo đảm. Nghĩa vụ bảo đảm là việc đương sự có yêu cầu phủi nộp một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá do Toà án ấn định nhưng phải tương đương với nghĩa vụ tài sản mà ngươi có nghĩa vụ phả thực hiện để báo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là một chế định có nhiều ưu

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng toà án Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 41)