Cơ sở của việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 70)

HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND, bởi các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng của mình. Nếu luật không quy định cụ thể về thủ tục, trình tự, nhiệm vụ, quyền hạn.... của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng chỉ là hình thức. Điều này đã được chứng minh trong thực tiễn phát triển của luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Luật tổ chức HĐND và UBND đã cụ thể, chi tiết hoá chức năng giám sát của HĐND nên trong thời gian vừa qua đã đem lại nhiều kết quả đáng kể.

Việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động giám sát phải dựa trên các cơ sở sau đây:

Thứ nhất, phải phù hợp định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ hai, phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam và bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn.

Thứ ba, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả cho hoạt động giám sát và phù hợp xu hướng phát triển pháp luật hoạt động giám sát của HĐND.

Thứ tư, tiếp thu có chọn lọc pháp luật về tổ chức bộ máy Nhà nước và hoạt động giám sát của HĐND, kinh nghiệm giám sát của các cơ quan dân cử địa phương.

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 70)