Hoạt động giám sát của HĐND các cấp trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đã đạt được góp phần đảm bảo cho chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của HĐND được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất thì do nhiều nguyên nhân khác nhau (trong đó có nguyên nhân bắt nguồn từ những quy định pháp luật chưa phù hợp, chưa sát với thực tế) làm cho hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND vẫn còn có những hạn chế nhất định, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước ở địa phương.
hoạt động giám sát của HĐND, vì thế hạn chế tính thống nhất trong việc thực hiện hoạt động giám sát cũng như hiệu quả của hoạt động giám sát. Với sự ra đời của Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, hoạt động giám sát của HĐND từng bước được đề cao. Song các quy định trong luật mới chỉ dừng lại ở những điều khoản rất chung chung, chưa xây dựng được một hành lang pháp lý đủ mạnh tạo điều kiện cho công tác giám sát được tiến hành thống nhất, đảm bảo tính chất của hoạt động giám sát ở tầm vĩ mô, đó là lấy pháp luật, nghị quyết của HĐND làm căn cứ đánh giá tính đúng sai mà không đi sâu chi tiết vào các nghiệp vụ cụ thể như thủ tục, trình tự, các chế tài, biện pháp đảm bảo thực hiện. Pháp luật hiện hành cũng chưa quy định rõ ràng một cơ chế hữu hiệu để giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan, cá nhân có quyền giám sát với cơ quan chịu sự giám sát, mà mới chỉ dừng lại ở việc xác định thẩm quyền giám sát và cơ chế giải quyết các mối liên hệ đó một cách chung chung mà thôi.
Một khi luật giám sát chưa được ban hành thì căn cứ pháp lý để HĐND thực hiện quyền giám sát mới chỉ là luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Vì thế thiếu hẳn đi những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của cơ quan giám sát, cơ quan chịu sự giám sát của HĐND và những chế tài kèm theo. Điều đó tất yếu dẫn đến hiệu lực của những yêu cầu, kiến nghị sau giám sát còn thấp nếu không muôn nói chỉ là lời góp ý.