Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc từ 2001 đến

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (Trang 68)

a) Phản ứng của thế giới đối với chính sách điều hành tỷ giá hối đoái không công bằng của Trung Quốc (2001-2005).

Sự ổn định của tỷ giá giữa đồng Nhân dân tệ với các đồng tiền chủ chốt khác trong giai đoạn trước 2001 đã giúp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc, tạo ra mối đe dọa đến nền sản xuất của Bỉ, EU, Nhật, Hàn Quốc và hàng loạt các quốc gia khác. Theo nhận định của nhiều nhà kinh tế, đây là một trong những căn nguyên gây ra tình trạng giảm phát của hầu hết các nền kinh tế hàng đầu thế giới, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt cán cân thương mại, sự gia tăng của tỷ lệ thất nghiệp ở các quốc gia này.

Sau những đợt phá giá đồng Nhân dân tệ thời kỳ trước khi gia nhập WTO thì hiệu ứng của việc phá giá lên cán cân thương mại và đầu tư nước ngoài của Trung Quốc là rất rõ nét, thể hiện qua diễn biến tích cực trong kết quả một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chính sau:

Bảng 2.9: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản của Trung Quốc từ 2001 – 2006.

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2005 2006

Tốc độ tăng trưởng (%/năm) 7,4 8,0 8,5 10,4 10,7 Lạm phát (%/năm) 0,3 - 0,8 0,8 1,8 4,4 Cán cân thương mại (Triệu USD) 34.017 30.350 10.975 10.200 17.750 Kim ngạch xuất khẩu (Tỷ USD) 297,6 325,5 425,7 792 969 Dự trữ ngoại hối (Tỷ USD) 250 312 405 818,9 1000

Nguồn:Asia Monitor, Business Monitor Internationnal

Thông qua việc định giá thấp đồng Nhân dân tệ, sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trên thị trường quốc tế được cải thiện mạnh, từ đó dẫn đến thặng dư trong cán cân thương mại của Trung Quốc ngày càng tăng. Không những thế, Trung Quốc cũng dần trở thành điểm đến chính của dòng vốn đầu tư quốc tế. Đây chính là thành tựu của Trung Quốc, nhưng quan trọng hơn, thành tựu này lại diễn ra song song với rất nhiều “thất bại” của các quốc gia

khác trong các quan hệ kinh tế quốc tế mà điển hình là Mỹ. Mỹ khẳng định hành vi phá giá nội tệ của Trung Quốc tới 40% giá trị danh nghĩa đã ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế Mỹ thông qua các thông số: năm 2002, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc là 103 tỷ USD (cao nhất trong lịch sử thương mại với Trung Quốc, chiếm 1/4 tổng thâm hụt trong cán cân thương mại của Mỹ năm 2002) và tỷ lệ thất nghiệp 6 tháng đầu năm 2003 là 6,4%; ngoài ra còn đe dọa mạnh tới sự tồn tại và phát triển các nhà sản xuất Mỹ trong các ngành: nông sản, dệt may và đồ gỗ. Một số nước cũng đưa ra quan điểm tương tự như Nhật Bản, Hàn Quốc và EU.

Biểu đồ 2.2: Diễn biến kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ với Trung Quốc từ 1992-2008. Đơn vị tính: triệu USD

Nguồn:

U.S. Census Bureau, Foreign Trade Division, Data Dissemination Branch, Washington, D.C. 20233

http://www.census.gov/foreign-trade/balance/c5700.html#1989

Qua số liệu thống kê cho thấy cán cân xuất nhập khẩu của Mỹ liên tục thâm hụt và thâm hụt với mức độ mạnh, đặc biệt là kể từ năm 2002 trở đi.

Bộ trưởng Tài chính APEC (tại Thái Lan, tháng 9/2003), Bộ trưởng Tài chính Mỹ John W. Snow đã chính thức đề nghị với các nhà lãnh đạo Trung Quốc yêu cầu của Mỹ đòi Trung Quốc nâng giá Nhân dân tệ và áp dụng hệ thống tỷ giá thả nổi thay cho hệ thống tỷ giá neo (gần nhƣ cố định) gắn vào đô la Mỹ.

Tuy nhiên, chính phủ Trung Quốc đã kiên quyết bác bỏ đề nghị này và chỉ nhắc lại tuyên bố tỷ giá đồng Nhân dân tệ đang phản ánh đúng các quan hệ thị trường, hệ thống tỷ giá hối đoái của Trung Quốc là phù hợp với thực tế nền kinh tế đất nước, Trung Quốc sẽ dần tiến đến một hệ thống tỷ giá hối đoái mềm dẻo hơn, nhưng không nêu mốc thời gian cho chuyển đổi này.

Trong khi đó, thông cáo chung của Hội nghị nhấn mạnh "không có một chế

độ tỷ giá hối đoái duy nhất nào phù hợp với mọi nền kinh tế ở mọi lúc" và chỉ

"ghi nhận" quan điểm của Mỹ là một chế độ tỷ giá hối đoái linh hoạt hơn có thể sẽ có ích "trong một số trường hợp".

Như vậy, Mỹ, Trung Quốc, Hội nghị bộ trưởng Tài chính APEC đều có quan điểm riêng về chính sách tỷ giá hối đoái Trung Quốc đang áp dụng.

Nếu như Mỹ có những lập luận cho rằng Trung Quốc bề ngoài thì thông báo là áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết nhưng thực chất là vẫn tìm mọi cách giữ chặt giá trị đồng Nhân dân tệ bất chấp các tín hiệu thị trường thì Trung Quốc lập luận rằng chính sách tỷ giá hối đoái, dù sao vẫn phải nằm trong khuôn khổ chính sách tài chính – tiền tệ từng thời kỳ và nếu có thả nổi tỷ giá thì cũng không thể thực hiện ngay lập tức được được, cần phải hoàn thiện dần dần, phù hợp với trình độ phát triển quản lý của quốc gia. Quan điểm của Hội nghị bộ trưởng tài chính APEC mang nhiều tính ngoại giao vì các quốc gia tham gia hội nghị này đều không muốn làm mất lòng Trung Quốc.

Quan điểm của Luận văn về chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trong thời gian này nhƣ sau:

Thứ nhất, Đồng Nhân dân tệ chưa phản ánh giá trị thực tế của nó.

Luận văn dựa trên quan điểm PPP mẫu tương đối với các giả định tính toán

như sau: Thương mại quốc tế cạnh tranh hoàn hảo, bỏ qua chi phí vận chuyển

hàng hóa quốc tế, không có bảo hộ mậu dịch…và bảng số liệu phân tích sau:

Bảng 2.10: Bảng tính PPP mẫu tƣơng đối xác định tỷ giá đồng Nhân dân tệ so với Đô la Mỹ trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng

giữa hai quốc gia Trung Quốc và Mỹ.

Năm Sn P P* dp dp* PPP S 1989 3.7651 18.3300 4.8300 1990 4.7832 3.0600 5.4000 -15.2700 0.5700 -10.0892 1.2704 1991 5.3234 3.5400 4.2300 0.4800 -1.1700 -9.7059 1.1129 1992 5.5146 6.3400 3.0300 2.8000 -1.2000 -20.0000 1.0359 1993 5.7620 14.5800 2.9500 8.2400 -0.0800 9.0435 1.0449 1994 8.6187 24.2400 2.6100 9.6600 -0.3400 15.1515 1.4958 1995 8.3514 16.9000 2.8100 -7.3400 0.2000 -6.2833 0.9690 1996 8.3142 8.3200 2.9300 -8.5800 0.1200 -7.7679 0.9955 1997 8.2898 2.8100 2.3400 -5.5100 -0.5900 -12.0000 0.9971 1998 8.2790 -0.8400 1.5500 -3.6500 -0.7900 -13.6190 0.9987 1999 8.2783 -1.4100 2.1900 -0.5700 0.6400 -0.7378 0.9999 2000 8.2785 0.2600 3.3800 1.6700 1.1900 0.2192 1.0000 2001 8.2771 0.4600 2.8300 0.2000 -0.5500 1.6667 0.9998 2002 8.2770 -0.7700 1.5900 -1.2300 -1.2400 -0.0417 1.0000 2003 8.2770 1.1600 2.2700 1.9300 0.6800 0.7440 1.0000 2004 8.2768 3.8900 2.6800 2.7300 0.4100 1.6454 1.0000 2005 8.1943 1.8200 3.3900 -2.0700 0.7100 -1.6257 0.9900 2006 7.9734 1.4600 3.2300 -0.3600 -0.1600 -0.2381 0.9730 2007 7.6075 4.7500 2.8500 3.2900 -0.3800 5.9194 0.9541 2008 6.8430 5.9000 3.8000 1.1500 0.9500 0.1026 0.8995

Nguồn số liệu tính toán:

Foreign Exchange Data, Central Bank of China, Republic of China; IMF International Financial Statistics (IFS),

Lưu tại trang http://investintaiwan.nat.gov.tw/en/env/stats/exchange_rates.html.

Sn: tỷ giá hối đoái danh nghĩa RMB/USD.

P, P*: Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc và Mỹ.

dp, dp*: mức thay đổi chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc và Mỹ năm sau so với năm liền trước.

PPP: mức thay đổi tỷ giá hối đoái theo PPP tương ứng với mức thay đổi chỉ số giá tiêu dùng.

S: Mức thay đổi tỷ giá hối đoái theo tỷ giá hối đoái danh nghĩa.

Biểu đồ 2.3: Diễn biến chỉ số tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá theo PPP.

-25 -20 -15 -10 -5 0 5 10 15 20

(Ký hiệu: đường nét liền phản ánh tỷ giá PPP, đường nét đứt phản ánh chỉ

số tỷ giá danh nghĩa (lấy năm 1989 làm mốc))

Nguồn:

Foreign Exchange Data, Central Bank of China, Republic of China; IMF International Financial Statistics (IFS),

Lưu tại trang http://investintaiwan.nat.gov.tw/en/env/stats/exchange_rates.html.

Năm 1989 được lấy làm năm cơ sở tính toán bởi vì tại năm này, PPP mẫu tuyệt đối phù hợp nhất với tỷ giá danh nghĩa của đồng Nhân dân tệ so với Đô la Mỹ (tỷ giá hối đoái phản ngang bằng tỷ số giữa chỉ số giá tiêu dùng của hai quốc gia).

Các tính toán cho thấy mức thay đổi của tỷ giá danh nghĩa không phản ánh đúng với mức thay đổi của tỷ giá theo chỉ số giá tiêu dùng giữa hai quốc gia. Điều đó có nghĩa Trung Quốc đã duy trì mức tỷ giá danh nghĩa luôn cao hơn so với mức tỷ giá dài hạn của mình hay đồng Nhân dân tệ luôn được duy trì

thấp hơn giá trị thực của nó mục đích là để làm cho một đồng Đô la Mỹ đổi

đƣợc nhiều đồng Nhân dân tệ hơn. Khi đó, hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc xuất khẩu sang Hoa Kỳ sẽ có giá bán quy đổi sang Đô la Mỹ thấp hơn (mà đáng lẽ ra phải cao hơn), thể hiện lợi thế cạnh tranh về giá của hàng hóa Trung Quốc.

Thứ hai, Trung Quốc đã không căn cứ vào các tín hiệu thị trường để điều

chỉnh tỷ giá hối đoái.

Theo lý thuyết, nếu tỷ giá hối đoái được thả nổi hoàn toàn, trường hợp một nước có cán cân thanh toán thặng dư hoặc thâm hụt, dẫn đến tăng hoặc giảm dự trữ ngoại tệ, thì cơ chế thị trường sẽ điều tiết để lập lại cân bằng. Một nƣớc có dự trữ ngoại tệ lớn thì đồng tiền quốc gia sẽ có xu hƣớng tăng giá tƣơng đối so với các đồng tiền khác (quy luật cung cầu): cung ngoại tệ tăng, cầu nội tệ sẽ tăng tương ứng. Khi giá nội tệ tăng dần, giá hàng xuất khẩu sẽ tăng (tính bằng ngoại tệ), giá hàng nhập khẩu sẽ giảm (tính bằng nội tệ), nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm, và do đó thặng dư cán cân thanh toán quốc tế sẽ giảm, dòng ngoại tệ thu vào giảm, và dự trữ ngoại tệ sẽ giảm tương ứng. Quá trình này sẽ biến thiên cả hai chiều để cuối cùng tỷ giá hối đoái giao động ổn định xung quanh một "giá trị cân bằng" thực phản ánh cung cầu của thị trường.

Vì vậy, nếu lý thuyết trên đúng, một nước có dự trữ ngoại tệ tăng mạnh và liên tục trong một thời gian dài, trong khi đó tỷ giá hối đoái được giữ ở một mức cố định hoặc bị chặn trong một dải giao động hẹp, thì có thể kết luận tỷ giá hối đoái không phản ánh đƣợc các lực lƣợng thị trƣờng, và quy mô dự

trữ ngoại tệ lớn này là không bình thường. Hàng hoá và dịch vụ của nước này sẽ có khả năng cạnh tranh "không công bằng" nhờ tỷ giá hối đoái được giữ ở mức thấp một cách giả tạo. Trung Quốc đã dùng tỷ giá hối đoái thấp giả tạo để trợ giá cho hàng xuất khẩu của mình.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến dự trữ ngoại hối và tỷ giá hối đoái RMB/USD từ 1989-2007.

0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0 0 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600 1,800

(Đường nét đứt là diễn biến tỷ giá, cột là dự trữ ngoại hối, ĐVT: tỷ USD)

Nguồn:

Foreign Exchange Data, Central Bank of China, Republic of China; IMF International Financial Statistics (IFS),

Lưu tại trang http://investintaiwan.nat.gov.tw/en/env/stats/exchange_rates.html.

Như phân tích lý thuyết, các số liệu thực tế đã chỉ ra rằng, từ những năm 1994 trở đi, trong khi dự trữ ngoại hối liên tục gia tăng thì tỷ giá hối đoái vẫn được duy trì ổn định ở mức 8.2000 do đó, tỷ giá hối đoái của Trung Quốc chưa phản ánh được các tín hiệu của thị trường.

Các nhà kinh tế Mỹ ước tính Trung Quốc định giá đồng Nhân dân tệ thấp hơn mức "thật" từ 15-40% còn theo tính toán của luận văn (căn cứ trên

Bảng.... thì năm 1998, đồng Nhân dân tệ được duy trì ở mức thấp hơn 14.6%

Nếu tính toán đến chỉ số tỷ giá hối đoái thực để khẳng định mạnh mẽ rằng đồng Nhân dân tệ có được ghìm giá để cho hàng hóa Trung Quốc có sức cạnh tranh về mặt giá cả so với Mỹ hay không, luận văn đã tính toán như sau:

Bảng 2.11: Bảng tính chỉ số tỷ giá hối đoái thực của Trung Quốc từ 1994-2008

Năm S P P* s p p* s-real 1994 8.6187 24.2400 2.6100 100 100 100 100 1995 8.3514 16.9000 2.8100 97 70 108 150 1996 8.3142 8.3200 2.9300 96 34 112 316 1997 8.2898 2.8100 2.3400 96 12 90 744 1998 8.2790 -0.8400 1.5500 96 (3) 59 (1,646) 1999 8.2783 -1.4100 2.1900 96 (6) 84 (1,386) 2000 8.2785 0.2600 3.3800 96 1 130 11,597 2001 8.2771 0.4600 2.8300 96 2 108 5,487 2002 8.2770 -0.7700 1.5900 96 (3) 61 (1,842) 2003 8.2770 1.1600 2.2700 96 5 87 1,745 2004 8.2768 3.8900 2.6800 96 16 103 614 2005 8.1943 1.8200 3.3900 95 8 130 1,645 2006 7.9734 1.4600 3.2300 93 6 124 1,901 2007 7.6075 4.7500 2.8500 88 20 109 492 2008 6.8430 5.9000 3.8000 79 24 146 475

Nguồn số liệu tính toán:

Foreign Exchange Data, Central Bank of China, Republic of China; IMF International Financial Statistics (IFS),

Lưu tại trang http://investintaiwan.nat.gov.tw/en/env/stats/exchange_rates.html

Ký hiệu:

S, s, s-real: tỷ giá hối đoái danh nghĩa, chỉ số tỷ giá hối đoái danh nghĩa và chỉ số tỷ giá hối đoái thực.

P, p: Chỉ số giá tiêu dùng danh nghĩa, chỉ số giá tiêu dùng so với năm 1994 của Trung Quốc.

P*, p*: Chỉ số giá tiêu dùng danh nghĩa, chỉ số giá tiêu dùng so với năm 1994 của Mỹ.

Biểu đồ 2.5: Diễn biến chỉ số tỷ giá hối đoái thực RMB/USD từ 1994-2008 (10,000) (5,000) - 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000

(Ký hiệu: đường nét liền phản ánh chỉ số tỷ giá danh nghĩa, đường nét đứt

phản ánh chỉ số tỷ giá thực)

Kết quả tính chỉ số tỷ giá thực (s-real) cho thấy từ sau năm 1999, chỉ số tỷ giá thực đều tăng mạnh, điều đó hàm ý rằng sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc tăng lên so với hàng hóa của Mỹ xét về phương diện giá cả.

Tóm lại, Trung Quốc đã cố ý giữ giá đồng thấp để thúc đẩy xuất khẩu. Ngay từ 1997 khi có khủng hoảng tiền tệ Châu Á, Trung Quốc không phá giá đồng Nhân dân tệ một phần vì trước đó đã điều chỉnh giá xuống thấp đủ để hàng hóa Trung Quốc có sức cạnh tranh trong bối cảnh khủng hoảng, phần khác vì Trung Quốc còn có các chính sách bổ trợ tinh vi khác, như thưởng tỷ giá xuất khẩu, miễn giảm thuế VAT cho hàng xuất khẩu (và lợi thế giá chi phí sản xuất đầu vào rẻ dựa trên giá lao động rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên bằng kỹ thuật thô sơ với chi phí thấp...) để vẫn đạt được các mục tiêu ổn định nền kinh tế, vượt qua cuộc khủng hoảng châu Á.

Phản ứng của thế giới ngày càng gia tăng nhắm vào chính sách điều hành tỷ giá hối đoái của Trung Quốc:

Ngay sau chuyến đi không thành công của ông Snow, một số Thượng nghị sĩ Mỹ đã đưa ra hai Dự luật trình Uỷ ban Tài chính Thượng nghị viện xem xét:

Dự Luật S.1586,với nội dung yêu cầu chính quyền đánh bổ sung 27.5%

thuế nhập khẩu ad valorem (tức tính trên giá trị mặt hàng) vào các hàng hoá nhập khẩu trực tiếp và gián tiếp từ Trung Quốc, nếu như trong vòng 180 ngày Trung Quốc không áp dụng các biện pháp thích hợp để tỷ giá hối đoái "phản ánh đúng" thị trường tiền tệ, tức đáp ứng yêu cầu nâng giá NDT của Mỹ. Dự luật này chỉ đề cập trực tiếp đến Trung Quốc và nêu cụ thể các biện pháp trừng phạt, kể cả mức thuế phạt.

Dự luật S.1592, với tiêu đề chung hơn "Đạo luật bảo đảm tỷ giá tiền tệ

công bằng 2003" (Fair Currency Enforcement Act of 2003), đề cập đến bất kỳ nước nào áp dụng các biện pháp "cố tình điều tiết" tỷ giá hối đoái gây thiệt hại cho Mỹ, trong đó nêu tên 4 nước và vũng lãnh thổ châu Á là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Dự luật này không nêu cụ thể mức thuế trừng phạt (vì nói đến nhiều nước với các mức "hạ thấp giá" đồng tiền quốc gia khác nhau), nhưng cũng yêu cầu chính quyền Mỹ có các biện pháp thích ứng nếu như không đạt được thoả thuận với các nước này để giải quyết một cách hoà bình.

Bên cạnh đó, EU cũng lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ vì đồng euro tăng giá so

Một phần của tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)