Để điều hành tỷ giá và quản lý dự trữ ngoại hối phù hợp với điều kiện mở cửa của thị trường tài chính và các cam kết tự do hóa các giao dịch vãng lai, ngay từ đầu năm 2007, NHNN bắt đầu thực hiện nới lỏng biên độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,5% và đến 12/12/2007, tiếp tục nới rộng biên độ lên 0,75%. Bên cạnh đó, NHNN đã thực hiện việc mua ngoại tệ theo nhu cầu bán của các NHTM, Kho bạc Nhà Nước và các tổ chức quốc tế với tỷ giá phù hợp để hạn chế sức ép tăng giá đồng Việt Nam và tăng cường mức dự trữ ngoại hối Nhà Nước. Chênh lệch giữa tỷ giá mua ngoại tệ của NHNN và tỷ giá bình quân trên thị trường liên Ngân hàng đã được thu hẹp, phản ánh sát cung – cầu ngoại tệ trên thị trường.
Trong năm 2008, kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm đáng kể do tác động lan truyền của khủng hoảng cho vay bất động sản dưới chuẩn của Mỹ. Các nền kinh tế phát triển đều rơi vào suy thoái. Chính phủ các nước phải thực thi các giải pháp cứu trợ kinh tế trị giá hàng nghìn tỷ đôla Mỹ và liên tiếp cắt giảm lãi suất chủ đạo, bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng.
Diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới khiến cho kinh tế Việt Nam gặp nhiều thách thức. Trong những tháng đầu năm 2008, tỷ lệ lạm phát gia tăng nhanh trong khi thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán bắt đầu suy yếu. Chính phủ đã kịp thời triển khai 8 nhóm giải pháp lớn nhằm kiềm chế lạm phát, tăng trưởng bền vững và đảm bảo an sinh xã hội. Trong 6 tháng đầu năm 2008, do biến động giá trên thị trường thế giới, nhập siêu của Việt Nam đã tăng mạnh. Tính tới cuối tháng 6/2008, nhập siêu đã lên tới 14,8 tỷ USD, đe dọa sự bền vững của cán cân thanh toán và gây áp lực lên tỷ giá USD/VND. Tới cuối quý III/2008, các nhóm giải pháp của Chính phủ đã mang lại những kết quả bước đầu với việc nhập siêu giảm, lạm phát được kiềm chế. Tuy nhiên, sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã bắt đầu có tác động tiêu
cực tới xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam và Chính phủ đã đề ra 5 nhóm giải pháp mới để chủ động ngăn chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong bối cảnh kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, mức độ tự do hóa các giao dịch vốn tương đối cao, biến động của các luồng vốn đầu tư, đặc biệt là luồng vốn gián tiếp đã ảnh hưởng mạnh tới cung cầu ngoại tệ và tỷ giá. Trong năm 2008, luồng vốn đầu tư gián tiếp đã liên tục biến động, khiến cho cung cầu ngoại tệ mất cân đối. Luồng vốn này gia tăng đáng kể trong ba tháng đầu năm 2008, gây áp lực tăng giá VND, sau đó có dấu hiệu đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình kinh tế thế giới tiếp tục khó khăn, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu tăng cao.
Những biến động khó lường của kinh tế và thị trường tài chính thế giới cũng như trong nước đã ảnh hưởng tiêu cực tới cân bằng cung cầu ngoại tệ trong nước. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã điều hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá, đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng, góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cụ thể là:
NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra
được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu.
Trong hoạt động can thiệp, NHNN đã kết hợp đa dạng, linh hoạt các hình
thức can thiệp: NHNN đã phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng làm tốt công tác tuyên truyền, củng cố lòng tin trong nhân dân và doanh nghiệp; việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối
hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá.
Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức
tạp, có những thời điểm biến động đột biến, NHNN đã kịp thời bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn vào và ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp: thời điểm giữa tháng 6/2008, thị trường có nhiều biến động đột biến, NHNN đã chủ động thực hiện các giải pháp kịp thời, đồng bộ, thực hiện từng bước các giải pháp chính sách, tập trung vào giai đoạn cuối tháng 6/2008. Cụ thể:
- Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% để phản ánh sát hơn
cung cầu thị trường;
- Mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±1% lên mức ±2%
so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố;
- Tăng mạnh lãi suất cơ bản tập trung nguồn tiền đồng vào hệ thống ngân
hàng, kiềm chế lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá;
- Công bố mức dự trữ ngoại hối Nhà nước, củng cố lòng tin thị trường;
- Yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối nghiêm
túc chấp hành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịch theo đúng quy định;
- Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, đồng thời hỗ trợ ngoại tệ cho các ngân hàng có phục vụ nhu cầu trả nợ vay hoặc thanh toán L/C đến hạn, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM;
- Yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bàn đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.
- Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ
mức 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố (Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008).
Tóm lại, chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam về cơ bản có những đặc trưng sau:
Thứ nhất, chế độ tỷ giá hối đoái thiên về cố định hơn là thả nổi hoặc có
thể hiểu là chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi nhưng điều tiết quá chặt khiến cho tỷ giá tăng ổn định suốt nhiều năm từ 1998 đến nay.
Thứ hai, Chính phủ Việt Nam đã điều hành tỷ giá hối đoái phần lớn bằng
công cụ hành chính như phá giá đồng Việt Nam, xác định biên độ giao động, ít hoặc chưa sử dụng có hiệu quả các công cụ thị trường mang tính gián tiếp khác như dự trữ ngoại hối, lãi suất chiết khấu...
Thứ ba, luận văn tiến hành phân tích chỉ số tỷ giá thực đa biên để xác định
xu hướng khuyến nghị chính sách thời gian tới cho Việt Nam: nên phá giá hay nâng giá đồng Việt Nam?
Cơ sở tính toán ở đây là lý thuyết xác định tỷ giá hối đoái thực đa biên. Trong luận văn, chúng tôi lựa chọn 4 quốc gia có tỷ trọng thương mại lớn đối với Việt Nam gồm: Mỹ (11%), EU (12%), Trung Quốc (14%) và Nhật Bản (12%).
Chỉ số NEERi = ei (USD) x TTTMUS + ei (EUR) x TTTMEU + ei (RMB) x TTTMCN + ei (JPY) x TTTMJP.
W US EU CN JP
i i US i EU i CN i JP
(Trong đó CPIw
hàm ý là 4 quốc gia đại diện, GDP của mỗi quốc gia được giả
định theo tỷ trọng vào thời điểm năm 1999 như sau: GDPUS
là 45.4%, GDPEU là 29.4%, GDPJP là 20%, GDPCN là 5.2%) Từ đó ta có: REERi = NEERi x W i VN i CPI CPI
Bảng 3.2: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa và chỉ số tỷ giá thực đa biên của đồng Việt Nam từ 1999-2008.
Năm Chỉ số Tỷ giá Tỷ trọng thương mại NEER Chỉ số CPI
REER VND EUR RMB JPY USA EU China Japan VN World
1999 100 100 100 100 4 16 6 15 100 100 118 100 2000 103 116 100 95 4 14 10 16 113 (42) 209 -482 2001 108 119 100 107 5 14 10 15 121 (10) 178 -1742 2002 110 113 100 110 8 14 10 14 124 93 116 132 2003 111 94 100 102 11 14 11 13 125 78 166 226 2004 112 86 100 95 11 13 13 12 119 188 205 110 2005 113 86 99 97 10 12 13 12 115 201 231 113 2006 114 85 96 102 10 12 13 12 116 179 241 133 2007 115 78 92 103 11 12 14 11 116 219 220 98 2008 121 78 83 80 11 11 13 12 106 483 346 64 Nguồn:
Foreign Exchange Data, Central Bank of China, Republic of China; IMF International Financial Statistics (IFS),
Lưu tại trang http://investintaiwan.nat.gov.tw/en/env/stats/exchange_rates.html
Và tổng hợp số liệu từ Tổng cục thống kê Việt Nam
Biểu đồ 3.4: Chỉ số tỷ giá danh nghĩa và chỉ số tỷ giá thực đa biên của đồng Việt Nam từ 1999-2008.
0 50 100 150 200 250 Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 NEER REER
(Biểu đồ trên đã bỏ đi tác động của chỉ số tỷ giá thực đa biên năm 2000 và 2001 để tiện phân tích vì số liệu tính toán của các năm này bị ảnh hưởng lớn về mức thiểu phát của Nhật Bản).
Qua các số liệu phân tích cho thấy tỷ giá hối đoái thực đa biên của đồng Việt Nam so với giỏ các đồng tiền chủ chốt trong thương mại quốc tế của Việt Nam (Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc) kể từ 2003 có xu hướng giảm, điều đó hàm ý rằng:
Đồng Việt Nam tăng giá thực, tức mỗi đồng Việt Nam càng ngày càng mua được nhiều hàng hóa của các nước dùng để phân tích hơn.
Các đồng tiền của các nước dùng để phân tích giảm giá thực, tức các đồng tiền này ngày càng mua được ít hàng hóa của Việt Nam hơn.
Kết luận: sức cạnh tranh thƣơng mại quốc tế của Việt Nam đang giảm
đi xét về phƣơng diện giá cả. Một sự phá giá làm giảm giá trị thực của đồng Việt Nam có thể là một gợi ý hữu ích để thúc đẩy xuất khẩu, giảm nhập siêu của Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÕN TỒN TẠI CỦA CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY.
Bên cạnh những thành tựu đạt được như sự ổn định cơ bản về đồng Việt Nam hay tốc độ tăng trưởng GDP cao, thu hút vốn FDI lớn, chính sách tỷ giá hối đoái trong thời gian qua vẫn còn một số điểm hạn chế:
Thứ nhất: Cơ chế điều hành tỷ giá tuy đã có những chuyển biến tích cực, song còn chậm so với quá trình phát triển kinh tế từng thời kỳ, và hậu quả để lại là gây nên áp lực căng thẳng ngoại tệ đối với nền kinh tế. Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay nặng về quản lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa, thiếu các phân tích và đánh giá thường xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm phát, xuất khẩu … để có chính sách điều chỉnh thích hợp
Thứ ba: Biên độ giao động của tỷ giá thay đổi thường xuyên.
Biểu hiện: Biên độ dao động có lúc quá lớn 10%, có lúc quá nhỏ 0,1%
tạo sự chênh lệch tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức cho các hoạt động đầu cơ vào cuộc.
Thứ tư: Việc điều hành chính sách tỷ giá vẫn chưa thoát khỏi ý định chủ quan của NHNN, bỏ qua các yếu tố thị trường. Hai công cụ của chính sách tỷ giá là lãi suất tái chiết khấu và dự trữ ngoại hối chưa thực sự có hiệu quả.
Thứ năm: Tỷ giá của VND mới chỉ gắn cố định với USD mà chưa có sự gắn định với các ngoại tệ khác. Vì vậy, USD lên giá hay giảm giá so với các đồng tiền khác thì hầu như không ảnh hưởng đến tỷ giá VND/USD. Điều này khiến cho thị trường thiên về sử dụng nhiều USD mà bỏ qua sự quan tâm đến yếu tố rủi ro tỷ giá.
Nguyên nhân của những bất cập
Nhà nước chưa xây dựng được mục tiêu điều hành chính sách tỷ giá trong
dài hạn cũng như trong từng thời kỳ cụ thể. Thêm vào đó, việc thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô thường nảy sinh mâu thuẫn trái ngược nhau đòi hỏi
chúng ta cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng. Việc ưu tiên cho mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng cao thông qua ổn định lạm phát, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài, kiều hối, duy trì lãi suất thực của VND cao hơn so với USD…đã góp phần làm cho VND bị đánh giá cao một cách giả tạo so với USD.
Sự phối hợp giữa chính sách tỷ giá, chính sách ngoại hối, chính sách tiền tệ chưa tạo được sự tác động tương hỗ, thuận chiều nên tác động của các chính sách này tới nền kinh tế bị giảm sút.
Sự phối hợp với giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô còn chưa
đồng bộ nên ít nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế.
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC. GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TỪ KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC.
Kể từ sau khi mô hình phát triển kinh tế của các quốc gia Đông Âu và Liên Xô xụp đổ, Việt Nam đã chuyển hướng quan điểm và tư duy phát triển kinh tế của mình sang Trung Quốc nhưng mang nét đặc thù riêng của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước có quan hệ mật thiết với Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử cũng như trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Là một quốc gia lớn và ngày càng khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế, những thành tựu mà Trung Quốc đạt được trong suốt thời kỳ cải cách kinh tế mở cửa thị trường đáng để cho chúng ta phải xem xét, nghiên cứu.
Cùng là những nước có định hướng xã hội chủ nghĩa, với nhiều nét tương đồng trong quá trình phát triển, và là một nước “đi sau” - Việt Nam có thuận lợi trong việc kế thừa và phát huy những kinh nghiệm quý báu của người “đi trước” nhằm thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
3.3.1 Bài học kinh nghiệm từ quá trình cải cách và điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc
Từ quá trình cải cách tỷ giá ở Trung Quốc, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất, là tính phối hợp trong cải cách. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy, sự phối hợp nhanh và nhạy trong cải cách là rất quan trọng. Câu trả lời của Trung Quốc đối với vấn đề này được biểu hiện trước hết ở cách tiếp cận vi mô, sau đó là sự phối hợp liên ngành. Trong cải cách tỷ giá, bước đầu là phá giá, tiếp đến là cải cách cơ chế xác định tỷ giá, làm cho tỷ giá trở nên linh hoạt, phù hợp với sự phát triển của các quan hệ hàng hóa – tiền tệ. Trong sự phối hợp ở các lĩnh vực khác của toàn bộ nền kinh tế, cải cách tỷ giá không được xem như là một giai đoạn cải cách cứng nhắc, thay vào đó, các bước cải