hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS
Giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS cũng được quy định tại các điều từ Điều 51 đến Điều 66, chương VI, Quy chế hoạt động của HĐND được ban hành kèm theo Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11, ngày 02 tháng 5 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội khóa XI. Các điều khoản này quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành chương trình giám sát hàng năm, hàng quí của HĐND, của Thường trực HĐND và các Ban HĐND; thẩm quyền, trình tự, thủ tục tiến hành giám sát của Thường trực HĐND, các Ban HĐND và các Đại biểu HĐND đối với UBND, TAND và VKSND cùng cấp; các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân địa phương trong việc thực hiện các nghị quyết của HĐND và việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật.
Như vậy, giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng đã được Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác quy định một cách hệ thống về quy trình, thủ tục, nhiệm vụ, hình thức, đối tượng và nội dung giám sát.
Cơ quan tiến hành tố tụng là đối tượng giám sát gồm cơ quan điều tra, VKSND, TAND.
Hoạt động TTHS bị giám sát bao gồm hoạt động điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự, công tác thi hành án hình sự.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN
TIẾN HÀNH TỐ TỤNG HÌNH SỰ TẠI TỈNH CÀ MAU
2.1. Tình hình chung về thực tiễn giám sát của HĐND đối với hoạt động của các cơ quan tiến hành TTHS ở tỉnh Cà Mau