chất lượng sản phẩm hiệu quả.
Theo định nghĩa, kiểm tra chất lượng là hoạt động như đo, xem xét, thử nghiệm, định cỡ một hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính. Như vậy kiểm tra chỉ là một sự phân loại sản phẩm đã được chế tạo.
Kiểm soát chất lượng là các hoạt động và kỹ thuật mang tính tác nghiệp được sử dụng để đáp ứng các yêu cầu chất lượng.
Để kiểm soát được chất lượng công ty phải kiểm soát được mọi yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng. Việc kiểm soát này nhằm ngăn ngừa sản xuất ra sản phẩm khuyết tật.
Kiểm soát chất lượng là kiểm soát các yếu tố sau đây: con người; phương pháp và quá trình; đầu vào; thiết bị; môi trường.
105
Kiểm soát chất lượng ra đời tại Mỹ, nhưng phương pháp này chỉ được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực quân sự và không được các công ty Mỹ áp dụng sau chiến tranh. Tuy nhiên, chính ở Nhật Bản, kiểm soát chất lượng mới được áp dụng và phát triển, đã được hấp thụ vào chính nền văn hóa của họ, tự bản thân họ đã cải biến nó để phù hợp với văn hoá của Nhật Bản. Cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973, khiến nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, Nhật Bản cũng nằm trong vòng xoáy đó nhưng họ đã phục hồi nhanh hơn các nước khác nhờ việc ứng dụng các phương pháp và công cụ quản lý chất lượng sản phẩm và doanh nghiệp hiệu quả mà đã từng giúp họ có được lợi thế trong cuộc cạnh tranh với các nước có nền công nghiệp ô tô lớn của thế giới vốn có lợi thế về công nghệ nguồn, vốn. Trong báo cáo điều tra “Xây dựng và tăng cường ngành công nghiệp phụ trợ tại Việt Nam”, ngài Kyosiro Ichikawa-Tư vấn đầu tư cao cấp của Nhật Bản đã chỉ ra rằng: hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chỉ coi việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là trách nhiệm với người sử dụng sản phẩm của họ khi những sai sót của sản phẩm được phát hiện. Về pháp lý về quản lý chất lượng sản phẩm do cơ quan Tiêu chuẩn và Chất lượng (STAMEQ) thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành. Doanh nghiệp trong nước chưa nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm.
Quản lý và kiểm soát chất lượng phải được xem là công việc thường xuyên liên tục của bản thân mỗi doanh nghiệp, là yếu tố sống còn đối với một thương hiệu. Cơ quan quản lý nhà nước chỉ là bên hỗ trợ các biện pháp dài hạn.
Bên cạnh công tác quản lý chất lượng sản phẩm, một vấn đề cần được quan tâm nữa đó là các phương pháp quản lý doanh nghiệp sao cho hiệu quả, nhất là quản lý chi phí. Tại hầu hết các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Việt Nam, việc ứng dụng các công cụ, phương pháp quản lý trong sản xuất còn thiếu và yếu, nếu không muốn nói là một vùng trắng. Điều này xuất hiện ở cả những doanh nghiệp đang hoạt động trong các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế.
Để giải quyết được các tồn tại nêu trên, thiết nghĩ doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm, đầu tư nhiều hơn vào việc nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý sản xuất, cũng như cho cán bộ nghiệp vụ liên quan, và bản thân các giám đốc doanh nghiệp cũng cần đánh giá và nhìn nhận lại vai trò, vị trí của bộ máy sản xuất trong doanh nghiệp. Cần trang bị và hỗ trợ cho cán bộ quản lý ứng dụng những phương pháp quản lý phù hợp với tình trạng, trình độ, năng lực của doanh nghiệp. Năng lực của cán bộ quản lý có được nâng lên, doanh nghiệp sẽ sản xuất hiệu quả hơn, có nghĩa là sẽ đạt lợi thế cạnh tranh tốt hơn.
106