Quá trình hình thành và phát triển cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 46)

tính thuế hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam

Ở nước ta, trước thời điểm áp dụng xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu theo Hiệp định trị giá GATT/WTO phân ra 3 giai đoạn sau đây:

* Giai đoạn 1 trước năm 2002: Cơ chế xác đánh giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam trước khi thực hiện Luật hải quan

- Việt Nam chưa tham gia các cơ chế xác định trị giá tính thuế hiện đại trên thế giới như: BDV, ACV,... Thời kỳ này, cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu dựa trên các bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan ban hành và các Quyết định bổ sung giá tính thuế do các Cục Hải quan địa phương ban hành.Cụ thể là:

+ Bộ tài chính ban hành Bảng giá tối thiểu đối với các nhóm mặt hàng thuộc danh mục Nhà nước quản lý về giá (khoảng 9-16 nhóm mặt hàng);

+ Tổng cục Hải quan ban hành Bảng giá tối thiểu đối với các mặt hàng không thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước quản lý về giá;

+ Cục Hải quan địa phương ban hành giá tính thuế đối với những mặt hàng mới phát sinh và áp dụng trong phạm vi của Cục Hải quan địa phương đó.

- Cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo nguyên tắc rất đơn giản cho 3 nhóm đối tượng hàng hóa nhập khẩu, đó là:

+ Nhóm đối tượng áp dụng trị giá tính thuế theo hợp đồng: Là tập hợp hàng hóa nhập khẩu có mức giá hợp đồng cao hơn mức giá tối thiểu; là nguyên liệu, vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất, lắp ráp.

Qui định này áp dụng từ khi Thông tư 82/1997/TT-BTC ngày 11/11/1997 hiệu lực nhằm bảo hộ sản xuất sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu. Theo cơ chế này thì đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất, lắp ráp tạo ra sản phẩm mới thì được áp giá tính thuế theo hợp đồng bất kể hàng hóa đó có thuộc diện nhóm mặt hàng nhà nước quản lý giá hay không.

Do hạn chế nhiều mặt, cả khách quan, chủ quan, cả đối tượng kinh doanh XNK nên cơ chế này chỉ được áp dụng từ 1997 đến 1998. Để hạn chế tình trạng gian lận diễn ra ngày càng phổ biến này, từ đầu năm 1999, Tổng cục Hải quan sau khi xin ý kiến Bộ Tài chính đã ban hành thêm qui định: Hàng hóa nhập khẩu ngoài phải có đầy đủ các tiêu chí trên đây nhưng phải có giá ghi trên hợp đồng đạt từ 70% giá ghi trên bảng giá tối thiểu trở lên thì mới được áp dụng giá tính thuế theo hợp đồng.

+ Nhóm đối tượng áp dụng giá tính thuế theo giá qui định tại các bảng giá tối thiểu: Là tập hợp hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý về giá tính thuế, có giá hợp đồng nhỏ hơn giá tối thiểu nhưng không phải là nguyên liệu, vật tư trực tiếp đưa vào sản xuất; là hàng hóa nhập khẩu không thuộc diện Nhà nước quản lý về giá tính thuế, có hợp đồng không hợp lệ, hoặc không phù hợp với điều 50 Luật thương mại hoặc hợp đồng không phù hợp với các chứng từ có liên quan, hoặc không thanh toán qua ngân hàng theo các phương thức thanh toán nêu trên. (trong thời điểm từ 1997 đến 1998); hoặc có đầy đủ các điều kiện để áp giá hợp đồng nhưng giá ghi trên hợp đồng nhỏ hơn 70% mức giá trong bảng giá tối thiểu hay Bảng giá kiểm tra của Tổng cục Hải quan (đối với thời điểm từ 1999 về sau); là hàng hóa nhập khẩu không có hợp đồng thương mại như hàng phi mậu dịch, hàng tiểu ngạch biên giới, hàng quà biếu, quà tặng,... thì giá tính

thuế được xác định theo giá ghi tại bảng giá tối thiểu. Luật Thương mại qui định hợp động ngoại thương được coi là hợp lệ phải thỏa mãn các nội dung: Chủ thể hợp đồng, tên hàng, số lượng, qui cách, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời gian giao hàng [26, tr.10, 14-17].

+ Nhóm đối tượng hàng hóa nhập khẩu có giá tính thuế xác định theo giá kê khai của nhà nhập khẩu: Là những hàng hóa mới phát sinh chưa được qui định tại bảng giá tối thiểu hiện hành do Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan ban hành, không đủ điều kiện áp dụng theo giá ghi trên hợp đồng, không phân biệt là hàng hóa đó có thuộc diện Nhà nước quản lý giá tính thuế hay không thì xác định theo giá kê khai của nhà nhập khẩu. Giá kê khai có thể là giá hợp đồng, giá hóa đơn hay mức giá nào đó mà người nhập khẩu có thể có được để kê khai. Qui định này được áp dụng từ năm 1997 đến năm 2000. Từ năm 2001 những hàng hóa mới phát sinh thì lại giao cho Cục Hải quan địa phương ban hành giá tính thuế bổ sung như giai đoạn trước năm 1997.

- Về xử lý vi phạm hành chính: Xuất phát từ nguyên tắc trên, cơ chế xác định trị giá tính thuế thời kỳ này hầu như không đề cập đến việc xử lý vi phạm pháp luật về giá tính thuế. Từ 1997 về sau có qui định chế tài đối với trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật về giá tính thuế hàng nhập khẩu, đó là nếu doanh nghiệp có sự gian dối trong hợp đồng ngoại thương; không khai báo với cơ quan Hải quan khi có sự thay đổi mục đích sử dụng nguyên liệu, vật tư đã được tính thuế theo giá ghi trên hợp đồng ngoại thương thì ngoài việc truy thu đủ số thuế nhập khẩu, sẽ bị xử phạt về hành vi trốn lậu thuế theo quy định của Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu hiện hành.

- Về Tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về trị giá tính thuế thời kỳ này tồn tại dưới 02 dạng:

+ Tranh chấp về việc xây dựng giá tính thuế của các Cục Hải quan địa phương là quá cao so với giá mua bán trung bình tại cửa khẩu;

+ Tranh chấp về mức giá quy định tại các Bảng giá tối thiểu của Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan là cao so với giá thực tế mua bán.

Việc khiếu kiện, khiếu nại thực hiện theo trình tự qui định của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tức là trình tự theo các cấp từ Chi cục Hải quan đến Cục Hải quan địa phương, Tổng cục Hải quan và đến Bộ Tài chính là cơ quan giải quyết cuối cùng.

Tóm lại: Có thể đánh giá hệ thống xác định giá tính thuế thời kỳ này về cơ bản hoàn toàn dựa trên các Bảng giá tối thiểu. Lợi ích lớn nhất mà hệ thống này mang lại là việc xác định giá tính thuế khá đơn giản, có khả năng thất thu về thuế thấp. Tuy nhiên, hệ thống cũng bộc lộ những yếu kém mà bất kỳ quốc gia nào sử dụng bảng giá tối thiểu cũng gặp phải, đó là:

+ Sự cào bằng về thuế khi giá tối thiểu cao hơn mức giá ghi trên các hợp đồng thương mại và nó trở thành bình phong hợp pháp cho gian lận thương mại khi giá tối thiểu không kịp điều chỉnh đáp ứng với biến động giá cả thị trường.

+ Vấn đề xây dựng bảng giá tối thiểu và giá tính thuế bổ sung rất dễ tạo điều kiện cho các tiêu cực nảy sinh (như việc mặc cả giữa nhóm người chịu trách nhiệm xây dựng giá và doanh nghiệp, xây dựng mức giá tính thuế không thống nhất và tùy tiện của các Cục Hải quan địa phương).

+ Áp dụng xác định trị giá tính thuế theo bảng giá tối thiểu tức là không dựa trên trị giá thực được chấp nhận thanh toán của hàng hóa, bởi vậy rất khó khăn cho việc tự chủ trong hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp, bởi họ mua hàng theo một giá, về đến cửa khẩu Việt Nam lại tính theo một mức giá khác.

+ Hàng hóa xuất nhập khẩu, nhất là hàng hóa nhập khẩu trên toàn cầu là vô cùng đa dạng, phong phú và thường xuyên thay đổi về chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng, model,... trong khi đó bảng giá tối thiểu thì giới hạn về chủng loại mặt hàng và mức giá thường cứng nhắc, không thích ứng được

với cơ chế thị trường, dẫn đến sự bất đồng, gây ra khiếu nại kéo dài của các doanh nghiệp.

* Giai đoạn 2: Cơ chế xác định giá tính thuế từ khi có Luật Hải quan (năm 2002) đến trước năm 2004 (hiệu lực của Thông tư 118/2003/TT-BTC)

Sự ra đời của Luật hải quan tạo tiền đề để Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, trở thành thành viên của WTO và việc áp dụng Hiệp định trị giá GATT/WTO trong xác định giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu là một tất yếu trong dòng chảy của tự do hóa thương mại toàn cầu.

Là giai đoạn quá độ từ cơ chế xác định giá tính thuế theo các bảng giá tối thiểu sang cơ chế xác định giá tính thuế phù hợp với tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Quá trình chuyển đổi được đánh dấu bằng Nghị định số 60/2002/NĐ-CP ngày 06/06/2002 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2002, quy định việc xác định trị giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo nguyên tắc của Hiệp định thực hiện Điều VII Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.

- Về cơ chế xác định trị giá tính thuế: Do chưa có đủ thời gian để chuẩn bị các điều kiện về con người, về cơ sở vật chất, môi trường pháp lý,... để thực thi có hiệu quả Nghị định, vì vậy cơ chế xác định trị giá tính thuế thời kỳ này vẫn thực hiện theo như cơ chế giai đoạn trước 2002, tức là vẫn còn tồn tại bảng giá tối thiểu và giá tính thuế được xác định theo hướng giá cao hơn giữa giá ghi trong hợp đồng với mức giá tối thiểu. Đồng thời thực hiện áp giá tính thuế theo hợp đồng đối với một số trường hợp cụ thể sau:

+ Hàng hóa nhập khẩu là vật tư, nguyên liệu trực tiếp đưa vào sản xuất lắp ráp nhằm bảo hộ sản xuất, thay thế hàng nhập khẩu.

+ Hàng hóa không thuộc các nhóm mặt hàng Nhà nước quản lý về giá tính thuế có hợp đồng hợp lệ, phù hợp với các chứng từ có liên quan và có giá hợp đồng đạt từ 70% mức giá tối thiểu.

+ Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bất kể hàng hóa đó thuộc diện Nhà nước quản lý giá hay không quản lý giá [7, tr.12].

* Giai đoạn 3: Cơ chế xác định giá tính thuế thời kỳ từ năm 2004 (hiệu lực của Thông tư 118/2003/TT-BTC) đến nay

Đánh dấu từ sự ra đời của Thông tư số 118/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 8/12/2003, có hiệu lực từ 01/01/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định 60/2002/NĐ-CP ngày 6/6/2002 qui định xác định trị giá tính thuế theo các nguyên tắc của Hiệp định trị giá GATT/WTO. Cơ chế xác định giá tính thuế theo qui định này chia hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá tính thuế thành hai nhóm:

+ Nhóm áp dụng cơ chế xác định giá tính thuế theo ACV

Nhóm này bao gồm: Hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại của các doanh nghiệp và các bên hợp doanh thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, hàng hóa nhập khẩu theo hợp đồng thương mại có xuất xứ từ các nước, vùng lãnh thổ, khối liên minh quốc gia mà Việt Nam đã ký kết thực hiện xác định trị giá tính thuế theo nguyên tắc của ACV. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện và cơ sở áp dụng nên Việt Nam xin bảo lưu 2 phương pháp là phương pháp xác định trị giá khấu trừ và phương pháp tính toán đến 31/12/2005. Từ 1/10/2006 chúng ta mới áp dụng đầy đủ Hiệp định.

(Phụ lục 7: Danh sách các nước, vùng lãnh thổ khối liên minh quốc gia thuộc đối tượng áp dụng Thông tư 118/2003/TT-BTC (xác định trị giá GATT/WTO) đến 31/12/2004).

+ Nhóm hàng hóa nhập khẩu áp dụng cơ chế xác định trị giá tính thuế theo phương pháp quốc gia

Nhóm này bao gồm: Hàng hóa nhập không có giao dịch mua bán theo hợp đồng thương mại, hàng chuyển mục đích sử dụng phải truy thu thuế, hàng

hóa phi mậu dịch, tiểu ngạch biên giới,... Đối với các loại hàng hóa nhập khẩu theo những loại hình này có cơ chế riêng để xác định, về cơ bản đã bỏ hẳn bảng giá tối thiểu và các cơ chế xác định trị giá tính thuế theo sự áp đặt của cơ quan hải quan.

- Cơ chế xử lý hành chính: Đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực trị giá tính thuế, việc chế tài cũng được quy định cụ thể, rõ ràng tại các văn bản có tính pháp lý cao như Luật quản lý thuế; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thuế,...

- Vấn đề giải quyết tranh chấp, khiếu kiện, khiếu nại về trị giá tính thuế trong cơ chế xác định định giá tính thuế hiện hành được thực hiện dựa trên nguyên tắc: Doanh nghiệp khiếu nại lần đầu tại cơ quan Hải quan nơi xác định trị giá tính thuế, nếu doanh nghiệp không đồng ý với kết quả giải quyết của hải quan thì có quyền khiếu nại lên hải quan cấp trên hoặc có thể khiếu kiện ra Tòa hành chính. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về khiếu nại, khiếu hiện, tuy nhiên tại các văn bản pháp luật hiện hành về việc xác định trị giá tính thuế chưa qui định việc doanh nghiệp có thể khiếu nại lên Tổ chức hải quan thế giới WCO để giúp đỡ, hỗ trợ và giải quyết tranh chấp.

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)