Giám sát của HĐND tỉnh đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 35)

động của các cơ quan tiến hành TTHS ở tỉnh Cà Mau

2.1.1. Giám sát của HĐND tỉnh đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS tiến hành TTHS

2.1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý và tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Cà Mau

Vị trí địa lý: Cà Mau là tỉnh tận cùng phía Nam của nước Việt Nam, nằm ở 8030‟ đến 9033‟ vĩ độ Bắc và 104043‟ đến 105024 kinh độ Đông. Hình dạng Cà Mau giống chữ V, có 3 mặt tiếp giáp với biển. Phía Bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bạc Liêu, phía Đông và Đông Nam giáp với biển Đông, phía Tây gi áp với vịnh Thái Lan. Bờ biển dài 254 km.

Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.201,5 km2. Ngoài vùng đất liền, Cà Mau còn có các đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Bương và hòn Đá Bạc, diện tích các đảo xấp xỉ 5 km2.

Dân số Cà Mau năm 2011 là 1.216 nghìn người, mật độ 230 người/km2

. Có 20 dân tộc khác nhau sinh sống trên địa bàn, trong đó người Kinh chiếm 97,16%, người Kh‟mer chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác.

Địa hình toàn tỉnh thuần nhất là đồng bằng, có nhiều sông rạch. Độ cao bình quân 0,5m so với mặt nước biển. Hàng năm ở vùng mũi Cà mau bồi ra biển trên 50m; bờ biển phía đông từ cửa sông Gành Hào đến vùng cửa sông Rạch Gốc bị xói lở, có nơi mỗi năm trên 20m.

tỉnh. Thành phố Cà Mau là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 370 km về hướng Tây Nam.

Khí hậu ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, chia hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình 26,5 độ C. Thời gian nắng trung bình 2.200 giờ/năm. Lượng mưa trung bình khoảng 2.360mm. Chế độ gió thịnh hành theo mùa. Mùa mưa gió thịnh hành theo hướng Tây – Nam hoặc Tây. Mùa khô gió thịnh hành theo hướng Đông Bắc và Đông. Cà Mau nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt ở hệ thống sông Cửu Long, đồng thời ít bị ảnh hưởng của bão.

2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của HĐND tỉnh Cà Mau

HĐND tỉnh Cà Mau khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 – 2016 có tổng số 54 Đại biểu. Về cơ cấu, HĐND tỉnh gồm đại biểu của các thành phần xã hội, nhưng đa số là cán bộ lãnh đạo từ tỉnh đến huyện.

Cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh như sau:

Thường trực HĐND tỉnh có Chủ tịch (do Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy kiêm nhiệm), Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực HĐND.

Các ban của HĐND gồm Ban Kinh tế ngân sách, Ban Văn hóa xã hội, Ban Pháp chế, Ban Dân tộc. Thành phần các Ban có Trưởng ban, hai Phó Trưởng ban và các thành viên, nhưng chỉ có Trưởng ban là hoạt động chuyên trách.

Ngoài ra là bộ phận giúp việc cho Thường trực và các Ban HĐND tỉnh. Từ cơ cấu trên mà việc phân bổ lực lượng đại biểu chuyên trách rất ít, chỉ có sáu đại biểu. Chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND nói chung, công tác giám sát nói riêng.

2.1.1.3. Vị trí, vai trò, chức năng của HĐND cấp tỉnh

Theo quy định tại Điều 119 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) và Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì vị trí

và tính chất pháp lý của HĐND được quy định như sau: "HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên". Như vậy, HĐND nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng có 2 tính chất pháp lý cơ bản: "là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương""là cơ quan đại biểu của nhân dân ở địa phương".

Là cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương, HĐND cấp tỉnh có chức năng, thẩm quyền và trách nhiệm trong việc quyết định các chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, trong đó có các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

Tính quyền lực Nhà nước còn thể hiện trong phạm vi thẩm quyền được giao, HĐND tỉnh có quyền đơn phương quyết định và quyết định đó có tính bắt buộc thực hiện đối với mọi cơ quan, tổ chức có liên quan trên địa bàn tỉnh. Các nghị quyết của HĐND tỉnh ban hành có tính bắt buộc thực hiện đối với tất cả các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.

Cũng do tính quyền lực Nhà nước của HĐND đã được Hiến pháp và các văn bản luật xác định nên HĐND tỉnh còn thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo Hiến pháp, pháp luật và các nghị quyết của HĐND tỉnh đối với các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, cũng như giám sát hoạt động công tác của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, VKSND cùng cấp (điều 120 Hiến pháp 1992, Điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003).

Là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương, HĐND tỉnh được cử tri trên địa bàn tỉnh bầu ra, trực tiếp đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân theo quy định của Hiến pháp 1992 (tại Điều 121). Do đó, mỗi Đại biểu HĐND tỉnh phải phát huy hiệu quả vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc đại diện cho tiếng nói của cử tri tham gia vào các hoạt động quản lý của Nhà nước trên địa bản tỉnh, phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri và phải có trách nhiệm vận động cử tri nơi ứng cử cũng như nhân dân chấp hành và thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của HĐND.

2.1.1.4. Thực trạng giám sát của HĐND tỉnh đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS trong thời gian qua

1) Hoạt động giám sát thông qua các kỳ họp

Kỳ họp HĐND có một vị trí đặc biệt quan trọng. Bởi vì, thứ nhất, kỳ họp HĐND là nơi tập trung đầy đủ nhất các Đại biểu đại diện cho cử tri. Thứ hai, tại kỳ họp HĐND thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Thứ ba, căn cứ vào các hình thức thực hiện chức năng giám sát, HĐND chủ yếu thực hiện quyền giám sát của mình tại kỳ họp (quy định tại điều 48, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003). Hiện nay, theo Điều 58 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Điều 15 Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, tại kỳ họp, HĐND có những hình thức giám sát sau:

a) Xem xét các báo cáo trình kỳ họp của Viện trưởng VKSND, Chánh án TAND.

Theo quy định, ít nhất mỗi năm hai lần vào kỳ họp giữa năm và cuối năm, thủ trưởng các cơ quan như VKSND, TAND phải báo cáo công tác trước HĐND. Trước khi khai mạc kỳ họp bốn mươi ngày, Thường trực HĐND chủ trì cuộc họp chuẩn bị cho kỳ họp chính thức, trong đó có giao nhiệm vụ chuẩn bị báo cáo đối với VKSND và TAND trình kỳ họp HĐND.

Tại mỗi kỳ họp, HĐND xem xét báo cáo của VKSND và TAND và thường tập trung đánh giá các vấn đề như:

Đối với báo cáo của VKSND:

HĐND tập trung cho ý kiến về đánh giá của VKSND về tình hình tội phạm, trong đó có nhận xét về mức độ phù hợp thực tế trong số liệu thống kê của VKS về từng loại tội phạm; đối chiếu với cùng kỳ trước đó cũng như ý kiến của Viện kiểm sát về nguyên nhân phát sinh, tăng, giảm đối với từng loại tội phạm.

HĐND xem xét ý kiến của Viện kiểm sát trong báo cáo về hai lĩnh vực công tác chính của ngành đó là thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Ở hai lĩnh vực này, trong 05 năm, từ năm 2008 đến năm 2012, VKSND hai cấp đã thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 3.110 vụ án theo thủ tục sơ thẩm, 850 vụ án theo thủ tục phúc thẩm và 75 vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.

Theo các báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND tỉnh qua các kỳ họp thứ 13, 16, 18 (khóa VII, nhiệm kỳ 2004 – 2011) và các kỳ họp thứ 02, 04 (khóa VIII, nhiệm kỳ 2011 - 2016) có một số đánh giá chung về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát tỉnh Cà Mau như sau:

Từ thực trạng giám sát thông qua báo cáo, HĐND tỉnh đã đánh giá VKSND hai hai cấp của tỉnh Cà Mau đã có nhiều cố gắng trong việc triển khai và thực hiện kế hoạch công tác đã đề ra, đạt được những kết quả cao. Số liệu thực tế qua các năm cho thấy về công tác thực hành quyền công tố, năm có kết quả thấp nhất là truy tố đạt 92% về số vụ, 89,6% về số bị can; năm có kết quả cao nhất, đã truy tố đạt 99,7% về số vụ, 99,1% về số bị can.

Mặt khác đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của ngành, phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của địa phương, đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay. VKSND hai cấp đã nắm được tình hình tội

phạm xảy ra, phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra trong việc xử lý kịp thời tin báo, tố giác tội phạm. Việc khởi tố, điều tra, truy tố đều đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng theo quy định của pháp luật; công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa đã có nhiều chuyển biến tích cực, các Kiểm sát viên đã chủ động trong xét hỏi và tranh luận theo tinh thần Nghị quyết 08, 49/NQ – TW của Bộ chính trị.

Việc trả điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng đã được hạn chế, công tác kháng nghị có nhiều chuyển biến tích cực, số lượng kháng nghị được chấp nhận chiếm tỷ lệ cao. Các vi phạm trong hoạt động điều tra, xét xử, tạm giữ, tạm giam, thi hành án và trong việc giải quyết các vụ việc dân sự đã được Viện kiểm sát phát hiện kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu sửa chữa kịp thời. Một số vụ án trọng điểm, phức tạp, được dư luận quan tâm đã được khởi tố, điều tra, truy tố và đưa ra xét xử nhanh góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong tình hình mới.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác của Viện kiểm sát hai cấp cũng còn hạn chế, tồn tại là có trường hợp Viện kiểm sát truy tố nhưng Tòa án xét xử không phạm tội; công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo còn chậm, tỷ lệ giải quyết đơn chưa cao; các báo cáo chưa nêu đầy đủ tình hình chấp hành pháp luật và vi phạm pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp, kể cả các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng như nguyên nhân một số khó khăn, vướng mắc; những tồn tại, hạn chế mà Ban pháp chế nêu ra trong các lần giám sát việc chấp hành pháp luật đối với ngành và các báo cáo hàng năm của Ban Pháp chế chậm được Viện kiểm sát tỉnh khắc phục.

Những hạn chế này, VKSND tỉnh nhìn nhận và kiểm điểm rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc phục trong thời gian tới.

HĐND cũng thường tập trung đánh giá tình hình xét xử nói chung và xét xử các vụ án hình sự nói riêng. Qua việc đánh giá nhận thấy lãnh đạo ngành Tòa án tỉnh Cà Mau cũng thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong việc tự đánh giá về mức độ hoàn thành nhiệm vụ của lực lượng cán bộ, thẩm phán như việc nâng cao chất lượng xét xử án, chất lượng các cuộc tranh tụng tại các phiên tòa, tỷ lệ án bị hủy, bị sửa...

Trong 5 năm, Tòa án hai cấp thụ lý 5.731 vụ án hình sự với 9.794 đối tượng, đã đưa ra giải quyết các hình thức 5.154 vụ án với 8.486 bị cáo, tổng qua 5 năm đạt 89,93%.

Qua công tác thẩm tra các báo cáo của Tòa án trình tại các kỳ họp và ý kiến thảo luận của các Đại biểu HĐND tại diễn đàn các kỳ họp, Hội đồng nhân tỉnh đã đánh giá về hoạt động của Tòa án tỉnh Cà Mau.

Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, ngành Toà án luôn bám sát các yêu cầu nhiệm vụ chính trị, quán triệt sâu sắc các quan điểm, đường lối của Đảng, áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật để giải quyết; luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên toà, đảm bảo cho những người tiến hành tố tụng, tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của họ. Do vậy, trong 5 năm về cơ bản chất lượng giải quyết, xét xử được đảm bảo, hạn chế tình trạng xét xử oan người vô tội và bỏ lọt tội phạm.

Tuy nhiên, hoạt động của ngành Tòa án qua các năm vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: Tình trạng vi phạm các quy định về thời hạn giải quyết án; trong công tác xét xử các vụ án của Toà án hai cấp có tỷ lệ vụ án bị huỷ, chiếm gần 1,5%; vụ án bị sửa, chiếm gần 2%; chậm ban hành quyết định thi hành các bản án có hiệu luật pháp luật; chậm khắc phục những hạn chế, thiếu sót đã được Ban Pháp chế và Đại biểu HĐND đặt ra.

Đây là những mặt hạn chế, thiếu sót đã tồn tại từ nhiều năm qua. Những tồn tại và hạn chế nêu trên, Ủy ban Thẩm phán và Chánh án TAND

tỉnh cần phải rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo để đạt kết quả cao hơn.

Hoạt động giám sát của HĐND đã thực hiện theo cách thức, trình tự được Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 quy định. Cụ thể là: các báo cáo của Viện kiểm sát và TAND được gửi trước ngày khai mạc kỳ họp ít nhất mười ngày cho Thường trực và các Ban HĐND để tiến hành thẩm tra theo quy định. Việc thẩm tra được tiến hành công khai, khách quan với sự có mặt của các cơ quan có văn bản báo cáo trình kỳ họp. Qua đó, tại hội nghị thẩm tra, Thường trực HĐND và các thành viên của các Ban HĐND đặt ra các vấn vấn đề mà báo cáo diễn đạt chưa rõ hoặc các vấn đề có tính bức xúc tại địa phương mà trong báo cáo của VKSND và TAND chưa đề cập. Người đứng đầu hai cơ quan này có trách nhiệm giải trình các nội dung được đặt ra tại hội nghị thẩm tra. Đồng thời các nội dung quan trọng rút ra từ các báo cáo của hai cơ quan này được các Ban HĐND tổng hợp đưa vào báo cáo trình ra kỳ họp chính thức của HĐND.

Các Đại biểu HĐND, trước khi khai mạc kỳ họp HĐND ít nhất là năm ngày được gửi các báo cáo trình kỳ họp, trong đó có báo cáo của VKSND và TAND để nghiên cứu, xem xét. Trên cơ sở nội dung các báo cáo và quá trình nghiên cứu, các Đại biểu HĐND có thể nêu ý kiến và đề nghị Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND báo cáo, giải trình thêm. HĐND, Đại biểu HĐND cũng có quyền yêu cầu Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND báo cáo về những vấn đề khác thuộc chức năng, thẩm quyền của mình khi xét thấy

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)