Khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 31)

Hiện nay, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, có 21 quốc gia và lãnh thổ là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong đó, 19 nước đang thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO.

7 nước đã thực hiện từ năm 2000, bao gồm: Bangladesh, Brunei, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philipines và Thái Lan.

Trong số các nước thành viên WTO, 31 nước bảo lưu việc áp dụng trị giá tính toán theo Điều 20.2 của Hiệp định, trong có 7 nước trên đây. 9 nước thành viên WTO được hưởng quyền bảo lưu liên quan đến việc áp dụng trị giá tối thiểu theo thời hạn quy định tại đoạn 2, phụ lục III. Pakistan là nước duy nhất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương được hưởng quyền bảo lưu.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm khi thực hiện Hiệp định trị giá GATT/WTO là tác động đến nguồn thu thuế và những vi phạm gian lận trong quá trình làm thủ tục hải quan. Theo kinh nghiệm của Hải quan các nước Thái Lan và Australia thì khi thực hiện Hiệp định GATT/WTO, số thu ngân sách từ thuế hải quan giảm xuống so với trước. Ngược lại tại các nước Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia và Nepal thì số thu ngân sách từ thuế lại tăng lên. Trong khi đó, tại Brunei, Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia, Mông Cổ, Philipines và Singapore không có sự thay đổi lớn về số thu thuế. Có 3 nguyên nhân chính được các quốc gia và lãnh thổ trên đưa ra để giải thích về sự thay đổi số thu ngân sách, đó là: do việc thực hiện Hiệp định GATT/WTO; do thay đổi thuế suất và do thay đổi khối lượng nhập khẩu. Chỉ có Thái Lan cho rằng việc thực hiện Hiệp định là lý do dẫn đến giảm nguồn thu ngân sách.

Về thay đổi về vi phạm hải quan sau khi thực hiện Hiệp định GATT/WTO, một số nước như Bangladesh, Indonesia, Hàn Quốc, Mông Cổ và Thái Lan cho biết, các trường hợp vi phạm pháp luật hải quan tăng lên so với trước, trong khi đó Australia có câu trả lời ngược lại. Các nơi khác lại cho rằng không có sự thay đổi lớn về số vụ vi phạm pháp luật hải quan khi áp dụng Hiệp định. Bên cạnh sự gia tăng về số lượng vụ vi phạm, Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh và Thái Lan còn cho rằng trị giá các vụ vi phạm cũng có xu hướng tăng lên, bởi một số nguyên nhân: việc thực hiện Hiệp định; áp dụng một số quy định và luật có liên quan và Hải quan các nước này cũng đã tăng cường kiểm soát chống gian lận thương mại.

Để thực hiện Hiệp định có hiệu quả, một số quốc gia và lãnh thổ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đề ra các biện pháp như: đào tạo cán

bộ chuyên môn trong lĩnh vực trị giá; thành lập một cơ quan chuyên trách về trị giá; phát triển hệ thống tự động hóa và xây dựng thêm các văn bản pháp luật và quy định cần thiết bên cạnh các văn bản pháp luật về trị giá; thiết lập các kỹ thuật ngăn chặn gian lận qua giá thông qua kiểm tra sau thông quan; xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về trị giá...

Khó khăn mà các quốc gia này thường gặp phải cũng chính là khó khăn chung của tất cả các quốc gia gia nhập và áp dụng ACV. Đó là vấn đề kỹ thuật có tính chuyên sâu của Hiệp định nên hầu hết các nước thường gặp khó khăn trong quá trình áp dụng. Yêu cầu nội luật hóa, sửa đổi Luật quốc gia để phù hợp với Hiệp định và vấn đề cơ bản là thiếu kinh nghiệm thực hiện Hiệp định này. Sau khi đã sửa đổi Luật quốc gia để phù hợp với Hiệp định thì thực tế lại phát sinh không ít những khó khăn mới. Điều này, chúng ta đề cập chi tiết hơn ở phần tiếp theo của Luận văn.

1.5.3. Việt Nam

Ngày 29 tháng 12 năm 2003, Hải quan Việt Nam bắt đầu thực hiện việc xác định trị giá Hải quan theo Hiệp định Trị giá GATT của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cho đến nay, Hải quan Việt Nam đã triển khai áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo GATT đối với hàng hóa đến từ 51 Quốc gia trên toàn cầu.

Để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, Việt Nam đã từng bước thực hiện Hiệp định Trị giá Hải quan WTO, ban hành Nghị định 60/2002/NĐ- CP ngày 06/6/2002 dựa trên tinh thần của Hiệp định Trị giá Hải quan WTO và chính thức bãi bỏ bảng giá tối thiểu từ tháng 10 năm 2004. Từ 01/01/2006, các quy định về xác định trị giá Hải quan của Việt Nam được nêu tại Nghị định 155/2005/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định 40/2007/NĐ-CP ngày 16/03/2007 và Thông tư 113/2005/TT-BTC đã được thay thế bằng Thông tư 40/2008/TT-BTC ngày 21/05/2008.

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)