yếu
1.2.4.1 Tác động của tỷ giá đến giá trị xuất nhập khẩu
Đối với một quốc gia cụ thể, hoạt động xuất nhập khẩu được thể hiện thông qua cán cân thương mại. Cán cân thương mại (trade balance) là một bản báo cáo thống kê tổng hợp có hệ thống, phản ánh chênh lệch giữa các khoản thu từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (năm, quý, tháng…). Khi thu từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hoá thì cán cân thương mại thặng dư. Ngược lại, khi thu từ xuất khẩu thấp hơn chi cho nhập khẩu hàng hoá thì cán cân thương mại thâm hụt.
a)Tác động của tỷ giá lên giá trị hàng hoá xuất khẩu
Với các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng (E tăng) tức ngoại tệ lên giá còn nội tệ giảm giá, làm cho giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm, kích thích tăng khối lượng xuất khẩu, dẫn đến:
Làm tăng giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
Do giá trị xuất khẩu bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:
X = P.QX (PT 1.10)
Trong đó: P - Giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ.
QX - Khối lượng hàng hoá xuất khẩu.
X - Giá trị hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ.
Rõ ràng là: khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, tức QX
tăng song do P không đổi X tăng.
Hay nói cách khác, tỷ giá tăng (nội tệ giảm giá) làm tăng cầu nội tệ trên thị trường ngoại hối.
Làm cho giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng ngoại tệ có thể tăng, giảm hoặc không đổi
Do giá trị hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:
* X P X Q E ()()() 2 ()()((() (PT 1.11)
Trong đó: P - Giá hàng hoá xuất khẩu tính bằng nội tệ.
QX - Khối lượng hàng hoá xuất khẩu. E - Tỷ giá hối đoái.
X*- Giá trị hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ.
Khi tỷ giá tăng (E tăng), làm cho khối lượng xuất khẩu tăng (QX tăng) và giá trị hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ (X*) sẽ:
Tăng, nếu tốc độ tăng của QX lớn hơn tốc độ tăng của E.
Giảm, nếu tốc độ tăng của QX thấp hơn tốc độ tăng của E.
Không thay đổi, nếu tốc độ tăng của QX bằng tốc độ tăng của E.
Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung ngoại tệ trên thị trường
ngoại hối tăng lên, giảm xuống hay không đổi; và điều này phụ thuộc vào “tính co giãn của giá trị hàng hoá xuất khẩu tính bằng ngoại tệ đối với tỷ giá”.
b)Tác động của tỷ giá lên giá trị hàng hoá nhập khẩu
Với các nhân tố khác không đổi, khi tỷ giá tăng (E tăng), tức ngoại tệ lên giá còn nội tệ giảm giá, làm cho giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ tăng, từ đó hạn chế khối lượng nhập khẩu, dẫn đến:
Làm giảm giá trị hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
Do giá trị hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ được biểu diễn bằng hàm số:
M* = P*.QM (PT 1.12)
Trong đó: P* - Giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
QM - Khối lượng hàng hoá nhập khẩu
M* - Giá trị hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
Rõ ràng là, khi tỷ giá tăng, làm cho khối lượng nhập khẩu giảm, tức QM
giảm và khi QM giảm trong khi P* không đổi dẫn đến M*
giảm.
không đổi
Do giá trị hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ được biểu diễn bằng hàm số:
M = P.QM = P*.E.QM (PT 1.13)
Trong đó: P - Giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ.
E - Tỷ giá hối đoái.
QM - Khối lượng hàng hoá nhập khẩu.
P* - Giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng ngoại tệ.
Khi tỷ giá tăng (tức E tăng), làm cho khối lượng nhập khẩu giảm (tức QM
giảm) và giá trị hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ (M) sẽ:
Tăng, nếu tốc độ tăng của E lớn hơn tốc độ giảm của QM.
Giảm, nếu tốc độ tăng của E thấp hơn tốc độ giảm của QM.
Không thay đổi, nếu tốc độ tăng của E bằng tốc độ giảm của QM.
Như vậy, khi tỷ giá tăng có thể làm cho cung nội tệ trên thị trường ngoại
hối là tăng lên, giảm xuống hay không đổi. Và điều này phụ thuộc vào “tính co giãn của giá trị hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ đối với tỷ giá”.
1.2.4.2 Tác động của chế độ tỷ giá đến hoạt động xuất nhập khẩu
Thực tế đã chứng minh, hiệu quả tác động của tỷ giá lên hoạt động xuất nhập khẩu phụ thuộc chủ yếu vào chế độ tỷ giá được áp dụng. Cụ thể:
a. Đối với chế độ tỷ giá cố định
Nếu như, các nhà điều hành chính sách tỷ giá lựa chọn áp dụng chế độ tỷ giá cố định hay thiên về cố định sẽ có những tác động tích cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Biểu hiện, khi tỷ giá được duy trì ổn định thì nó có thể giảm thiểu được những rủi ro từ giá cả trên thị trường hàng hoá, dịch vụ và do đó ổn định hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần duy trì trạng thái cân bằng tương đối trong cán cân thương mại của một nước. Tuy nhiên, chế độ tỷ giá cố định cũng không cho phép một nước có thể thông qua cơ chế giá làm tăng lợi ích
từ thương mại quốc tế chỉ riêng cho mình. Bên cạnh đó, sự ổn định tuyệt đối về tỷ giá đồng nghĩa với sự trì trệ và làm mất đi cơ hội tăng trưởng nhanh, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển – muốn rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển.
b. Đối với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn
Ngược lại, nếu như, các nhà điều hành chính sách tỷ giá lựa chọn áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn thì sẽ có những tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Bởi lẽ, một khi tỷ giá biến động thường xuyên theo quan hệ cung – cầu trên thị trường ngoại hối, sẽ làm tăng rủi ro về yếu tố giá cả đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Song, do tỷ giá thả nổi lại có khả năng phản ánh được tương quan về lợi ích thương mại luôn luôn thay đổi giữa các nước; vì vậy nó cho phép các quốc gia có thể sử dụng cơ chế giá cả để chuyển dịch trạng thái của cán cân thương mại theo hướng có lợi cho mình.
c. Đối với chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết
Vì chế độ tỷ giá cố định cũng như chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Do đó, việc lựa chọn một chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết – là sự kết hợp của hai chế độ tỷ giá trên, hiển nhiên sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu của một quốc gia.
1.2.4.3 Tác động của chính sách tỷ giá đến tỷ lệ lạm phát và tăng trƣởng kinh tế
Giả sử, do một hay nhiều nhân tố nào đó tác động làm cho tỷ giá tăng lên đồng nghĩa: nội tệ mất giá, ngoại tệ lên giá; giờ đây tất cả các sản phẩm nhập khẩu (bao gồm: các sản phẩm phục vụ sản xuất trong nước, các sản phẩm nhằm mục đích tiêu dùng cuối cùng) đều tăng giá, từ đó gây sức ép gia tăng lạm phát do “chi phí đẩy”. Tuy nhiên, đối với các ngành sản xuất chỉ dựa vào nguồn lực trong nước thì khi tỷ giá tăng lại giúp cải thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế của hàng hoá đó do chính ngành đó sản xuất ra, thông qua
đó khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, tăng sản lượng, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngược lại, khi tỷ giá giảm đồng nghĩa với việc nội tệ lên giá, ngoại tệ giảm giá, kéo theo giá hàng hoá nhập khẩu tính bằng nội tệ giảm. Bởi vậy, để có thể cạnh tranh được với hàng ngoại ở thị trường trong nước, các doanh nghiệp có năng lực buộc phải hạ giá bán, kéo theo mặt bằng giá chung của nền kinh tế giảm theo, từ đó góp phần kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có qui mô nhỏ, năng lực tài chính yếu kém, khó có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh về giá thì phản ứng của họ lúc này là thu hẹp qui mô sản xuất, giảm sản lượng, cắt giảm chi phí mà trước hết là giảm công ăn việc làm, và hạn chế tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Có thể nói, tỷ giá - lạm phát - tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vậy, trong mỗi một thời kỳ kinh tế, các nhà hoạch định và điều hành chính sách tỷ giá cần phải áp dụng các hành vi nâng giá hay giảm giá nội tệ một cách linh hoạt, nhằm duy trì một tỷ lệ lạm phát phù hợp, kích thích tăng trưởng kinh tế.
1.2.4.4 Tác động của chính sách tỷ giá đến đầu tƣ nƣớc ngoài và nợ nƣớc ngoài
Theo khái niệm thông thường, vay nợ nước ngoài được hiểu là tổng số tiền vay nợ (bằng ngoại tệ) mà một quốc gia có trách nhiệm và ràng buộc phải thanh toán cho một quốc gia khác, hoặc các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài. Bởi vậy, khi tỷ giá thay đổi sẽ không làm thay đổi giá trị ngoại tệ của khoản nợ. Vấn đề đặt ra ở đây là: khi tỷ giá thay đổi thì giá trị của khoản nợ qui ra nội tệ thay đổi như thế nào? - Nó cũng có thể tăng lên hoặc giảm xuống. Thật vậy, nếu tỷ giá tăng (ngoại tệ lên giá, nội tệ giảm giá) thì giá trị của khoản nợ qui nội tệ tăng lên, đồng nghĩa với việc chúng ta phải bỏ ra nhiều nội tệ hơn để trả nợ so với khoản vay qui nội tệ ban đầu (chưa tính
lãi). Cho nên, nếu khoản nợ không được sử dụng có hiệu quả thì khi tỷ giá biến động theo hướng tăng lên sẽ làm gia tăng gánh nặng nợ nần của một quốc gia và rất dễ đẩy nền kinh tế rơi vào trình trạng khủng hoảng nợ như đã xảy ra ở các nước đang phát triển: Achentina, Thái Lan…Bên cạnh đó, bất cứ một sự thay đổi nhỏ nào của chính sách tỷ giá cũng sẽ tác động ngay lập tức đến nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể nó sẽ khuyến khích hay hạn chế luồng vốn chạy vào hay chạy ra.
Kết luận chƣơng 1.
Tỷ giá hối đoái là giá một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính trên một đơn vị tiền tệ trong nước. Theo đó, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến xuất nhập khẩu và gián tiếp đến các chỉ số kinh tế cơ bản khác như lạm phát, tăng trưởng kinh tế…Tùy theo từng tiêu chí khác nhau như căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, căn cứ vào cơ chế điều hành chính sách tỷ giá,…, tỷ giá hối đoái được phân thành nhiều loại như tỷ giá mua vào, bán ra; tỷ giá chính thức, tỷ giá chợ đen…
Những yếu tố cơ bản tác động đến tỷ giá hối đoái được phân chia làm các yếu tố dài hạn và các yếu tố ngắn hạn. Các yếu tố dài hạn tác động đến tỷ giá gồm: tương quan lạm phát của các quốc gia, giá cả hàng hóa thế giới, thuế quan, hạn ngạch, năng suất lao động, tâm lý…Các yếu tố ngắn hạn tác động đến tỷ giá gồm: tương quan lãi suất của các quốc gia, những dự tính về tỷ giá hối đoái trong tương lai, những cú sốc về kinh tế, chính trị, xã hội, thiên tai, những can thiệp của chính phủ lên thị trường ngoại hối…
Những yếu tố cơ bản tác động đến chính sách tỷ giá bao gồm việc lựa chọn chế độ tỷ giá hối đoái và việc chính phủ sử dụng các công cụ can thiệp hợp lý nhằm điều chỉnh tỷ giá đạt đến mục tiêu đã đề ra. Theo đó, chế độ tỷ giá có thể được lựa chọn gồm chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ giá thả nổi và chế độ
tỷ giá thả nổi có điều tiết. Sau khi lựa chọn chế độ tỷ giá tối ưu cho nền kinh tế từng thời kỳ, chính phủ thường sử dụng các công cụ như lãi suất tái chiết khấu, quỹ bình ổn tỷ giá, nâng giá, phá giá…để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Kết quả của chính sách tỷ giá hối đoái là những ảnh hưởng, tác động đến các biến số kinh tế chủ yếu của nền kinh tế như: giá trị xuất nhập khẩu, lạm phát và tăng trưởng kinh tế, đến đầu tư nước ngoài và nợ nước ngoài…
Dựa trên cơ sở những vấn đề lý luận chung trong chương này, luận văn sẽ tiến hành phân tích thực tiễn chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc trước và sau khi gia nhập WTO (1979-2008).
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TRƢỚC VÀ SAU KHI GIA NHẬP WTO (1979-2008)
2.1 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA TRUNG QUỐC TRƢỚC KHI GIA NHẬP WTO.
Cải cách chính sách tỷ giá hối đoái ở Trung Quốc là một quá trình thay đổi hoặc xóa bỏ những hạn chế hành chính xung quanh các quyết định về tỷ giá, bao gồm những thay đổi chính sách làm chuyển đổi mức tỷ giá đã xác lập và điều chỉnh tỷ giá đi liền với các bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Kể từ đầu những năm 1980 đến 2008, khi cải cách được đẩy nhanh, nhiều cố gắng của chính phủ Trung Quốc đã được thực hiện để đạt được một tỷ giá hối đoái thực tế và cho phép các chủ thể trong nền kinh tế tiếp cận tự do hơn với ngoại hối trong khuôn khổ một chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết dựa trên những tín hiệu thị trường.