ACV là một trong những Hiệp định thuộc về chùm Hiệp định về Giao dịch Thương mại hàng hóa. Do đặc trưng của Vòng đàm phán U-ru-guay, đây là một trong ba lĩnh vực cơ bản mà Vòng đàm phán đạt được. Bởi tính chất chuyên ngành, khi nghiên cứu Hiệp định trị giá, chúng ta nên xem xét tổng thể 12 Hiệp định có liên quan đặc biệt là khi nghiên cứu hướng tới nội luật hóa. Về bản chất, Hiệp định trị giá thể hiện cụ thể Điều VII của GATT 1994, như vậy, để đạt được tính tổng quát, vấn đề nghiên cứu Hiệp định trị giá trong quan hệ chặt chẽ với những văn kiện liên quan khác (như Nghị định thư Marrakesh) trong khuôn khổ Hiệp định GATT là điều hết sức cần thiết và sẽ cho chúng ta cách nhìn đầy đủ, toàn diện hơn. Toàn bộ Hiệp định thuộc phụ lục 1A của GATT 1994, bao gồm:
- Hiệp định Nông nghiệp;
- Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch động và thực vật; - Hiệp định về trao đổi thương mại hàng dệt và sản phẩm may mặc; - Hiệp định về các Biện pháp Đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs) - Hiệp định về thực thi Điều VI của GATT 1994 (chống bán phá giá); - Hiệp định về giám định hàng hóa trước khi xếp hàng xuống phương tiện vận tải;
Như vậy, trong số 12 Hiệp định, những Hiệp định liên quan trực tiếp đến Hiệp định trị giá theo GATT/WTO 1994 sẽ là Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hiệp định về chống bán phá giá và Hiệp định về Trao đổi thương mại về dịch vụ. Những đặc trưng cơ bản của chùm Hiệp định nói trên là xu hướng tạo thuận lợi cho giao dịch thương mại và sản xuất, tạo môi trường bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh giữa những thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là tạo tiền đề cho nâng cao sự năng động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc biệt là cải cách phương thức quản lý môi trường luật lệ phù hợp với thực tế phát triển nhanh chóng
Một điểm nổi bật nữa là nâng cao vai trò tham gia của doanh nghiệp vào thực hiện pháp luật quốc gia, thực hiện, tôn trọng các cam kết quốc tế của Chính phủ mối quốc gia và phối hợp với cơ quan quản lý trong đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại cũng như chống các hành vi cạnh tranh khong lành mạnh. Mục tiêu này đạt được trên cơ sở những chuẩn mực quốc tế và trên cơ sở hài hòa giữa hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế.
Thực hiện Điều VII của GATT 1994 là nội dung của ACV gồm 24 Điều, ba Phụ lục. Trong tương quan là một bộ phận của các Hiệp định thương mại đa phương của WTO, ACV/WTO cũng đồng thời chịu sự chi phối của bốn nguyên tắc cơ bản của GATT 1994, bao gồm:
Quy tắc 1: Mặc dù thừa nhận tầm quan trọng đối với các nước thành viên của GATT tiến theo các chính sách mở cửa, tự do hóa thương mại, Quy tắc cho phép các nước này bảo vệ sản xuất trong nước trước cạnh tranh của nước ngoài, với điều kiện là những quy chế, chính sách bảo vệ này chỉ thực hiện thông qua Biểu thuế quan và chỉ tồn tại ở một mức thấp.
Đáp ứng định hướng này, Quy tắc 1 nghiêm cấm các nước sử dụng bảo vệ sản xuất bằng hạn chế định lượng, trừ một vài trường hợp cụ thể.
Quy tắc này đề nghị quốc gia lựa chọn sử dụng các phương pháp dựa trên cơ sở trị giá của hàng hóa thay vì sử dụng các biện pháp hạn chế số lượng.
Quy tắc 2: Quy định về giảm bớt và loại trừ biểu thuế quan và các hàng rào đối với giao lưu thương mại thông qua đàm phán đa phương. Những biểu thuế quan được hạ thấp được thể hiện trên cơ sở các dòng thuế theo Biểu thuế quan trong Chương trình nhân nhượng giảm thuế của từng quốc gia. Những mức thuế suất thuộc các kế hoạch nhượng bộ này được hiểu là mức thuế suất cam kết. Các quốc gia cam kết thực hiện nghĩa vụ tăng thuế hải quan trên mức thuế suất cam kết như nêu tại chương trình nêu trên.
Quy tắc 3: Yêu cầu các nước tiến hành trao đổi giao dịch thương mại mà không phân biệt đối xử về nước từ đó tiến hành nhập khẩu hàng hóa về, hoặc không phân biệt đối xử với nước thực hiện xuất khẩu hàng hóa đi nước khác. Quy tắc này thực hiện theo nguyên tắc MNF.
Quy tắc 4: Là quy tắc ứng xử quốc gia. Quy tắc này yêu cầu các quốc gia không áp đặt luật lệ của họ đối với các sản phẩm nhập khẩu sau khi hàng đã nhập khẩu vào thị trường nội địa của họ về các lĩnh vực như trả thuế hải quan tại biên giới, trả các loại thuế nội địa, như thuế bán hàng hay thuế giá trị gia tăng ở mức thuế suất cao hơn mức thuế suất đánh vào sản phẩm nội địa tương tự.
Bên cạnh những điểm chung, ACV luôn được xem là một trong những Hiệp định đặc biệt, có tính nhạy cảm cao, có khó khăn, phức tạp nhiều trong áp dụng bởi yêu cầu, mục đích của nó và luôn mang tính kỹ thuật, chuyên sâu. Điều này vừa tạo ra cơ hội đồng thời cũng tạo ra thách thức cho các quốc gia tham gia, thực hiện ACV.