Thẩm quyền riêng biệt củaToà án Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng toà án Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 33)

NGOÀI, NÀNG Lực PHÁP LUẬT CỦA cơ QUAN, Tổ CHỨC NƯỚC

2.3.3. Thẩm quyền riêng biệt củaToà án Việt Nam

Thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam dược quy định tại điều 411 BLTTDS. Theo đó, những vụ án dùn sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc tham quyền giai quyết riêng biệt của Toà án Việt Nam:

- Vụ án dân sự có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;

- Tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển mà người vận chuyển có trụ sớ chính hoặc chi nhánh tại Việt Nam;

- Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam [07].

Đây là một diổm mới, tiến bộ của Bộ luật tô tụng dân sự so với các văn bản quy phạm pháp luật tố tụng trước đây. Thẩm quyền ricng biệt của Toà án Việt Nam được quy định một mặt khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực hoạt động Tư pháp, mặt khác tạo cơ sở pháp lý cho Toà án Việt Nam từ chối công nhộn và cho thi hành tại Việt Nam bán án, quyết định của Toà án nước ngoài, nếu Toà án nước ngoài vi phạm thẩm quyền xét xử ricng biệt của Toà án Việt Nam.

Những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền ricng biệt của Toà án Việt Nam là một quy định phù hợp với thông lệ quốc tế, đồng thời báo đảm việc giải quyết các tranh chấp hiệu lực và hiệu quả. Tuy nhiên, những quy định vé thẩm quyền ricng biệt của Toà án Việt Nam có phần hơi ít so với nhu cầu của thực tiễn. Ví dụ, những vụ tranh chấp về hôn nhân và gia dinh (ly hôn) có yếu tố nước ngoài mà cả hai bên đương sự đều là công dàn Việt Nam và hiện dang ớ tại Việt Nam thì cũng nên quy định là thuộc thẩm quyén riêng biệt cùa Toà án Việt Nam. Hay có tranh chấp dân sự mà các đương sự đã lựa chọn Toà án Việt Nam là cơ quan giải quyết tranh chấp mà sự lựa chọn đó là không trái pháp luật của các nước liên quan thì cũng nên quy định là thuộc thẩm quyền riêng biệt của Toà án Việt Nam..

2.3.4. Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tô

nước ngoài của Toà án theo lãnh thổ

Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài của Toà án theo lãnh thồ cũng được xác định theo quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự. Theo lãnh thổ, thẩm quyển của Toà án Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yêu tố IIước ngoài được xác định là:

- Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị dơn là cá nhàn hoặc nơi bị dơn có trụ sở, nếu bị đơn là CƯ quan, lổ chức;

sử của nguyên đơn là cơ quan, tổ chức, nếu các đương sự tự thoá thuận với nhau bằng văn bán;

- Toà án nơi có bất động sản, nếu đó là những tranh chấp về bất động sán 107].

Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, thẩm quyển giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài của Toà án Việt Nam theo lãnh thổ được xác định căn cứ vào dấu hiệu nơi cư trú hoặc nơi làm việc của bị đơn (nếu bị đơn là cá nhún) và dấu hiệu nơi có trụ sở của bị đơn (nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức). Ngoài ra, dấu hiệu nơi có bất động sản liên quan đến vụ án cũng được coi là cơ sờ xác định thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ. Quy định này nói chung là hợp lý, tạo điều kiện thuân lợi cho Toà án trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.

2.3.5. Xác định thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yêu tỏ

nước ngoài theo sự lựa chọn của nguyên đơn

Cũng như các nước, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam ghi nhận quyén lựa chọn Toà án của nguyôn đơn. Đối với các tranh chấp điìn sự có yếu tố nước ngoài, nguyên đơn cũng có quyền lựa chọn Toà án để giải quyết cho yêu cẩu của mình. Việc xác định thẩm quyồn của Toà án theo lựa chọn của nguyên đơn trong tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài dược xác định theo quy định chung về thẩm quyền của Toà án.

Theo Điều 36 Bộ luật tố tụng đùn sự, nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà ấn giai quyết tranh chấp vé dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có the yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn cổ tài sản giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh lổ chức thì nguyên dơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thi nguyên đơn có thể yêu cẩu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp vé bồi thường thiệt hại ngoài hợp đổng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gủy thiệt hại giải quyết;

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên dơn là người lao động có thể yêu cầu Toà án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thấu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hựp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

- Nêu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giai quyết;

- Nếu tranh chấp bất động sàn mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong cúc bất động san giải quyết [07].

Các quy định trên đây được hiểu như những nguycn tắc để xác định thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyôn đơn trone các vụ án tranh chấp dàn sự có yếu tố nước ngoài. Với các nguyên tấc này, sẽ có nhiều trường hợp, nguyên đơn là chủ thể trong nước có thể khởi kiện các chủ thể nước ngoài tại Toà án Việt Nam. Như vậy, về cơ bản, các quy định này là phù hợp với thực tiễn và nó tạo dieu kiện cho việc phát triển quan hệ dán sự quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài bằng toà án Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)