Nội dung căn bản của Hiệp định

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 25)

Theo ACV, căn cứ cơ bản để xác định trị giá hải quan là trị giá giao dịch của Hàng nhập khẩu. Trị giá giao dịch là giá thực tế thanh toán hay sẽ thanh toán cho những hàng hóa được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu cho nước

nhập khẩu, trị giá này được điều chỉnh bởi một số yếu tố cụ thể quy định tại Điều 8 của Hiệp định. Những yếu tố điều chỉnh bao gồm: các khoản phí, những chi phí mà người mua phải gánh chịu trong quá trình nhập khẩu nhưng chưa được tính vào giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu. Trị giá giao dịch, được điều chỉnh cộng thêm những khoản chi phí ở trên sẽ là trị giá tính thuế hải quan khi nó thỏa mãn các điều kiện được quyết định tại Điều 1.1 từ khoản (a) đến khoản (d) của Hiệp định.

Nếu không thể xác định theo phương pháp trị giá giao dịch (phương pháp I), thì trị giá hải quan sẽ được xác định căn cứ vào trị giá giao dịch của hàng nhập khẩu cùng loại (phương pháp II). Trường hợp không thể xác định theo trị giá giao dịch của hàng cùng loại thì trị giá hải quan sẽ được xác định căn cứ vào trị giá giao dịch của hàng hóa tương tự (Phương pháp III).

Nếu không thể xác định được dựa trên trị giá giao dịch hoặc trị giá giao dịch của hàng cùng loại hoặc tương tự thì trị giá hải quan của hàng nhập khẩu sẽ được xác định dựa trên phương pháp trị giá suy diễn (Phương pháp IV). Theo phương pháp trị giá suy diễn, trị giá hải quan được xác định căn cứ vào đơn giá mà với mức giá đó hàng hóa được bán theo điều kiện nhập khẩu cho một người mua ở nước nhập khẩu không có quan hệ đặc biệt với người bán.

Nếu không thể xác định theo phương pháp trị giá suy diễn, thì phương pháp tiếp theo là phương pháp trị giá tính toán (Phương pháp V). Nói một cách ngắn gọn thì theo phương pháp này trị giá hải quan được tính trên cơ sở tổng số chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất cộng với một khoản lợi nhuận và chi phí chung. Nếu một nước thành viên WTO lựa chọn việc xác định trị giá hải quan dựa trên chi phí mua hàng (C), bảo hiểm (I) và cước phí vận chuyển (F) thì trị gí tính toán còn bao gồm cả chi phí vận tải, các chi phí khác có liên quan đến vận tải và phí bảo hiểm trong quá trình vận tải.

Nếu không thể xác định được theo một trong năm phương pháp đã nêu trên thì trị giá hải quan sẽ được xác định bằng các phương pháp hợp lý, nhất

quán với các nguyên tắc và quyết định chung của Hiệp định này và với Điều VII của GATT 1994 (phương pháp trị giá dự phòng - Phương pháp 6).

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)