HIỆP ĐỊNH TRỊ GIÁ GATT/WTO

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 35 - 36)

Như ta đã trình bày ở trên, thế giới hiện nay vẫn song hành tồn tại 3 cơ chế xác định trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu:

+ Cơ chế xác định trị giá tính thuế theo Định nghĩa Brusselle (BDV): Chủ yếu áp dụng với các nước đang phát triển và chưa gia nhập WTO;

+ Cơ chế xác định trị giá tính thuế theo Hiệp định trị giá GATT/WTO (ACV), áp dụng với tất cả các thành viên WTO và một số nước đang phát triển khác.

+ Cơ chế xác định trị giá tính thuế riêng theo quốc gia: Chủ yếu áp dụng đối với các nước kém phát triển, có nền thương mại quốc tế hạn hẹp.

Trong đó, cơ chế xác định trị giá tính thuế theo ACV là hiện đại và tiên tiến nhất, mang tính rõ ràng, ổn định, minh bạch, khách quan và bình đẳng nhất không chỉ giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp mà giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý. ACV đã loại bỏ được việc xác định trị giá tính thuế một cách áp đặt, tùy tiện của cơ quan quản lý, đảm bảo trị giá tính thuế được xác định đúng đắn, sát thực với giá thực tế mua bán của hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời qui trình thủ tục xác định giá đơn giản, khách quan, ưu tiên thế chủ động trong khai báo trị giá và tính thuế cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động trong việc tính toán số thuế phải nộp, chủ động trong phương án kinh doanh với những kế sách lâu dài, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, giao lưu thương mại quốc tế phát triển, đảm bảo nguồn thu ổn định cho Ngân sách nhà nước. Mặt khác, áp dụng ACV còn là cầu nối

giao lưu, hợp tác quốc tế phát triển thông qua việc trao đổi thông tin trong xác định trị giá.

Một phần của tài liệu Hiệp định trị giá GATT, kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng tại Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)