Giám sát của HĐND cấp huyện đối với hoạt động của các cơ quan

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 59)

quan tiến hành TTHS

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy của HĐND cấp huyện của tỉnh Cà Mau

Cũng như HĐND cấp tỉnh, HĐND cấp huyện cũng có vị trí và tính chất pháp lý là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên.

Thực trạng về tổ chức của Hội đồng nhân cấp huyện ở tỉnh Cà Mau hiện nay thường được cơ cấu gồm có khoảng 35 Đại biểu. Trong số các Đại biểu HĐND thì đa số Đại biểu hoạt động kiêm nhiệm, chỉ có 2 hoặc 3 Đại biểu hoạt động chuyên trách, ngay cả chức danh Chủ tịch HĐND thì cũng chỉ hoạt động kiêm nhiệm.

Về cơ cấu Đại biểu, đa phần là các Đại biểu là cán bộ đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, các Đoàn thể chính trị xã hội, có rất ít Đại biểu đại diện cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp.

2.1.2.2. Thực trạng giám sát của HĐND cấp huyện đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS tại tỉnh Cà Mau

(1) Giám sát thông qua các kỳ họp của HĐND

HĐND cấp tỉnh, giám sát các cơ quan tiến hành TTHS thông qua các báo cáo trình kỳ họp và thực hiện quyền chất vấn và trả lời chất vấn.

a) Giám sát bằng hình thức xem xét các báo cáo

Theo quy định tại điều 135 và 140, hiến pháp 1992 thì TAND và VKSND có trách nhiệm báo cáo công tác với HĐND cùng cấp. Cụ thể hóa vấn đề này, quy chế hoạt động của HĐND được Ủy ban Thường vụ Quốc Hội ban hành quy định ít nhất mỗi năm hai lần các cơ quan này có trách nhiệm báo cáo công tác tại kỳ họp của HĐND.

Tại các kỳ họp HĐND, TAND, VKSND thực hiện rất tốt quy định này và hơn nữa các báo cáo mà các cơ quan này trình bày trước HĐND thường có chất lượng đáp ứng yêu cầu. Sau khi có báo cáo, Chánh án TAND huyện và Viện trưởng VKSND huyện có tinh thần cầu thị cao, tiếp thu và giải trình đầy đủ các vấn đề mà các Đại biểu HĐND đặt ra.

Cũng như báo cáo của cấp tỉnh, báo cáo của TAND và VKSND cấp huyện cũng đưa ra những đánh giá về tình hình tội phạm ở cấp huyện, chất lượng giải quyết từng loại án, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp tháo gở khó khăn, vướng mắc...

Với các báo cáo này, đã được gởi trước cho Thường trực và các Ban HĐND và các Đại biểu HĐND nghiên cứu. Quan trọng nhất là các Ban, có bước thẩm tra các báo cáo và thực hiện chức năng phản biện tại diễn đàn kỳ họp. Tuy nhiên, còn lại là các Đại biểu thường ít tập trung thảo luận các báo cáo của TAND và VKSND, nếu có thì cũng chỉ là những ý kiến chung chung, không sâu sắc.

b) Giám sát bằng hình thức chất vấn và trả lời chất vấn

Việc chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp HĐND cấp huyện không sôi nổi như ở kỳ họp của HĐND tỉnh; chất lượng, hiệu quả cũng không cao bằng, đa phần các ý kiến chưa sâu sắc, chưa thật sự mổ sẻ được vấn đề. Lĩnh

vực hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS, tại diễn đàn các kỳ họp thường nhận được rất ít ý kiến chất vấn của Đại biểu HĐND, nếu có thì cũng chỉ như hỏi để biết chứ không thực chất là một ý kiến chất vấn.

Theo đánh giá của Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh Cà Mau, tại mỗi kỳ họp HĐND cấp huyện, thường có 04 đến 05 Đại biểu thực hiện quyền chất vấn, với khoảng 10 nội dung có liên quan. Nội dung chất vấn tập trung nhiều ở lĩnh vực kinh tế - Xã hội ở địa phương. Tùy theo tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi huyện sẽ có nhiều hay ít các ý kiến chất vấn đối với hoạt động TTHS của các cơ quan tiến hành TTHS. Thông thường ở mỗi kỳ họp, Viện trưởng VKSND hay Chánh án TAND nhận được bình quân từ 01 đến 02 nội dung chất vấn có liên quan.

c) Khó khăn, hạn chế trong việc giám sát tại kỳ họp

Công tác thẩm tra các báo cáo của Chánh án TAND và Viện trưởng VKSND cấp huyện mặc dù được duy trì thường xuyên nhưng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế. Việc thẩm tra nhiều lúc còn nặng về hình thức, chưa sâu sắc, chất lượng, hiệu quả không cao, chưa phát huy tốt khả năng phản biện sau thẩm tra.

Chất vấn và trả lời chất vấn thường là những vấn đề mang tính sự vụ cụ thể, có những ý kiến chỉ dừng lại là việc tìm hiểu vấn đề, chưa phản ánh được tính khách quan, các vấn đề lớn, bức xúc mà cử tri quan tâm. Có nhiều Đại biểu qua nhiều kỳ họp không phát biểu ý kiến nói chung và chất vấn nói riêng. Từ đó có thể nói chính những Đại biểu đó chưa hoàn thành nhiệm vụ mà cử tri đã tín nhiệm bầu ra mình.

Nguyên nhân:

Thực tế các Ban HĐND cấp huyện của tỉnh Cà Mau không có nơi nào bố trí thành viên chuyên trách, do vậy trong hoạt động thực tiễn các thành viên của các Ban chủ yếu dành thời gian cho việc thực hiện nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

Trình độ, năng lực Đại biểu chưa ngang tầm so với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, chưa nghiên cứu chuyên sâu hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS, nên mặt nào đó làm ảnh hưởng đến chất lượng hiệu quả công tác giám sát và ngay chính một số Đại biểu cũng chưa đủ tự tin khi tham gia giám sát các cơ quan tiến hành TTHS.

Còn không ít Đại biểu HĐND chưa toàn tâm, toàn ý cho việc thực hiện nhiệm vụ người Đại biểu dân cử.

Mặt khác, do cơ cấu Đại biểu ngay từ đầu nhiệm kỳ, các Đại biểu đa phần là đang công tác tại các cơ quan Nhà nước, các đoàn thể chính trị xã hội nên trong hoạt động giám sát nói chung, việc chất vấn nói riêng còn ngại va chạm, sợ ảnh hưởng đến bản thân sau này mặc dù đó là những vấn đề đang rất bức xúc.

(2).Thành lập đoàn giám sát trực tiếp theo chuyên đề, theo nội dung vụ việc cụ thể.

Việc HĐND cấp huyện thành lập đoàn giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS trong thời gian qua rất ít được quan tâm, hình thức này còn rất mới lạ đối với cấp huyện ở tỉnh Cà Mau. Thông thường, khi tại địa phương có phát sinh sự việc gì bức xúc mà có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tiến hành TTHS thì HĐND ban hành văn bản và yêu cầu ngành có liên quan đó báo cáo, giải trình.

Mặt khác, trong quá trình hoạt động, người tiến hành tố tụng và các cơ quan tiến hành TTHS nếu có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu mà dư luận bức xúc hoặc có đơn yêu cầu của công nhân thì Thường trực HĐND chủ trì, phối hợp với các Ban HĐND và một số ngành có liên quan mời đơn vị đã để xảy ra tình trạng đó đến làm việc và yêu cầu báo cáo, giải trình.

Mặc dù đã được luật định nhưng các huyện, thành phố thuộc tỉnh Cà Mau còn rất hạn chế về việc thành lập các đoàn giám sát các cơ quan tiến

hành TTHS. Theo các báo báo gởi về Thường trực HĐND tỉnh thì có hơn 50% các huyện trong thời gian 05 năm trở lại đây không có thành lập đoàn giám sát hoạt động các cơ quan tiến hành TTHS, nếu có thì chỉ là sự phối hợp với Viện kiểm sát, Ban thường trực Ủy ban mặt trận tổ quốc giám sát công tác tạm giam, tạm giữ tại nhà tạm giữ của Công an huyện.

Các huyện còn lại có thành lập đoàn giám sát nhưng chỉ chủ yếu giám sát đối với TAND về một số vụ án trọng điểm của huyện có tiến độ giải quyết chậm, gây bức xúc trong nhân dân.

Trong thời gian qua hình thức giám sát này của HĐND cấp huyện đã phát sinh những khó khăn, hạn chế nhất định:

Trước tiên phải thừa nhận rằng đại đa số các Đại biểu HĐND với khả năng tiếp cận và hiểu biết nghiệp vụ chuyên môn của các cơ quan tiến hành TTHS chưa đủ để có thể tiến hành một cuộc giám sát có hiệu quả.

Việc giám sát và kết luận giám sát cũng chỉ dừng lại ở chừng mức đánh giá theo sự vụ cụ thể mà chưa thể có những đóng góp về giải pháp, định hướng nhằm cho bản thân các cơ quan tiến hành TTHS nâng cao hiệu quả hoạt động.

Đây không phải là lĩnh vực mới được pháp luật ghi nhận mà đã được Hiến định và luật định trước đó hơn hai mươi năm. Nhưng do ở cấp huyện rất ít triển khai thực hiện nên đôi lúc còn tạo ra sự lúng túng, khó khăn cho Đại biểu khi tiến hành giám sát.

(3). Giám sát thông qua hoạt động của Tổ Đại biểu và cá nhân Đại biểu HĐND.

Theo quy định tại điều 1, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì HĐND thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Toà án nhân dân, VKSND cùng cấp. Chính từ cơ sở quy định này cho thấy pháp luật rất đề cao vai trò giám sát của HĐND. Chủ thể thực hiện vai trò giám sát của HĐND không ai khác hơn chính là những Đại biểu HĐND.

Mặt khác, theo quy định tại điều 41, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 cũng quy định Đại biểu HĐND có quyền chất vấn Chánh án TAND, Viện trưởng VKSND. Việc chất vấn là một trong những hình thức quan trọng của công tác giám sát của HĐND.

Từ hai điều luật trên cho chúng ta thấy rõ tầm quan trong trong việc giám sát của Đại biểu HĐND. Tuy nhiên, mặc dù cơ sơ pháp lý rõ ràng như thế nhưng trong thời gian qua các Đại biểu HĐND cấp huyện rất ít khi tự tổ chức giám sát các cơ quan tiến hành TTHS.

Qua thực tiễn cho thấy các Đại biểu HĐND giám sát đối hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS chỉ bằng các hình thức như đóng góp ý kiến trực tiếp đối với các báo cáo tại các phiên thảo luận và thực hiện quyền chất vấn của mình. Chính từ thực tế này mà trong thời gian qua có những vụ việc cứ để đến kỳ họp mới mang ra giám sát thì bản thân sự vụ đó đã giảm đi tính thời sự của nó hoặc trong quá trình đó đã là ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của Hội đồng nhân dân trong việc giám sát hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự (trên cơ sở các số liệu địa bàn tỉnh Cà Mau) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)