Không thay đổi thẩm quyền giải quyết củaToà án Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng toà án Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 37)

NGOÀI, NÀNG Lực PHÁP LUẬT CỦA cơ QUAN, Tổ CHỨC NƯỚC

2.3.6. Không thay đổi thẩm quyền giải quyết củaToà án Việt Nam

Đây là một trong các nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự quốc tế, được phổ biến áp dụng trong các hệ thống pháp luật. Nội dung nguyên tắc này là sự khẳng định khi một tranh chấp dã thuộc thẩm quyền của một Toà án nhất định, dặc biệt là thẩm quyền riêng biệt, thì thẩm quyền đó sẽ không bị thay đổi bởi bất cứ lý do gì, cho dù có những sự thay đổi các yếu tố để xác định thẩm quyền như đương sự thay đổi quốc tịch, thay đổi nơi cư trú.

Trên thực tố, đương sự vì những toan lính tư lợi của mình mà có thể thay đổi quốc tịch hoặc nơi cư trú nhằm tạo ra các căn cứ mới trong việc xác định thẩm quyền giai quyết tranh chấp của Toà án. Trường hợp này có thể được coi là lẩn tránh pháp luật. Đối với trường hợp này, pháp luật của đa số các nước trên thố giới đều quy định không thay đổi thẩm quyền của Toà án. Việt Nam cũng quy định ván đé này một cách rõ ràng trong trong BLTTDS (Điều 412). Nội dung điều luật này xác định: “Vụ việc dân sự đà được một Toà án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền do Bộ luật này quy định thì phái được Toà án dó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Toà án khác của Việt Nam hoặc của Toà án nước ngoài” [07].

Đe rõ hơn vấn đề này, Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng đần “Đối với vụ việc dân sự không thuộc một trong cúc trường hợp được quy

định lại khoán 3 Điều 33 BLTĨDS được Toà án cấp huyện thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, nếu trong quá trình giải quyết mới có sự thay đổi, như có các đương sự ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác cho lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân cấp huyện đã thụ lý tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó”.

Đối với vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp tỉnh và được Toà án cấp tính thụ lý giải quyết đúng thẩm quyền, “nếu trong quá lrình giải quyết có sự thay đổi không còn đương sự hoặc tài sản ớ nước ngoài và không cần phái uỷ thác cho Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài thì theo quy định tại Điều 412 của BLTTDS, Toà án nhân dân cấp tinh đã thụ lv tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự đó” [30].

Với hướng dẫn như trôn, Toà án nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền tiếp tục giai quyết các tranh chấp dân sự mà khi Toà án thụ lý chưa có yếu tố nước ngoài để xác định nó thuộc thẩm quyền của Toà án tỉnh, nhưng trong quá trình giải quyết lại xuất hiện những yếu tố mới làm cho tranh chấp cần giải quyết thuộc thẩm quyền của Toà án cấp tỉnh. Đây là một vấn (tổ mới, bản than các Toà án cấp huyện chưa có kinh nghiệm trong giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Do vậy, trong quá trình thực hiện quy định này cần phải lưu ý một số vấn đé sau: Thứ nhất, cẩn có những cơ chế hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực của Toà án cấp huyện bảo đám giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài; Thứ hai, cần có quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục để Toà án cấp huyện thực hiện việc uỷ thác Tư pháp cho lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài hoặc Toà án nước ngoài.

2.3.7. Chuyển vụ án dân sự có yếu tô nước ngoài cho Toà án có thẩm

quyền

một cư chế bảo đảm thực thi các quy định về thẩm quyền của Toà án Việt Nam. Quy định này là cơ sở để một Toà án xem xét thụ lý một vụ Iranh chấp cụ thể và đồng thời để giải quyết tranh chấp về thẩm quyén giữa các Toà án.

Nội dung nguyên tắc này được rút ra từ quy định tại Đicu 37 BLTTDS. Theo đó, vụ việc dân sự dã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đã thụ lý thì Toà án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Toà án có thẩm quyền và xoá sổ thụ lý. Toà án có thám quyền tiến hành giải quyết vụ tranh chấp theo các quy định chung và các quy định về thời hạn cũng được tính lại từ đầu. Do vậy, việc không xác định đúng thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài không chỉ làm tốn kém tiền bạc của nhà nước mà còn gây phiền hà, thiệt hại cho các đương sự, đặc biệt là người nước ngoài đến khởi kiện ỞToà án Việt Nam.

Nguycn tắc chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền có vẻ như mâu thuẫn với niỊuyôn lắc không thay đổi thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Vấn đề này được giải quyết khi xác định thẩm quyền của một Toà án phải bảo đảm trình tự ưu tiên của các nguyên tắc. Rõ ràng, việc chuyển vụ án cho Toà án có thẩm quyền chỉ là trường hợp đặc biệt để bổ sung cho việc xác định thẩm quyồn của Toà án có những sai lầm do các yếu tố chủ quan. Tuy nhiên, đây cũng là một vấn đề cần dược quy định rõ ràng hơn để việc xác định thẩm quyén của Toà án trong giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài được nhanh chóng, thuận tiện.

2.4. TRINH T ự THỬ TỤC GIẢI QUYẾT s ơ THẨM CÁC TRANH CHẤP DÂN s ự c ó YẾU TỐ NUỚC NGOÀI TẠI TOÀ ÁN VIỆT NAM

Trình tự, thủ tục giãi quyết sơ thẩm tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là những bước, những công đoạn phai thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng tư pháp quốc tế. Tuy nhiên, Tư pháp quốc tế Việt Nam lại không quy định trình tự, thủ tục riêng mà lấy những quy định chung trong tố tụng dân sự

dế giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài. Trình tự, thủ tục giải quyết sơ thẩm các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài theo Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản hướng dẫn gồm các bước chính sau: nhận đơn khởi kiện và thụ lý vụ án; chuẩn bị xét xử; phiên toà sơ thẩm.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng toà án Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)