Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ sử dụng phƣơng pháp trị giá giao dịch tại các nƣớc phát triển
3.2.5.1. Phát huy các nguồn nội lực
- Nguồn lực tài chính đóng vai trò quan trọng để thực hiện mọi nội dung cần hoàn thiện. Xây dựng cơ sở thông tin về mặt hàng, khách hàng phải có nguồn tài chính, trang bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật - công nghệ v.v.. đòi hỏi phải có nguồn tài chính. Huy động đủ nguồn tài chính theo đúng yêu cầu là rất khó khăn. Do vậy, sử dụng nguồn tài chính một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả là rất quan trọng. Với thực tế hiện nay, ngành hải quan có thể khai thác từ các nguồn sau:
+ Đề nghị Chính phủ cho giữ lại phần thu thuế xuất nhập khẩu vượt chỉ tiêu kế hoạch hoặc trích một phần số thuế thu được để triển khai hiện đại hóa ngành hải quan, trong đó có việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm hiện đại hóa công tác kiểm tra, xác định trị giá.
+ Đề nghị Bộ Tài Chính cho giữ lại toàn bộ số thu lệ phí làm thủ tục hải quan để nâng cấp cơ sở hạ tầng như trụ sở làm việc, thiết bị, máy móc phụ trợ v.v.. đảm bảo điều kiện làm việc của cơ quan hải quan (khoảng 150 tỷ đồng hàng năm).
+ Sử dụng nguồn vốn ngân sách từ chương trình xây dựng Chính phủ điện tử. Theo chương trình này, Chính phủ sẽ thiết lập mạng lưới tin học đến tất cả các Bộ, ngành, đồng thời đào tạo đội ngũ cán bộ vận hành để quản lý và điều hành qua mạng. Có thể sử dụng nguồn vốn này cho nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ công tác trị giá hải quan.
+ Nguồn Tài chính do Ngân hàng thế giới tài trợ (cho dự án hiện đại hóa hải quan với số tiền là 70 triệu USD); do tổ chức JICA - Nhật Bản tài trợ (2 máy soi container). Tổng cục hải quan cần đẩy nhanh tiến trình giải ngân dự án này. Đây là nguồn tài chính cơ bản để triển khai mở rộng mô hình thông quan điện tử. Nguồn tài chính này chủ yếu sử dụng để trang bị hệ thống máy tính, xây dựng mạng WAN.
- Nguồn lực con người luôn là đề tài nóng bỏng và được sự quan tâm hàng đầu. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ và đời sống xã hội đã khiến cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trở nên cấp thiết. Yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phải tập trung vào duy trì, nâng cao trình độ nguồn nhân lực hiện có, mở rộng, thu hút, bổ sung nguồn nhân lực mới.
Thực hiện phương pháp trị giá hải quan không thể thiếu một đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo cơ bản, năng động, sáng tạo, có khả năng ngoại ngữ và tin học tốt bên cạnh một đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ hải quan. Việc điều phối tốt hai đội ngũ này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau rất hiệu quả trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Để có một nguồn cán bộ tốt đáp ứng được yêu cầu công việc, Ngành Hải quan cần tập trung vào một số việc:
+ Lên kế hoạch đào tạo theo các chuyên đề ngắn hạn về các lĩnh vực liên quan đến nghiệp vụ trị giá hải quan như: Nghiệp vụ trị giá, chứng từ thanh toán, chứng từ vận tải, thương phẩm hàng hóa, thương mại quốc tế v.v.. Các lớp đào tạo này không chỉ giảng dạy lý thuyết mà phải rèn luyện kỹ năng áp dụng trong thực tế. Thông thường, để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực trị giá hải quan, mỗi cán bộ cần phải được đào tạo trong một khoảng thời gian liên tục từ 7 đến 10 năm. Đối với số cán bộ trẻ có trình độ, tâm huyết với ngành cần có chương trình đào tạo họ trở thành những chuyên gia về trị giá để sử dụng trong tương lai.
+ Tổng cục Hải quan phải không ngừng tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho cán bộ trị giá hải quan. Tạo điều kiện cho những cán bộ này có thể tiếp cận, học hỏi được những kiến thức mới nhất nhằm phục vụ công việc của mình. Phải tạo ra cơ chế đánh giá, phân loại, cơ hội thăng tiến của cán bộ dựa trên công việc. Ngoài ra thường xuyên mở các buổi thuyết trình, hội thảo khoa học về kinh nghiệm, kỹ năng trong công tác trị giá của các nước nhằm hoàn thiện hơn kiến thức của cán bộ trị giá hải quan. Đồng thời, tổ chức các
buổi thảo luận giữa các cán bộ trị giá của các Chi cục, Cục hải quan khác nhau để bổ sung kinh nghiệm, kiến thức giúp những cán bộ này có cái nhìn tổng hợp hơn về trị giá hải quan.
+ Song song với việc đưa các nội dung xây dựng nét "văn hóa công sở" ngành hải quan vào quy chế của ngành, các đơn vị hải quan cần thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện nhằm giáo dục tư tưởng, khuyến khích sự tự giác phấn đấu của cán bộ hải quan. Vấn đề văn hóa là một trong những vấn đề rất nhạy cảm vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi và sự tự do cá nhân v.v.. Thay đổi thói quen đòi hỏi phải có thời gian, sự tự giác và nỗ lực cá nhân. Chính vì vậy mỗi cán bộ lãnh đạo và cán bộ đảng viên phải là những người tiên phong, gương mẫu thực hiện.
Có thể nói, một môi trường làm việc cởi mở, năng động, được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết sẽ là nguồn nuôi dưỡng sự lao động nhiệt tình, sáng tạo và hiệu quả. Quan tâm thường xuyên đến phát triển nguồn nhân lực sẽ đem lại sự thành công trong việc áp dụng phương pháp trị giá hải quan theo ACV.