Quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND về hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 32)

giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực HĐND, UBND, Toà án nhân dân, VKSND cùng cấp; giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dâncủa công dân ở địa phương (điều 1 Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003).

Ngoài ra, tại Chương III, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đã quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi giám sát của HĐND. Quy định này đã đáp ứng về cơ bản các yêu cầu về công tác giám sát của HĐND.

Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 đề cao vai trò của Thường trực HĐND các cấp là cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn. Là cơ sở pháp lý quan trọng để thông qua Thường trực, HĐND thực hiện quyền giám sát thường xuyên của mình đối với Toà án nhân dân và VKSND cùng cấp đảm bảo cho các văn bản pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND được thực hiện một cách nghiêm túc và có hiệu quả.

Theo quy định tại điều 58, HĐND giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS thông qua các hoạt động như xem xét báo cáo công tác của Toà án nhân dân, VKSND cùng cấp; xem xét việc trả lời chất vấn của Viện trưởng VKSND, Chánh án Toà án nhân dân cùng cấp; thành lập Đoàn giám sát khi xét thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 32)