Sau khi đã quyết định chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp với từng thời kỳ cho quốc gia mình, chính phủ sẽ sử dụng các công cụ can thiệp nhằm thực hiện điều chỉnh tỷ giá hối đoái hoạt động trong khuôn khổ, mục tiêu đã lựa chọn.
Thông thường, can thiệp lên tỷ giá hoặc là nhằm cho tỷ giá thay đổi hoặc là nhằm cho tỷ giá giữ không đổi. Vậy mức tỷ giá như thế nào là mức tỷ giá hợp lý?
Tỷ giá hối đoái là một loại giá mang tính cơ bản của đồng tiền một nền kinh tế trong tương quan với các đồng tiền các quốc gia khác. Việc xác định mức giá của đồng nội tệ cần phải dựa trên các thông số kinh tế cơ bản của nền kinh tế đó: tỷ lệ lạm phát, mức lãi suất, tăng trưởng kinh tế…Tỷ giá hối đoái được hình thành trên cơ sở các thông số này gọi là tỷ giá cơ bản hay tỷ giá tự nhiên. Qua các nghiên cứu thực tế, các nhà kinh tế nhận thấy rằng tỷ giá luôn biến động trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn tỷ giá có xu hướng vận động sát với ngang giá sức mua (PPP), hay nói cách khác, tỷ giá luôn dao động xung quanh ngang giá sức mua giống như giá cả hàng hóa dao động xung
quanh giá trị của nó. Do đó, theo nghĩa hẹp thì PPP có thể đƣợc coi là tỷ
giá cơ bản, tỷ giá tự nhiên hay tỷ giá dài hạn.
Qua đó, việc sử dụng các công cụ can thiệp có thể hướng tỷ giá đến một mức nào đó trong ngắn hạn nhưng xét về dài hạn, tỷ giá hối đoái sẽ quay về mức tỷ giá mà ở đó ngang giá sức mua được thực hiện.
1.2.3.1 Nhóm các công cụ Lãi suất: Lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản…
Công cụ lãi suất tái chiết khấu được sử dụng dựa trên cơ sở sự tác động của lãi suất tới tỷ giá hối đoái và sự luân chuyển các dòng vốn quốc tế ngắn hạn do sự thay đổi của lợi tức kỳ vọng.
Khi Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất tái chiết khấu, các ngân hàng thương mại sẽ giảm vay vốn từ ngân hàng Trung ương, họ sẽ tăng lãi suất để huy động vốn từ dân cư, nguồn vốn khan hiếm sẽ dẫn đến lãi suất thị trường tăng.
Với cơ chế tác động rất rõ ràng rằng khi lãi suất trong nước tăng, các dòng vốn ngắn hạn được chuyển vào trong nước làm tăng cung ngoại tệ dẫn tới giảm tỷ giá (tăng giá nội tệ) và ngược lại.
Tuy nhiên, công cụ này cũng có giới hạn:
Việc tăng lãi suất bị giới hạn bởi tỷ suất lợi nhuận nên không thể tăng quá mức chịu đựng về tỷ suất lợi nhuận trong quốc gia đó được.
Để có sự thay đổi trong cung cầu ngoài tệ đòi hỏi phải có sự luân chuyển tự do các dòng vốn quốc tế (điều này bị hạn chế ở các nước đang phát triển, nhất là khi chưa có thị trường chứng khoán phát triển)
Công cụ này ngoài việc nhằm tạo tỷ suất lợi nhuận lớn hơn hoặc nhỏ hơn
so với quốc tế còn cần phải nhắc đến cả yếu tố rủi ro (tính an toàn vốn đầu tư). Công cụ này sẽ không thể phát huy tác dụng nếu tính an toàn vốn không có (nhà đầu tư không có lòng tin vào tài sản nội địa, minh chứng là trong trường hợp khủng hoảng kinh tế, mặc dù lãi suất các quốc gia tăng cao nhưng không thể thu hút nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào trong nước đó).
1.2.3.2 Nhóm các công cụ thị trƣờng mở: OMO, FXO, SFXO
Các công cụ thị trường mở điều chỉnh tỷ giá thông qua hoạt động can thiệp trực tiếp lên cung cầu nội tệ và ngoại tệ.
Các công cụ này can thiệp trực tiếp lên cung cầu nội, ngoại tệ nên nó cho kết quả tức thì. Chính phủ có thể can thiệp một cách chủ động và chính xác.
Tuy nhiên, công cụ này cũng có giới hạn là khả năng kinh nghiệm của chính phủ trong việc đánh giá, nhìn nhận mức độ để đưa ra liều lượng can thiệp, thời điểm can thiệp cho phù hợp, đồng thời nó còn bị phụ thuộc bởi mức dự trữ ngoại hối mà chính phủ đó đang nắm giữ.
1.2.3.3 Quỹ bình ổn tỷ giá:
Đây là quỹ mà chính phủ lập nên nhằm thực hiện việc can thiệp vào thị trường mở. Thông thường, quỹ này được hình thành từ phát hành trái phiếu nội tệ để mua ngoại tệ, vàng, hoặc tài sản tài chính khác để dự trữ. Quỹ bình ổn tỷ giá thường được đa dạng về loại hình tài sản và đủ lớn để tạo điều kiện cho chính phủ theo đuổi việc can thiệp vào tỷ giá hối đoái.
1.2.3.4 Nhóm các công cụ Quản lý ngoại hối (kiểm soát ngoại hối):
Đây là nhóm các biện pháp hành chính do chính phủ tạo ra để nhằm tập trung tất cả các nguồn ngoại tệ trôi nổi trên thị trường vào tay chính phủ để thông qua đó điều tiết, phân phối cho các đơn vị theo mức độ ưu tiên và theo mục đích điều tiết tỷ giá hối đoái. Các biện pháp này thường là:
Các quy định về giới hạn sử dụng dự trữ ngoại tệ của các công ty có hoạt
động xuất nhập khẩu và ngân hàng thương mại.
Các quy định về giới hạn chuyển vàng, ngoại tệ ra nước ngoài
Các quy định về hoạt động được phép sử dụng ngoại tệ
Các quy định kiểm soát về vay nợ nước ngoài
Các quy định về thuế và giới hạn ký quỹ của các chi nhánh ngân hàng có
vốn nước ngoài
Các quy định về hệ thống tỷ giá đa phương
Các quy định về các nhà đầu tư nước ngoài, hạn chế nhập khẩu…
…
Nhóm công cụ này được chính phủ áp dụng khi cần thiết để lập lại trạng thái cân bằng nội cho nền kinh tế. Chỉ bằng một công bố trên thị trường, chính phủ có thể ấn định một mức tỷ giá mới cao hơn hoặc thấp hơn mức tỷ giá trước đó. Các chính phủ thường sử dụng biện pháp phá giá tiền tệ để nhằm kích thích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán, nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và giảm nợ nước ngoài.
Tuy nhiên, để thực hiện biện pháp phá giá thành công thì cần các điều kiện như:
Thực hiện phá giá khi đồng nội tệ bị định giá cao làm giảm tính cạnh tranh của xuất khẩu
Tình hình tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế ổn định để khi phá giá không gây sốc cho nền kinh tế
Hội đủ các nguồn lực để phát huy hiệu quả lợi thế của phá giá (có đủ năng
lực sản xuất, xuất khẩu…)
Có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào hoặc có các biện pháp hiệu lực để duy
trì được mức tỷ giá mới sau khi phá giá
Cân nhắc kỹ mức độ phá giá, thời điểm phá giá, các công cụ áp dụng sau
phá giá và giữ bí mật trong quá trình ra quyết định phá giá để tránh hiện tượng đầu cơ.
1.2.3.6 Nhóm các công cụ hỗ trợ khác:
Các công cụ bảo hộ thuế quan: thuế, hạn ngạch và các công cụ bảo hộ khác
có tác động can thiệp điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu, do đó ảnh hưởng tới cung cầu ngoại tệ và ảnh hưởng tới tỷ giá hối đoái.
Các chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu.
Các chính sách hạn chế thâm hụt ngân sách, điều chỉnh cơ cấu tiêu dùng của chính phủ một cách hợp lý.