Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch tại các nƣớc phát triển
3.2.3.1. Hoàn thiện mô hình tổ chức với các chức năng quản lý trị giá phù hợp với Hiệp định và thực tiễn
giá phù hợp với Hiệp định và thực tiễn
Có thể nói, bộ máy tổ chức, quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng, quyết định tới sự thành công trong áp dụng phương pháp trị giá hải quan. Vì vậy, trong hiện tại và thời gian tới, cần phải hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý công tác trị giá theo 3 cấp với chức năng cụ thể như sau:
- Cấp Tổng cục Hải quan cần xây dựng trung tâm trị giá hải quan. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên chính thức gia nhập WTO, theo nhận định của các nhà phân tích cũng như tham khảo kinh nghiệm quốc tế thì trị giá hải quan sẽ là một lĩnh vực quan trọng chiếm phần lớn công việc của nghiệp vụ kiểm tra thu thuế. Với khối lượng công việc lớn như vậy nếu chỉ phân công một số cán bộ chuyên trách sẽ không đáp ứng được yêu cầu. Hơn nữa, làm công tác trị giá hải quan bằng cách thu thập số liệu về giá cung cấp cho hải quan địa phương rồi yêu cầu tham vấn, bác bỏ, áp lại giá như hiện nay là chưa đủ. Thành lập trung tâm trị giá hải quan sẽ hình thành nên các bộ phận chuyên sâu về phân tích, dự báo các vấn đề liên quan đến trị giá hải quan, về thương phẩm hàng hóa, về giá cả, thị trường v.v.. Khi đó sẽ hỗ trợ được hải quan địa phương kỹ năng tham vấn, kỹ năng phân tích bộ hồ sơ, chứng từ cũng như cung cấp thông tin phục vụ xác định trị giá hải quan.
+ Luật hóa các qui định của ACV trong xác định trị giá thành các chuẩn mực chung về kiểm tra, xác định trị giá trong phạm vi quốc gia. Phối hợp với các Bộ, ngành trong việc chuẩn bị và duy trì pháp luật về trị giá.
+ Tổ chức tiếp thu, học tập kinh nghiệm của WCO, của các nước trên thế giới để đào tạo, xây dựng, triển khai thủ tục, chính sách tác nghiệp chuẩn mực cho các công chức làm công tác xác định trị giá trong phạm vi toàn ngành.
+ Xử lý các trường hợp xác định trị giá khó do hải quan địa phương đề nghị trợ giúp, hoặc các trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu có qui mô lớn tại các Cục Hải quan địa phương khác nhau.
+ Tổ chức thu thập dữ liệu giá từ các nguồn khác nhau, đánh giá, phân tích, tổng hợp để xây dựng kho dữ liệu giá (đặc biệt là đối với hàng hóa QLRR có trị giá lớn, thuế suất cao) chia sẻ cho các Cục Hải quan địa phương sử dụng.
+ Thực hiện kiểm tra công tác trị giá tại các Cục hải quan địa phương, đôn đốc, nhắc nhở kịp thời những hành vi sai lệch trong xác định trị giá tại địa phương. Xem xét và giải quyết các kháng nghị cấp Tổng cục theo Luật khiếu nại tố cáo hiện hành.
+ Nghiên cứu, phân tích, triển khai các tiêu chí rủi ro để đưa vào các hệ thống tự động.
- Cấp Cục hải quan tỉnh, thành phố là các phòng trị giá hải quan. Đây là cấp trung gian tiếp nhận thông tin từ Tổng cục để chỉ đạo các Chi cục. Cơ chế quản lý hành chính cũng như qui mô công việc không cho phép thực hiện quan hệ nghiệp vụ trực tiếp giữa Tổng cục và Chi cục. Do vậy cần thiết phải thành lập phòng trị giá hải quan thuộc Cục hải quan tỉnh, thành phố (hiện nay mới có 8 Cục hải quan tỉnh thành lập phòng trị giá) thực hiện các chức năng sau:
+ Thẩm định sau (Post Entry Verification) các tờ khai được lựa chọn trên cơ sở đánh giá rủi ro. Trực tiếp tham vấn trị giá đối với những lô hàng thuộc diện QLRR có trị giá lớn, thuế suất cao.
+ Tổ chức tiếp thu nghiệp vụ, chính sách, qui trình kiểm tra, xác định trị giá, theo dõi, hướng dẫn, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ xác định trị giá tại các Chi cục. Với những Chi cục hải quan có lưu lượng hàng hóa lớn cần bố trí các chuyên gia của phòng thường xuyên, trực tiếp trợ giúp.
+ Phối hợp với bộ phận kiểm tra sau thông quan trong việc kiểm tra doanh nghiệp.
- Cấp Chi cục hải quan là nhóm công chức chuyên trách trực thuộc lãnh đạo Chi cục. Về mặt chức năng, nhóm này trực tiếp làm công tác kiểm tra, xác định trị giá và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn trực tiếp từ lãnh đạo Chi cục.