Kể từ năm 1989, công cuộc đổi mới của Việt Nam được xúc tiến toàn diện về mọi mặt song vấn đề cải cách chế độ tỷ giá lại được xem là một trong những khâu đột phá lớn, chiếm giữ vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và mở cửa kinh tế, là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của chiến lược cải cách kinh tế tổng thể.
Ngày 15/3/1989, NHNN ban hành Thông tư số 33/NH – TT (hướng dẫn thi hành Nghị định số 161/HĐBT về quản lý ngoại hối).
Từ tháng 9 đến tháng 11 năm 1991, chính phủ cho thành lập 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ, một tại Thành phố Hồ Chí Minh, một tại Hà Nội. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm giao dịch gồm các thành viên là Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại và các công ty xuất nhập khẩu lớn. Cách thức hoạt động của các Trung tâm giao dịch ngoại tệ là các trung tâm này sẽ họp vào những ngày nhất định trong tháng, tại đó, Ngân hàng Nhà nước căn cứ vào mức giá của phiên họp trước để ấn định tỷ giá chính thức. Các Ngân hàng thương mại sẽ căn cứ vào tỷ giá chính thức này để xác định tỷ giá mua bán trong phạm vi 5%.
Tỷ giá do NHNN công bố được xác định dựa trên cơ sở tổng hợp các yếu tố: tỷ lệ lạm phát, lãi suất, cán cân thanh toán quốc tế, tỷ giá trên thị trường tự do. Việc áp dụng chế độ tỷ giá mới chủ yếu dựa vào quan hệ cung – cầu để xác định tỷ giá. Theo đó, tỷ giá hướng theo chế độ tỷ giá thả nổi có sự điều
tiết của Nhà nước.
Để chuyển mạnh sang cơ chế thị trường, giai đoạn này tỷ giá chính thức VND/USD được điều chỉnh thường xuyên theo sát biến động của thị trường, biên độ dao động khá rộng nên cả tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường tự do biến động mạnh theo xu hướng tăng liên tục mà đỉnh cao là năm 1992 (tỷ giá chính thức: 11.179 VND/USD, tỷ giá thị trường tự do: 11.334 VND/USD).
Biểu đồ 3.1. Diễn biến tỷ giá VND/USD giai đoạn 1989 - 1992
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 1989 1990 1991 1992 V ND/USD TGCT TGTD
Nguồn: ADB (Báo cáo chính thức của chính phủ Việt Nam).
Hàng loạt các nỗ lực can thiệp của Chính phủ trong giai đoạn 1989-1992 đã phát huy hiệu quả, tác động đến các hoạt động kinh tế vĩ mô và làm cơ sở cho sự ổn định của tỷ giá hối đoái giai đoạn 1992-1996.
Trong giai đoạn 1992-1996, bên cạnh những mặt tích cực, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ cũng bộ lộ những mặt hạn chế:
Số lượng các thành viên tham gia thị trường ít, cần phải được mở rộng để đáp ứng sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế.
Thời gian mở cửa giao dịch ít, số lượng giao dịch nhỏ nên không đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng khiến cho các giao dịch ngoại tệ ngầm bên ngoài phát triển.
Trên cơ sở đó, ngày 02/09/1994, Ngân hàng Nhà nước quyết định thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng. Thị trường này bao gồm 24 thành viên là các Ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các nhà xuất nhập khẩu lớn
và các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động liên tục từ 8h sáng đến 15h chiều thông qua các phương tiện giao dịch hiện đại (mạng internet, fax, điện thoại…). Tỷ giá mua bán trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng được hình thành theo phương thức thỏa thuận giá giữa các thành viên, tuân thủ quy luật cung cầu thị trường.
Căn cứ vào tỷ giá xác định trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước lấy tỷ giá đó làm tỷ giá chính thức và xác định biên độ
0.5% cho các hoạt động mua bán ngoại tệ của các thành viên trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Chính nhờ có sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng mà tỷ giá hối đoái phản ánh được quan hệ cung cầu ngoại tệ, khiến cho tỷ giá chính thức biến động sát với tỷ giá hình thành trên thị trường tự do:
Bảng 3.1: Diễn biến tỷ giá hối đoái đồng VND/USD từ 1992-1996
Năm 1992 1993 1994 1995 1996
Tỷ giá chính thức 10720 10841 11003 11009 11027 Tỷ giá tự do 10650 10883 11056 11043 11036 Tốc độ tăng so với 1992 - 101,1 102,6 103,5 102,9
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, http://www.sbv.gov.vn/
Tóm lại, giai đoạn 1989 đến 1996, chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam thể hiện ở một số đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, chế độ tỷ giá hối đoái thiên về cố định và ổn định trong thời
gian dài, tỷ giá chỉ được phép biến động trong biên độ hẹp 0.5% - 5%.
Thứ hai, Chính phủ tạo lập và duy trì một thị trường ngoại hối nhỏ và có
thể kiểm soát (thị trường ngoại tệ liên ngân hàng) chứ không để thị trường ngoại hối được phát triển tự do.
Thứ ba, Các công cụ can thiệp vào tỷ giá trong thời gian này cũng chỉ
dừng lại ở việc công bố các mức tỷ giá và các biên độ giao động (công cụ can thiệp cơ bản, trực tiếp mang tính hành chính) thông qua các mệnh lệnh đối với các thành viên của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.